Tháng Tư: Viết Về Một Bài Nhạc
Nghe
một người mới ra đi tôi thường hay nghĩ tới bài “Cho một người vừa nằm xuống”
của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho một người bạn của mình là Đại tá Lưu Kim
Cương tử trận đầu tháng 5, năm Mậu Thân 1968, tước phong chuẩn tướng sau hy
sinh.
Anh
nằm xuống, cho hận thù vào lãng quên,
Tiễn
đưa nhau trong một ngày buồn,
Đất ôm
anh đưa vào cội nguồn.
Chữ
dùng của ông trong lời nhạc nghe rất bình dân đại chúng nhưng quá tuyệt diệu về
cả tượng thanh lẫn tượng hình: “đất ôm anh”. Ông đùng chữ không kiêu sa, không
quyền qúy, không chải chuốt như các nhạc sĩ khác mà trái lại đều luôn dễ hiễu
và thấm tận vào tri giác của người thưởng thức.
Nghe
nhạc của ông hay đọc đến tên ông, tôi cũng luôn nhớ tới trưa ngày 30 tháng 4
khi ông lên đài phát thanh Sàigòn hát bài “Nối vòng tay lớn”. Lần đầu tôi nghe
được hai chữ “giải phóng” và “thống nhất” từ cửa miệng ông. Ông cũng không quên
kêu gọi những người đang tìm cách ra đi là phản bội tổ quốc cho dù gia đình ông
cũng bỏ trốn lũcộng nô qua Mỹ ngày hôm trước như cả trăm ngàn người Việt Nam
lúc đó.
Ông
đã nằm xuống như người bạn của mình, nhưng khác với Đại Tá Lưu Kim Cương “người
tình rồi quên, bạn bè rồi xa”, Trịnh Công Sơn sẽ được người đời luôn nhắc tới.
Lịch
sử rồi cũng sẽ phán quyết Trịnh Công Sơn chỉ là một nhạc sĩ phản chiến và tình
chiến chứ không dính tới chính trị. Nhưng lịch sử cũng sẽ ghi ông được cho về
trồng khoai, cấy lúa trên những cánh đồng đầy bom đạn chưa tháo gỡ sau khi là
thượng khách tham dự cuộc tọa đàm luận tội "Trịnh Công Sơn có công hay có
tội" tại Hội Văn nghệ Thừa Thiên - Huế tháng sáu cùng năm để nghe Nguyễn
Khoa Điềm, Trần Hoàn và Hoàng Phủ Ngọc Tường, người cùng quê, phê phán ông là
"thiếu lập trường chính trị”, là phản động”viết bài khóc một tên đại tá
“ngụy” và muốn xử tử ông ngay lập tức.
Nếu
không có sự can thiệp của thủ tướng CS Võ Văn Kiệt, khi đó làm phó bí thư thành
ủy thành phố Sàigòn thì có lẽ Trịnh Công Sơn sẽ chết già trên nông trường và
mãi mãi không có cơ hội trở về thành phố gặp được người nữ ca sĩ thua mình hơn
30 tuổi mà sau này được người nhạc sĩ tài hoa ưu ái mệnh danh "Một người
quá gần gũi không biết phải gọi là ai!".
Từ Hà
Nội vào thành phố mang tên xác ướp Hồ Tập Chương để tìm Trịnh Công Sơn, người
nữ ca sĩ muốn lập lại quá khứ say mê âm nhạc lang thang với họ Trịnh như Khánh
Ly năm xưa trong quán Văn, một quán cà phê đơn sơ dựng trên bãi đất cỏ sau
trường đại học Văn Khoa Sàigòn, với hy vọng sau bốn năm lao động tốt, TCS sẽ
cống hiến cho đời thêm nhiều ca khúc bất hủ qua giọng ca đầy nội lực vang danh
nhạc nhẹ của cô.
“Lần
đầu tiên đứng trước nhau, cả tôi và anh Sơn đều run. Tôi run vì quá trẻ và Sơn
run vì anh quá... già!”.
Không
những quá già vì được cải tạo mà sợ bị công an thành phố mời về lại nông trường
nhổ cỏ nên TCS chỉ viết được vài bài mà có lẽ chỉ có đồng chí tổng bí thư Đỗ
Mười mới thưởng thức hết được bằng tiếng Đan Mạch: “Ngọn lửa Maxcova”,
"Ánh sáng Mạc Tư Khoa", hay "Ra chợ ngày thống nhất”. So sánh
bài “Em ở nông trường, em ra biên giới” với bài “Tôi ru em ngủ” TCS làm trước
ngày mất nước thì quả là một thức giấc dài trong dòng nhạc Trịnh trước khi ra
nông trường thi công lao động Xã Hội Chủ Nghĩa buổi sớm mai.
