Lá
thư ngỏ bị gỡ bỏ và Luật An Ninh Mạng
Hòa Ái, RFA
2018-07-02
2018-07-02
Áp phích Phản đối Luật
An Ninh Mạng
Nữ sinh viên tốt
nghiệp ngành luật-Trương Thị Hà viết tâm thư gửi đến Phó Hiệu trưởng Đại học
Khoa học-Xã hội-Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, trường đại học mà nữ sinh viên
này đang theo học văn bằng thứ hai, để bày tỏ nỗi thất vọng vì đại diện nhà
trường đã không bảo vệ bạn trong vụ việc bạn cùng khoảng 300 người khác bị bắt
giữ và đánh đập ở Công viên Tào Đàn, Sài Gòn trong ngày 17/06 vừa qua.
Lá “thư ngỏ” vừa nêu
được đăng tải trên tài khoản Facebook cá nhân Trương Thị Hà vào ngày 29/06 đặc
biệt gây chú ý trong cộng đồng mạng và đã bị Facebook gỡ bỏ sau vài mươi phút
đăng tải. Hòa Ái ghi nhận những ý kiến xoay quanh vấn đề này.
Sự tin cậy vô vọng
Sinh viên Trương Thị
Hà, đang học tại khoa ngôn ngữ Anh, trường Đại học Khoa học-Xã hội-Nhân văn
thành phố Hồ Chi Minh, trong “thư ngỏ” gửi đến thầy Phạm Tấn Hạ, Phó Hiệu
trưởng của trường mong muốn được thầy trả lời cho những thắc mắc vì sao thầy im
lặng, không lên tiếng bảo vệ lúc bạn Hà bị công an đánh và bị thóa mạ với những
lời lẽ dung tục cũng như đã nói rằng “Thầy không biết về luật” khi bạn Hà nhờ
thầy giúp liên lạc với luật sư và vì sao thầy ký vào biên bản do công an soạn
sẵn.
Bạn trẻ Trương Thị Hà
chia sẻ trong bức tâm thư gửi đến thầy Hiệu phó Phạm Tấn Hạ rằng cảm thấy cô
đơn và bị bỏ rơi khi thầy quay lưng đi, và hy vọng được thầy hồi âm để nghe
tiếng nói thật lòng của thầy rằng thầy đã không thể giúp được vì sự có mặt của
công an.
Điều đó có nghĩa là họ
chỉ làm vai trò của một người thầy, chứ không phải vai trò của một người công
dân. Nhưng, theo tôi trước khi làm người thầy, thì người thầy đó phải làm công
dân đã.
-GS. Phạm Minh Hoàng
-GS. Phạm Minh Hoàng
Lá “thư ngỏ” được sinh
viên Trương Thị Hà đăng tải trên mạng xã hội Facebook, nhận được 3000 lượt
share trong vài mươi phút và đã bị gỡ sau đó. Tuy nhiên cộng đồng cư dân mạng
tiếp tục lan tỏa lá thư ngỏ này với nhiều ý kiến khác nhau.
Đài RFA ghi nhận đa số
ý kiến của dư luận mạng xã hội chỉ trích hành động của Phó Hiệu trưởng Phạm Tấn
Hạ, mà họ cho là vô trách nhiệm, hành vi thiếu văn minh, văn hóa và cư xử ích
kỷ vì sợ bị liên lụy và mất chức quyền. Rất nhiều người lên tiếng rằng người
bạn trẻ sinh viên Trương Thị Hà đã đặt niềm tin sai chỗ.
Giáo sư Phạm Minh
Hoàng, người từng giảng dạy tại Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh và bị
án tù vì những hoạt động cổ súy cho tự do dân chủ tại Việt Nam, đã bị trục xuất
về Pháp hồi tháng 6 năm 2017, đăng tải lá thư gửi đến sinh viên Trương Thị Hà,
rằng ông đồng cảm với chia sẻ của người bạn trẻ này. Trong thư ông viết “Tôi
nghĩ xác suất gặp một người công an cư xử đúng mực coi ra còn nhiều hơn một
người thầy dám bảo bọc (chưa nói là bảo vệ) cho sinh viên của mình” và vì thế,
sự trông mong của bạn Hà vào thầy Phạm Tấn Hạ trong bối cảnh đó là không đúng
chỗ. Từ Paris, Giáo sư Phạm Minh Hoàng nói với RFA vào hôm mùng 2 tháng 7:
“Tôi nghĩ đặt niềm tin
vào các thầy cô thì niềm tin đó đặt sai chỗ. Tại sao tôi bi quan như thế? Tại
vì, tôi thấy phần lớn những người thầy, tạm gọi là họ chỉ nghĩ thuần về giáo
dục. Họ đến trường, đến lớp, chia sẻ và dạy dỗ các em về vấn đề giáo dục thôi.
