Phiên tòa 'bắt cóc
Trịnh Xuân Thanh' nêu nhiều tình tiết mới
·
2 giờ trước
Phiên xử bị cáo Long N. H, nghi phạm tham gia vụ 'bắt cóc Trịnh
Xuân Thanh' tiếp tục diễn ra tại Tòa thượng thẩm ở Berlin trong ngày 7 và
8/5/2018.
Từ ngày đầu tiên khai mạc phiên tòa tới nay, 24/4/2018, công
chúng đã liên tiếp được biết đến những tình tiết mới, bất ngờ được đưa ra từ cả
trong và ngoài tòa.
Xem Thêm
Vụ việc nay đã lan sang cả một quốc gia nữa trong khối EU là
Slovakia, nơi mà truyền thông Đức cho rằng đã đóng một vai trò nhất định trong
vụ bắt cóc.
Danh tính các quan chức Việt Nam được báo chí Đức và Slovakia
nhắc tới nay gồm cả Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Trung tướng Đường Minh Hưng,
Phó Tổng cục trưởng An ninh.
Phái đoàn của ông Tô Lâm trong chuyến công tác tới Slovakia hồi
cuối tháng 7/2017 đã được giới chức nước này cho mượn phi cơ chính phủ để di
chuyển từ Prague tới Bratislava và sau đó là tới Moscow.
Chuyến bay này bị nghi ngờ là được dùng để che giấu vụ bắt cóc.
ữa ông với Thủ tướng Đức,
Angela Merkel
Tướng Đường Minh Hưng, người bị nêu trong cáo trạng của phiên
tòa đang xử tại Berlin như một nghi phạm chủ chốt, đã có mặt trong phái đoàn
của ông Tô Lâm tới Slovakia.
Xem Thêm:
Trước giờ tòa Berlin tiếp tục phiên xử, luật sư Petra
Schalagenhauf đại diện cho người bị hại, ông Trịnh Xuân Thanh, đã dành cho BBC
một cuộc phỏng vấn.
'Trịnh Xuân Thanh không bị điều
tra về hoạt động rửa tiền'
Luật sư Schalagenhauf: Phiên tòa
đang diễn ra tại Berlin liên quan đến vụ một người Việt Nam là ông Trịnh Xuân
Thanh đã bị bắt cóc trên lãnh thổ Đức và đưa về nước khác.
Phiên tòa này diễn ra hoàn toàn độc lập, không liên quan tới bất
kỳ phiên tòa hay bất kỳ cuộc điều tra nào khác có liên hệ tới ông Thanh.
BBC: Cũng trong ngày 7/5, tại Hà
Nội, phiên xử phúc thẩm ông Trịnh Xuân Thanh và nhiều người khác trong vụ án
"Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng" và "Tham ô tài sản" bắt đầu diễn ra. Hai phiên tòa này,
như bà nói, có thể coi là độc lập, không liên quan đến nhau.
Tuy nhiên gần đây, hồi cuối
tháng Tư, một tờ báo của Đức đăng bài nhắc tới vợ chồng ông Trịnh Xuân Thanh
đang bị Đức điều tra tội rửa tiền. Việc này có liên quan gì, hay ảnh hưởng gì
tới vụ xử đang diễn ra tại Berlin không?
Luật sư Schalagenhauf: Phiên tòa đang
xử vụ bắt cóc chứ không liên quan đến chuyện rửa tiền, và quá khứ của ông Trịnh
Xuân Thanh không phải là vấn đề được xem xét đến.
Tuy nhiên, tuần báo Focus, nơi đăng tải bài báo này, thì lẽ ra nếu
làm đúng chức năng báo chí, họ cần phải đăng tải đầy đủ câu chuyện chứ không
phải như cách họ đã làm.
Cụ thể là thân chủ của tôi, ông Trịnh Xuân Thanh, không hề liên
quan tới bất kỳ cuộc điều tra hay trình tự tố tụng nào liên quan tới việc rửa
tiền hết. Cuộc điều tra về nghi án rửa tiền mà tuần báo Focus nêu ra trên thực
tế đã được giới chức ra quyết định đình chỉ từ tháng Tám năm ngoái bởi không
thể chứng minh được là có hành vi phạm tội.