Ngoài
ba ca khúc lộn xộn, chả giống ai mà cũng chả ai nhớ đến, viết về cái tên cúng
cơm của người nữ ca sĩ Hà thành: Bống bồng, bồng Bống rồi bồng bồng vàThuở Bống
là người: “em đi Bống về, em về Bống đi”, TCS không viết được riêng cho giọng
của cô một bài như những bài viết cho giọng Khánh Ly. Cô giựt các giải phần lớn
là hát nhạc của các nhạc sĩ khác và kiếm rất nhiều tiền qua các bài trước 75 từ
các phòng trà về đêm mà chủ nhân phải trả riêng cho công an phường để bảo kê.
Cho
dù tìm mọi cách hâm nóng tình yêu hầu đánh thức lại thiên tài âm nhạc của TCS,
nhưng cô ca sĩ răng khểnh cũng không thành công, không phải vì người nhạc sĩ
hết tài mà chính vì đảng của cô đã thui chột hết mọi cảm hứng của các văn nghệ
sĩ cả Nam lẫn Bắc khi sống trong chết độ ba khoan: gặp khoan yêu, yêu khoan
cưới, cưới khoan đẻ. Nghệ thuật thứ hai phải viết bằng trái tim chứ không thể
bằng nghị quyết hay chỉ đạo được. Nó cũng không thể viết bằng mua bán hay trao
đổi.
Có
quá nhiều binh lính và sĩ quan trong mọi binh chủng của quân đội Việt Nam Cộng
Hòa tử trận nhưng duy chỉ có ba sĩ quan cấp Tá và một cấp Úy được người ngoài
thân nhân, hay bạn thân luôn nhớ đến vì được các nhạc sĩ viết qua các bốn bài
hát nổi tiếng: “Anh không chết đâu anh” vinh danh đại úy Pháo binh Nguyễn Văn
Đương, “Người ở lại Charlie” cho đại tá Nhẩy dù Nguyễn Đình Bảo của nhạc sĩ
Trần Thiện Thanh, “Huyền sử ca một người mang tên Quốc” cho đại tá Không quân
Phạm Phú Quốc của nhạc sĩ Phạm Duy và bài “Cho một người vừa nằm xuống”.
Có lẽ
không có một đại tá nào trong tất cả các binh chủng của quân đội Việt Nam Cộng
Hoà nổi tiếng bằng đại tá Lưu Kim Cương và không một trung tá nào vang danh hơn
trung tá Nguyễn Đình Bảo. Lưu Kim Cương chiếm được mọi cảm tình trong giới quân
đội vì bản tính vui vẻ và đặc biệt là máu văn nghệ của ông. Nguyễn Đình Bảo
chiếm được hết cảm tình của binh sĩ vì lòng can trường không sợ chết trước làn
đạn của địch quân.
Tôi
được thấy đại tá Lưu Kim Cương vài lần khi ông tới nhà chú tôi chơi. Lúc đó ông
chỉ mang cấp bậc trung tá như chú tôi. Ông cao hơn cả cố vấn Mỹ và khuôn mặt
rắn chắc đầy nghị lực trông như tài tử xi nê trong phim cao bồi miền viễn Tây
vượt qua các sa mạc cằn cỗi. Chú tôi cũng cao như ôngvà cũng mang đầy máu văn
nghệ nhưông: trung tá Không quân Lê Mộng H.
Có
thắp đuốc đi khắp nước Mỹ, tôi nghĩ chắc bạn cũng chỉ tìm được vài người đàn
ông có đủ kiên nhẫn ngồi đan áo lạnh cho người yêu mình trong ba ngày liên
tiếp. Chú tôi chính là một người trong vài người đó và cũng vì vậy mà đã dễ
dàng chiếm được cảm tình của một trong hai nữ tiếp viên hàng không nổi tiếng
đẹp và sang trọng thuộc hãng Air Việt Nam năm xưa. Thím tôi là một và Bà Đặng
Tuyết Mai, vợ của cố thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, mẹ của MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên
là người kia.