Và họ coi như thế là xong rồi. Điều đó có nghĩa là họ chỉ làm vai trò của một
người thầy, chứ không phải vai trò của một người công dân. Nhưng, theo tôi
trước khi làm người thầy, thì người thầy đó phải làm công dân đã.”
Trách nhiệm người thầy
Theo Giáo sư Phạm Minh
Hoàng, một người công dân thì cần có tấm lòng yêu nước và có tinh thần bảo vệ
đất nước; còn đối với vai trò của người thầy thì ông cho rằng còn phải có trách
nhiệm truyền đạt và ủng hộ học trò của mình tinh thần yêu nước đó, bởi vì thanh
niên là rường cột của quốc gia. Do đó, Giáo sư Phạm Minh Hoàng nói rằng ông
không chấp nhận cách thức cư xử của thầy Phạm Tấn Hạ, ký vào biên bản của công
an, có nghĩa là đồng ý với các kết luận của họ; thay vì thầy Hạ nên nói với
công an rằng biểu tình là quyền được hiến định và sẽ dạy dỗ, bảo ban sinh viên
của trường làm những điều Hiến pháp và pháp luật cho phép.
Trương Thị
Hà Courtesy of Citizen
Tuy nhiên, Giáo sư
Phạm Minh Hoàng nhấn mạnh trong thời gian giảng dạy 10 năm tại trường Đại học
Bách khoa thành phố Hồ Chính Minh, ông có thể khẳng khái để nói rằng hầu hết
giảng viên của trường không ai dám lên tiếng phản biện những vấn đề liên quan
xã hội-chính trị vì lo ngại về cái sổ hưu cũng như con đường quan lộ của họ.
Thực tế gây tranh cãi
Đồng quan điểm với
Giáo sư Phạm Minh Hoàng, một số ý kiến trên mạng xã hội cũng bày tỏ sự cảm
thông với thầy Phạm Tấn Hạ. Một bạn trẻ lên tiếng:
“Thực tế là em thông
cảm, tại vì họ còn gia đình. Một người có gia đình, có con cái, công ăn việc
làm…thì họ coi như là chấp nhận chịu hèn để bảo vệ gia đình họ. Nếu người thầy
đặt trường hợp bênh vực cho bạn Hà, thì em nghĩ chắc chắn người thầy này sẽ bị
mất việc. Em nghĩ trong lòng họ cũng đau đớn lắm, vì chén cơm mà họ im lặng.”
Facebooker Lê Tuấn Huy
viết trên trang Facebook của mình rằng về mặt cá nhân liên quan đến trách vụ,
theo ông biết thầy Phạm Tấn Hạ vẫn sẵn lòng giúp đỡ sinh viên một cách vô vụ
lợi, khi có vấn đề. Facebooker Lê Tuấn Huy đặt giả định nếu thầy Phạm Tấn Hạ
không im lặng mà phản ứng lại trong vụ việc sinh viên Trương Thị Hà bị bắt ở
Công viên Tao Đàn, hôm 17/6 thì ông tin rằng chẳng giúp được gì, mà có thể có
nhiều khả năng chính bạn Hà sẽ nhận lãnh nhiều hơn, qua lập luận công an sẽ
“giận cá chém thớt”.
Trong khi nhiều ý kiến
trái chiều xoay quanh Phó Hiệu trưởng Đại học Khoa học-Xã hội-Nhân văn thành
phố Hồ Chí Minh, có người chỉ trích, có người biện minh thì cư dân mạng có cùng
thắc mắc vì sao lá “thư ngỏ” của Facebooker Trương Thị Hà bị gỡ bỏ sau một thời
gian ngắn đăng tải? Nhiều người đặt câu hỏi phải chăng Luật An ninh mạng vừa
được Quốc Hội thông qua ngày 12/6 và lập tức có hiệu lực ngay tức khắc, không
cần đợi đến đầu năm 2019 như đã thông báo, nhằm dập tắt những tiếng nói bày tỏ
quan điểm cá nhân mà bất lợi cho Nhà nước.
Thực tế cho thấy không
giống như lời khẳng định của Cục trưởng Cục An ninh mạng, ông Hoàng Phước Thuận
nói rằng Luật An ninh mạng không hạn chế các quyền tự do dân chủ của người dân
và mọi hoạt động của người dân được nhà nước bảo hộ.
No comments:
Post a Comment