Vừa khốn nạn vừa ngu, đầu độc làm hỏng bao thế hệ sinh
viên
Đúng là nói nhiều quá thành nói dại. Không nói ra thì đâu ai có
biết là vừa khốn nạn vừa ngu, nói nhiều quá thành nói dại, lộ ra hết cái bản
chất chẳng ra gì nếu không muốn nói nặng là vừa khốn nạn lại vừa ngu.
Ông giáo sư tiến sĩ Lê Thẩm Dương này và rất rất nhiều quan chức
của cộng sản là những người như thế. Không nói ra thì chẳng ai biết là ngu, mở
mồm ra là thiên hạ nhận ra được ngay cái bản chất vừa khốn nạn vừa ngu. Ông ta
dạy các học trò của ông ta rằng “Bạn cảm thấy mình có đạo đức là do bạn chưa có
cơ hội làm sai mà thôi”. Ông ta đã nói ra cái bản chất đạo đức của mình và dạy
các học trò của ông ta về tấm gương đạo đức và lẽ sống, cách sống, kinh nghiệm
sống ở đời, ở trong xã hội này của ông ta cho các học trò của ông ta học tập
ông ta.
Ông ta nói rằng “bạn cảm thấy mình có đạo đức là do bạn chưa có
cơ hội để làm sai mà thôi”. Điều đó có nghĩa là khi có cơ hội thì nhất định bạn
sẽ làm sai, sẽ không có đạo đức, bạn sẽ trở thành kẻ khốn nạn vô lương tâm vô
đạo đức mà thôi. Thầy dạy học trò hay quá các bạn ạ.
Ông giáo sư, tiến sĩ Lê Thẩm Dương này đã có thâm niên dạy ở
trường ngân hàng mấy chục năm nay, số học, sinh sinh viên mà ông đã từng dạy
lên đến hàng chục, hàng trăm ngàn sinh viên chứ không ít và nhiều học trò của
ông ta đã là những quan chức có địa vị, có quyền lực trong xã hội.
Ông ta là một giáo viên nổi tiếng của trường ngân hàng từ mấy
chục năm nay, về trình độ chuyên môn thì không biết và cũng không phải là cái
mà tôi đề cập đến ở bài viết này. Nhưng nói về mặt vừa làm nghề giáo viên vừa
biết làm ăn, kinh doanh, mánh mung đủ kiểu, lợi dụng đủ thứ các mối quan hệ xã
hội với đám học trò làm quan chức để làm giầu và rất giàu có thì ông này là số
1, rất nổi tiếng. Cũng chính vì vậy mà tầm ảnh hưởng của ông ta đối với các học
trò là rất lớn, rất nhiều học trò tôn sùng ông và chúng sẽ nuốt từng lời ông
dậy về kinh nghiệm sống của ông ta, về cách ông mánh mung và cách ông chớp thời
cơ khi có cơ hội để kiếm tiền bất chấp việc kiếm tiền đó có vô đạo đức, có khốn
nạn, vô lương tâm hay không, miễn là có cơ hội thì phải kiếm tiền bằng mọi
cách. Càng những sinh viên xuất thân từ đói nghèo, từ tầng lớp bần nông, cố
nông ở nông thôn ra, những sinh viên là con những gia đình nghèo khổ ở thành
thị thì càng muốn học tập tấm gương làm giầu của ông. Ông gieo rắc vào biết bao
thế hệ sinh viên cái tư tưởng, cái quan niệm, cái đầu óc làm giầu bằng mọi
cách, mọi thủ đoạn một khi có cơ hội, bất chấp đạo đức, bất chấp luân thường
đạo lý.
Chế độ cộng sản đã đào tạo ra những giáo viên, những giáo sư đại
học như vậy và quay lại những giáo viên, giáo sư này lại đào tạo ra những thế
hệ học sinh, sinh viên có tấm gương đạo đức như ông ta, như những gì đảng đã
dậy, đã đào tạo ra ông ta.
Nhiều thế hệ học trò của ông ta nay đã là những giám đốc, những
cán bộ có chức có quyền trong hệ thống chính quyền và trong các doanh nghiệp
nhà nước của đảng Cộng sản.