Máu
văn nghệ đã đưa đẩy viên đại tá dũng cảm, cường tráng và người nhạc sĩ gầy gò
đa tài đến với nhau cùng với cô ca sĩ nhỏ bé, mệnh danh “nữ hoàng chân đất”
nhưng có giọng trầm vang dội, Khánh Ly. TCS được cái nan dù Lưu Kim Cương che
nên tha hồ làm nhạc phản chiến mà không sợ an ninh quân đội tới làm phiền. Bao
nhiêu lần gặp trục trặc với tập “ca khúc da vàng” ra đời năm 1967 được cho là
tột đỉnh của sự phản chiến trong dòng nhạc của người họ Trịnh, Lưu Kim Cương
tiêu trừ tất cả dựa vào thế lực của Thủ tướng trong vai trò Chủ tịch Ủy ban
Hành pháp Trung ương và Phó Tổng thống của Việt Nam Cộng hòa, Nguyễn Cao Kỳ.
Nhiều
truyền thuyết nói về cuộc tình tay ba Trịnh Công Sơn, Khánh Ly và Lưu Kim
Cương. Nhất là sau 30 tháng tư, bọn bồi bút VC đã dựng lên câu chuyện Lưu Kim
Cương ghen nên bắt Trịnh Công Sơn về Bảo Lộc và cho nửa tiểu đội lính luôn gác
trước nhà Khánh Ly ở Đà Lạt. Dư luận viên còn cương lên: Lưu Kim Cương phì nộn
ngồi nhậu rồi tuyến bố sẵn sàng làm thịt TCS nếu trái lệnh lén về Đà Lạt thăm
người tình.
Chúng
ngu tới mức không hiểu ra một điều nếu đại tá Lưu Kim Cương làm những điều trên
thì tác phẩm viết “Cho một người vừa nằm xuống” sẽ không ra đời. Thật sự ra vì
muốn tránh thi hành nghĩa vụ quân sự, nói nôm na là trốn lính, nên ông thi vào
trường Sư phạm Quy Nhơn và dạy tại một trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng sau
khi tốt nghiệp.
Tôi
có nhiều anh em ruột thịt và họ hàng gia nhập nhiều binh chủng trong quân đội
Việt Nam Cộng Hoà nên rất hiểu những người trong gia đình Không quân. Họ rất
bay bướm, rất ga lăng nhưng rất tự cao. Không bao giờ dùng thế lực hay súng đạn
để chiếm lòng người đẹp. Đối với họ đó là hèn, là nhát là bất tài. Có tài thì
nhào vô chiếm được trái tim nàng, vô tài thì có là tướng cũng tự động biết
điều, chuồn êm đi chỗ khác. Đại tá Lưu Kim Cương chỉ mến mộ giọng ca của Khánh
Ly và coi KL thuần túy như là người em văn nghệ như ghi lại trong “Chuyện kể
sau 40 năm” của KL:
“Cuộc
gặp gỡ giữa anh em chúng tôi và Trung úy Lưu Kim Cương đơn giản như vậy. Tôi
biết ơn anh vì anh là người duy nhất có cái nhìn thiện cảm với tôi. Anh là
người đầu tiên và duy nhất khuyến khích tôi đi theo nghiệp dĩ này”.
Nếu
muốn KL, nhạc sĩ TCS sẽ mãi không thể nào là đối thủ của vị đại tá oai hùng và
nổi tiếng nhất của quân đội VNCH lúc đó. KL không phải là loại típ người đạt
được bốn điểm mà các Tá Không quân lúc đó tìm: đẹp, cao, trắng và sang, thì họ
mới thi nhau… cua giựt giải.
Năm
xưa trường Taberd bị cộng nô giải thể, tôi phải qua Võ Trường Toản sát bên
Trưng Vương học. Có quá nhiều nữ sinh Trưng Vương đẹp đến hớp hồn, đẹp thùy mị,
đẹp kiêu sa, đẹp ngây thơ, đẹp đơn sơ, đẹp đài các, đẹp qúy phái, đẹp ngây
ngất, đẹp sang trọng, đẹp nũng nịu, đẹp mi nhon, đẹp ngọt ngào, đẹp yêu kiều,
đẹp nõn nà, đẹp thanh cao, đẹp khôn tả và đẹp thấy…mẹ. Nhưng rất khó có: vừa đẹp,
vừa cao, vừa trắng lại vừa sang vì “Người con gái Việt Nam da vàng” và “Anh
thấy em nhỏ xíu anh thương”.
Đẹp
tới nỗi bà tôi phải vào than với mợ tôi khi chú tôi quyết định lấy thím tôi. Bà
tôi sợ người trong họ tẩy chay không vào nhà thờ vì thím theo đạo Công giáo:
“Chị
bảo. Nó đẹp đến nỗi tôi thấy còn phải mê nữa là thằng H. nhà tôi”.