Xem Thêm:
Về lý do ban đầu dẫn đến cuộc điều tra, thì ở Đức, việc có một
khoản tiền lớn được di chuyển trong nhà băng sẽ luôn gây ra sự chú ý và cảnh
sát sẽ điều tra xem có vấn đề gì không ổn không. Đó là chuyện bình thường.
Đáng chú ý là trong quyết định đình chỉ, cơ quan công tố có nhắc
đề nghị dẫn độ và hồ sơ mà phía Việt Nam đưa ra, theo đó muốn Đức bàn giao ông
Trịnh Xuân Thanh cho Việt Nam. Cơ quan công tố Berlin nói rằng các lý do mà
Việt Nam đưa ra là rất mơ hồ, không thỏa đáng, và không đủ cơ sở để Đức chấp
nhận yêu cầu của Việt Nam.
Ông Trịnh Xuân Thanh đã được chấp nhận cho tị nạn chính trị tại
Đức vào cuối năm ngoái, và tôi khẳng định là không hề có một cuộc truy tố nào
liên quan trực tiếp đến ông Thanh về việc rửa tiền cả.
Nghi án Slovakia
BBC: Trong phiên khai mạc, cơ quan
công tố đã đọc bản cáo trạng theo đó nói bị cáo Long chỉ là một đối
tượng tham gia vào vụ bắt cóc. Việc không đưa ra xét xử những người nắm
giữ những vai trò quan trọng hơn trong vụ này liệu có đủ để phiên tòa
sẽ đem lại công lý cho thân chủ bà?
Luật sư Schalagenhauf: Theo luật
Đức, nếu giả sử các đối tượng kia cũng bị nhận dạng, bị bắt, thì chắc chắn họ
cũng phải xuất hiện trước tòa để bị xét xử. Tuy nhiên, tòa không thể xử những
người vắng mặt. Cho nên giờ tòa xoáy vào trọng tâm là ông Long. Mục tiêu quan
trọng nhất là để làm rõ xem đây có phải là một vụ bắt cóc với sự thực hiện và
chỉ đạo của an ninh Việt Nam hay không.
Bản thân ông Long không phải là người đóng vai trò mờ nhạt, nhỏ
bé trong vụ này. Ngoài việc thuê xe, ông ta được cho là đã tham gia chuẩn bị
rất nhiều. Tất cả những công việc chuẩn bị, lên kế hoạch, phối hợp thực hiện ra
sao... phiên tòa sẽ cần phải làm rõ.
Cuộc điều tra ông Long cũng chưa thể kết thúc. Bây giờ, khi bắt
đầu có các chi tiết cho thấy có sự tham gia của Slovakia được công bố thì giới
chức sẽ cần điều tra mở rộng chứ không phải chỉ dừng lại như hiện nay.
Trong chuyến thăm của Thủ tướng Peter Pellegrini của Slovakia
hôm 2/5 vừa rồi tới Đức, bà Merkel đã nói rất rõ và phía Slovakia cũng đã hứa
là sẽ cộng tác tối đa với Đức, trao Đức tất cả các thông tin, bởi có sự nghi
ngờ về việc Trịnh Xuân Thanh có mặt trên chiếc máy bay mà Slovakia cho phái
đoàn của Bộ trưởng Công an Tô Lâm mượn. Slovakia phải có trách nhiệm giải trình
về tất cả những gì đã diễn ra dưới thời thủ tướng cũ.
BBC: Chúng ta biết rằng ngay
sau thời điểm xảy ra vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, Ngoại trưởng Đức đã lên
tiếng phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Việt Nam xin lỗi, nhưng nói rằng ông Thanh tự
về đầu thú. Slovakia cho đến nay vẫn khẳng định họ không hề biết gì, không liên
quan tới vụ bắt cóc. Vậy bây giờ liệu việc Slovakia triệu tập Đại sứ Việt Nam
tại Bratislava lên yêu cầu giải trình có đem lại được kết quả gì khác hơn
không?
Luật sư Schalagenhauf: Đối với
Việt Nam thì Đức đã khẳng định ngay từ đầu rằng Đức có đầy đủ bằng chứng để xác
tín rằng đây là vụ bắt cóc. Cho nên việc Việt Nam trả lời thế nào không phải là
vấn đề chính, mà là Slovakia phải có trách nhiệm giải trình với Đức về tất cả
những gì đã diễn ra dưới thời thủ tướng cũ.