Ông ta và cái quan niệm sống của ông ta cũng chỉ là một cái gì
đó rất phổ biến trong giáo viên, giáo sư, trong hệ thống giáo dục, hệ thống đại
học dưới chế độ cộng sản. Nó cũng không phải là trường hợp cá biệt gì đối với
riêng trường ngân hàng mà nó là sự phổ biến trong toàn bộ hệ thống giáo dục, hệ
thống đại học dưới chế độ cộng sản, trong đó có cả cái trường đảng cao cấp
Nguyễn Ái Quốc. Càng những trường có nhiều cán bộ cao cấp của đảng đi học như
trường đảng, cao cấp chính trị Nguyễn Ái Quốc thì tư tưởng, quan niệm và cách
sống như thế còn phổ biến hơn. Một môi trường và hệ thống giáo dục dưới chế độ
cộng sản như vậy bảo sao mà dưới chế độ cộng sản nạn tham ô, tham nhũng của
những cán bộ chính quyền, những đảng viên Cộng sản nó không phổ biến và vô cùng
khốn nạn như vậy.
Chỉ có dưới chế độ cộng sản người ta mới tìm đủ mọi cách để chui
vào đảng, vì chỉ có cách đó họ mới có cơ hội thăng quan, tiến chức, mới có
quyền hành và từ có quyền mới có cơ hội để kiếm được thật nhiều những đồng tiền
bẩn, những đồng tiền bất chính, bất lương, và bất minh dưới đủ các hình thức
tham ô tham nhũng, về kinh tế và về quyền lực, kể cả đi ăn cướp dưới đủ loại
hình thức, đủ loại chiêu trò, thủ đoạn.
Có lẽ ông tiến sĩ Lê Thẩm Dương này đã nhầm, đúng là nói nhiều
quá, hoá nói dại, nói ngu. Bản chất khốn nạn không biết dấu mà lại còn khoe ra
đúng là vừa khốn nạn, vừa dại, lại vừa ngu. Có lẽ về vấn đề này ông tiến sĩ
thua xa Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân, những người
này họ luôn miệng nói về những điều tốt đẹp, đạo đức chứ không ai dại gì nói ra
hay lại đi khoe về cái bản chất khốn nạn của mình như ông tiến sĩ này. Ị xong
thì đậy cái nắp bô lại chứ không ai lại đi mở tung ra như thế cả ông tiến sỹ ạ.
Ông phải hiểu rằng, người có đạo đức, được sinh ra trong một gia
đình có truyền thống giáo dục gia đình tốt sẽ biết phân biệt thế nào là tốt,
thế nào là xấu. Truyền thống tốt đẹp của gia đình sẽ là lá chắn, là thứ kháng
sinh nội sinh để người ta có sức đề kháng, tránh được những cám dỗ không tốt
của xã hội, của đồng tiền, của những ham muốn tầm thường…, biết ngưng lại và
tránh xa khi cảm thấy hành vi đó là phi đạo đức, không phù hợp với luân thường,
đạo lý. Còn những kẻ không có truyền thống giáo dục gia đình tốt sẽ rất dễ bị
xa ngã trước những cám dỗ của xã hội và nhiều khi họ còn không phân biệt được
thế nào là tốt, thế nào là xấu. Họ không hiểu được những điều gì tuyệt đối
không được làm và không nên làm vì nếu không sẽ làm ảnh hưởng tới truyền thống
của gia đình, làm xấu hổ cả gia đình, dòng họ, dòng tộc của họ.
Những người cộng sản phần lớn xuất thân từ bần nông, cố nông,
công nhân, không được học hành, thiếu giáo dục lại sinh ra trong những gia đình
nghèo hèn, địa vị xã hội thấp kém, không có truyền thống giáo dục gia đình tốt
nên họ rất dễ bị xa nghĩa trước những cám giỗ xấu xa, bẩn thỉu trong xã hội,
nhất là cái xã hội đã quá xuống cấp về đạo đức dưới chế độ cai trị độc quyền,
độc tài cộng sản. Bảo sao mà đạo đức xã hội không càng ngày càng xuống cấp và
nạn tham ô tham nhũng và nạn ăn cướp càng ngày càng lộng hành và trắng trợn
dưới chế độ cai trị độc tài này của cộng sản.
Nguyễn Thắng Lợi/ Facebook
No comments:
Post a Comment