Monday, July 2, 2018

MỘT SỐ ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA FACEBOOK VÀ MINDS


MỘT SỐ ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA FACEBOOK VÀ MINDS
---- Fb. Mạnh Kim ----- –
Ký hiệu like (Minds gọi là “vote up”) không hiển thị danh sách những người like mà nằm ở chỗ “Notifications” – Nút “Notifications” – hình cái chuông – cho thấy nhiều thứ, từ những người tag bạn, những bình luận, những người follow bạn, những người vote up (like) hoặc vote down (dislike) bài viết của bạn, đến những người chia sẻ bài viết của bạn – Nút share ở Minds gọi là “remind” (hình hai mũi tên ngược chiều) – Bài trên Minds sau khi post xong vẫn có thể edit hoặc xóa tùy ý – Minds cho phép block – “Channels” hiển thị danh sách người có lượng người theo dõi nhiều nhất – “Subscriptions” là danh sách những người mà bạn follow – “Subscribers” là danh sách những người follow bạn – Việc “kết bạn” trên Minds đơn giản hơn Facebook. Chỉ cần “subscribe” để theo dõi hoặc “unsubscribe” nếu không còn thích – Bài đầu tiên hiển thị trên Newsfeed luôn là một bài từ người nào đó lạ hoắc (nước ngoài), sau đó mới đến những người mà bạn follow – Khi load xem một bài mà gặp hiển thị mờ nhoẹt thì click vào chỗ bị xóa trắng, thường nằm ở tít bài (đưa chuột vào sẽ hiện chữ “mature content), sẽ xem được tức thì – Minds hay hơn Facebook ở chỗ có hiển thị số người xem (dù họ không like). Kỹ thuật này là cần thiết vì giúp biết được có bao nhiêu người đọc hoặc quan tâm bài viết của bạn – Bài viết cũ có thể đẩy lên đầu trang bằng cách nhấn vào “pin” mà chẳng cần thay đổi ngày tháng update – Muốn khóa trang, vào Settings, chọn “Deactivate Channel”; muốn mở lại, vào “Log In” Một cách tổng quát, tính tương tác trên Minds chưa bằng Facebook nhưng nó đáp ứng đầy đủ các yếu tố căn bản của một trang mạng xã hội, nơi người ta có thể bày tỏ và chia sẻ tự do. Sử dụng Minds ở thời điểm này không hẳn là một cuộc tẩy chay Facebook nhưng càng có nhiều người sử dụng Minds và kêu gọi sử dụng Minds thì thế độc quyền của Facebook càng suy giảm. Không dễ gì có được “bằng chứng” cho thấy Facebook đi đêm với nhà cầm quyền nếu điều đó có thật nhưng việc hàng loạt trang “phản động” bị khóa một cách khó hiểu từ sau sự kiện biểu tình 10-6-2018, trong đó có trang “Nhật ký yêu nước”, thì nghi vấn về một sự thỏa hiệp không thể không đặt ra. Chẳng có cái bẫy nào ở đây khi cộng đồng bắt đầu có thêm một kênh mạng xã hội để bày tỏ, cùng lúc với Facebook hoặc thậm chí không Facebook. Việc tận dụng trang xã hội như thế nào, như một kênh truyền thông “đối lập” với các kênh nhà nước, mới là điều cần quan tâm, chứ không phải dùng trang này hoặc trang kia. Không nhất thiết từ bỏ Facebook nhưng không nên từ bỏ quyền biểu đạt; cũng như quyền của người sử dụng trong việc yêu cầu Facebook không “bán đứng” chính những người đã gián tiếp giúp Facebook tạo dựng nên một đế chế truyền thông khổng lồ./.


No comments:

Post a Comment