Chỉ riêng việc xác định ra các thời điểm máy bay cất cánh, hạ
cánh ở thủ đô Bratislava đã cho thấy có rất nhiều mâu thuẫn.
Chính phủ Slovakia thì nêu lý do là hai bên có cuộc gặp gỡ làm
việc, nhưng máy bay chỉ dừng ở đó có một tiếng rưỡi thôi.
Đầu tiên họ công bố là thời gian từ 12 giờ đến 3 giờ chiều, sau
đó rút xuống từ 12 giờ trưa tới 2 rưỡi chiều, rồi sau lại rút xuống ngắn nữa.
Tất cả những điều đó gây ra nghi ngờ rằng đó là cuộc gặp nhằm để
che giấu vụ bắt cóc chứ không phải thực sự là cuộc gặp gỡ giữa hai cơ quan nhà
nước với nhau.
BBC: Trong quá trình đại diện cho
ông Trịnh Xuân Thanh, nhất là sau khi ông ấy bị đưa về Việt Nam, bà giữ mối
liên hệ với ông ấy bằng cách nào để biết tình hình và hiểu được ông ấy muốn gì,
muốn trình bày những gì trước cơ quan có thẩm quyền tại Đức?
Luật sư Schalagenhauf: Tôi đã không
thể nào liên hệ trực tiếp với thân chủ của tôi được sau khi ông ấy bị bắt cóc.
Như quý vị biết, tôi đã bị ngăn cản không vào được Việt Nam để theo dõi phiên
tòa sơ thẩm xử ông Trịnh Xuân Thanh. Ngay cả thân nhân của ông cũng như luật sư
của ông tại Việt Nam cũng rất khó khăn khi tiếp xúc với ông. Điều đó đối với
nước Đức là rất lạ lùng, kỳ quặc.
Xem Thêm:
BBC: Nếu không liên hệ trực tiếp với
ông Thanh thì làm sao để bà biết được ông có nguyện vọng gì, muốn trình bày gì
với giới chức Đức?
Luật sư Schalagenhauf: Tôi đã tiếp xúc
với thân chủ của tôi từ 2016. Chúng tôi đã trao đổi với nhau rất nhiều. Ông ấy
đã nói với tôi rất nhiều suy nghĩ, nguyện vọng của ông, cho nên tôi biết những
gì ông ấy muốn. Chính vì thế, tôi có thể chắc chắn 100% rằng không bao giờ có
việc ông ấy tự nguyện hồi hương về Việt Nam.
'Phiên tòa Hà Nội xử ông Trịnh
Xuân Thanh là không hợp lệ'
BBC: Trong phiên tòa sơ thẩm, ông
Thanh đề đạt nguyện vọng được sang Đức thăm vợ con. Về mặt logic, việc một bị
cáo đang đối diện với mức án tù nặng lại đưa ra đề xuất như vậy, liệu có phải
là điều gì bất thường không, hay liệu có thể coi đó là một thông điệp nào đó mà
thân chủ của bà muốn gửi ra bên ngoài?
Luật sư Schalagenhauf: Theo tôi, việc
ông Thanh đề nghị như vậy là hoàn toàn hợp lý bởi lẽ nếu không có vụ bắt cóc
thì vấn đề đã khác.
Còn ở đây đã xảy ra vụ bắt cóc bằng bạo lực đối với ông Trịnh
Xuân Thanh. Việc bắt cóc này là một hành vi phạm tội. Việt Nam đã vi phạm luật
Đức và luật pháp quốc tế.
Với việc thực hiện hành vi tội phạm như thế, Việt Nam đã tự đánh
mất quyền tố tụng xét xử thân chủ tôi. Phiên tòa xét xử ông Trịnh Xuân Thanh
tại Hà Nội là không hợp lệ. Và một khi phiên tòa không hợp lệ rồi thì tất cả
những phán quyết tòa đưa ra sau đó cũng đều không hợp lệ.
Vì thế, việc ông Thanh muốn quay trở lại Đức và việc đưa ông
Thanh quay trở lại Đức là điều có thể làm và hoàn toàn nên làm.
Điều này liên quan đến những đòi hỏi mà phía Đức đặt ra với Việt
Nam và phía Việt Nam cần tuân thủ, để qua đó hàn gắn quan hệ song phương. Quan
hệ giữa hai nhà nước là phải theo luật pháp chứ không thể dùng hành vi bạo lực
phạm pháp như thế được.
Chúng ta biết rằng trước khi xảy ra vụ bắt cóc, quan hệ ngoại
giao giữa hai nước Việt Nam và Đức đã đạt được nhiều tiến triển tốt đẹp. Nhưng
chỉ vì vụ bắt cóc mà quan hệ đối tác chiến lược đã bị đình chỉ, một loạt các dự
án hợp tác bị dừng lại, đó là chuyện rất đáng tiếc.
Theo tôi, cách tốt nhất là phải tìm mọi biện pháp để bình thường
hóa trở lại - chính phủ Đức đã đưa ra một loạt các yêu cầu đối với phía Việt
Nam, và việc để thân chủ tôi được quay trở lại nước Đức là một trong những đòi
hỏi của Đức.
Theo tôi, sự thông minh và xử sự tốt nhất là bằng con đường
ngoại giao để giải quyết chuyện này càng nhanh càng tốt. Điều đó sẽ có lợi cho
cả hai nước. Đây không chỉ là quan hệ giữa Đức với Việt Nam không thôi, mà còn
là quan hệ giữa Việt Nam với cả khối EU nữa.
Dù bản thân phiên tòa ở Berlin không cứu được quan hệ ngoại giao
giữa Việt Nam và Đức, nhưng điều mà nó làm được là nó sẽ đưa đến kết luận cuối
cùng rằng đây là một vụ bắt cóc hay không, để đưa ra công luận một cách rõ
ràng.
Vụ này, ngay sau khi xảy ra chỉ một thời gian ngắn, thay vì công
tố viện của Berlin thì công tố viện của liên bang đã đảm nhận việc điều tra.
Điều đó chứng tỏ nước Đức rất chú trọng vụ này và sẽ làm đến cùng.
Từ đó, quan hệ ngoại giao giữa hai nước ra sao sẽ còn tùy thuộc
vào cách ứng xử của chính phủ hai nước sau đó. Nhưng công luận cần biết chính
xác điều gì đã xảy ra. Giới chức cần phải chứng minh được đó có phải là vụ bắt
cóc hay là không.
BBC: Bà có thể chia sẻ điều gì
với với công chúng Việt Nam, những người có lẽ chủ yếu biết được thông tin từ
truyền thông trong nước và không tường tận về các diễn biến đang xảy ra ở Đức,
về các tường thuật được đăng tải trên báo chí Đức?
Luật sư Schalagenhauf: Tôi chỉ
có một mong muốn là những người ở Việt Nam làm thế nào đó tiếp cận được những
nguồn thông tin qua đó tự mình xây dựng được hình ảnh cái gì thực chất đã xảy
ra ở Đức. Và họ sẽ hiểu tại sao bây giờ mối quan hệ giữa Đức với Việt Nam lại
tệ đến thế.
Trịnh Xuân
Thanh chấp nhận án chung thân
Hôm 7/5, lẽ ra ông Trịnh Xuân Thanh dự phiên phúc thẩm theo đơn
kháng cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công
ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) khi đầu tư vào Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái
Bình 2.
Ông Thanh đã nhận hai án chung thân trong hai vụ án riêng rẽ.
Nhưng ông Thanh đã có đơn rút toàn bộ kháng cáo liên quan đến 2
vụ án xảy ra tại PVN và PVC và vụ án xảy ra tại PVLand.
Như vậy có nghĩa là ông Thanh chấp nhận bản án chung thân.
Đáng chú ý, con trai ông Thanh, Trịnh Hùng Cường, cũng rút đơn
kháng cáo bản án sơ thẩm trong tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
trong vụ án.
Ban đầu ông Hùng Cường gửi đơn kháng cáo đề nghị được trả lại
một biệt thự trong khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, một căn hộ ở Nha
Trang và một ô tô Mazda CX5, theo báo chí Việt Nam.
Lá đơn kháng cáo này nói đây là tài sản do ông bà cho, không
thuộc tài sản phải thi hành án nên đề nghị được trả lại.
Nhưng tòa án hôm 7/5 cho hay ông Hùng Cường đã rút đơn này
No comments:
Post a Comment