Coi
hình cũ của bà Đặng Tuyết Mai thời còn trẻ sẽ thấy được tiêu chuẩn của họ ngày
đó. Kỳ Duyên thua mẹ mình về đẹp, trắng và sang. Chỉ hơn mẹ về chiều cao một
tí.
Đại
tá Lưu Kim Cương sinh năm 1933, trong một gia đình khá giả tại Hà Nội. Năm 1951
ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp tại Hà Nội với văn bằng Tú tài 1 và
tình nguyện nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, dự thi và trúng tuyển vào Quân
chủng Không quânnăm sau. Ông được cử đi du học tại trường Võ Bị Không quân Pháp
và Algérie và tốt nghiệp cuối năm 1953 với cấp bậc Thiếu úy. Năm 1955, Quân đội
Quốc gia được cải danh thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được thăng cấp
Trung úy, rồi đến năm 1961, ông được thăng cấp Đại úy, được chỉ định vào chức
vụ Chỉ huy phó Liên Phi đoàn 1 Vận tải.
Sau
ba năm, ông được thăng cấp Thiếu tá và chuyển sang làm Trưởng phòng Hành quân
của Biệt đoàn 83 (Thần phong) thuộc Không đoàn 33 chiến thuật. Đầu năm 1965,
ông được chỉ định vào chức vụ Chỉ huy trưởng Liên Phi đoàn 1 Vận tải và qua năm
sau, ông được thăng cấp Trung tá bổ nhiệm vào chức vụ Tư lệnh Không đoàn 33
chiến thuật kiêm Chỉ huy trưởng Yếu khu Tân Sơn Nhứt.
Đúng
mùng một Tết Mậu Thân, 1968, một cánh quân Việt Cộng tấn công căn cứ Không quân
trong phi trường Tân Sơn Nhứt. Có mặt tại căn cứ, Lưu Kim Cương đã “không quân
đánh bộ” thành công chỉ huy dẹp tan quân địch hôm 23 tháng Hai. Ông bị thương ở
chân do trúng đạn và được đặc cách vinh thăng cấp Đại tá tại nhiệm.
Mặc
dù bị tổn thất nặng nề trong cuộc tổng công kích đợt 1 Tết Mậu Thân, tới trung
tuần tháng 4, 1968 Việt Cộng lại mở cuộc tổng công kích đợt 2. Nhật báo Chính
Luận ở Sài Gòn trong số ra ngày mùng 7, tháng 5, năm 1968 đăng tin: “Sáng ngày
mùng 2 tháng 5 vào hồi 10 giờ, Đại tá Lưu Kim Cương, Tư Lệnh Không Đoàn 33 đã
bị tử thương trong lúc ông đương đích thân chỉ huy một đơn vị bảo vệ vòng đai
phi trường để đẩy lui một cánh quân Việt Cộng tại khu nghĩa trang Pháp gần ngã
tư Bảy Hiền. Ông đã bị một tên Việt Cộng thủ súng B40, bắn một trái B40 trúng
tấm mộ bia ngay bên cạnh, sức nổ và miểng đạn đã chặt đứt một cánh tay của ông
và gây thêm nhiều vết thương nặng khác, khiến ông tắt thở tại chỗ. Một phóng
viên truyền hình Pháp chạy theo Đại tá Cương cũng bị tử thương ngay bên”.
Đây
là lần đầu tiên và duy nhất một sĩ quan mang cấp Đại tá, hàm tư lệnh của quân
đội VNCH nói chung và của Không quân VN nói riêng đã hy sinh trong lúc trực
chiến với địch. Ít ngày sau, tác phẩm “Cho Một Người Vừa Nằm Xuống” ra đời như
là lời chia tay, một lời nhắn nhủ, xót xa man mác “nói cùng hư không” từ một
người bạn phản chiến gửi ra:
Anh
nằm xuống, như một lần vào viễn du
Đứa
con xưa đã tìm về nhà
Đất
hoang vu khép lại hẹn hò
Mất
Lưu Kim Cương, TCS mất đi sự che chở nhưng vẫn chống chiến tranh cho dù chứng
kiến những mồ chôn tập thể của gần sáu ngàn thường dân Huế do người “giải
phóng” cống hiến. Ông cho ra tiếp tập Kinh Việt Nam và hai tập nhạc phản chiến
“Ta phải thấy mặt trời”, “Phụ khúc da vàng”. Tiếng tăm của ông đã vang ra quốc
tế nên ông biết thiếu Lưu Kim Cương thì chính quyền Sàigòn cũng không dám làm
khó dễ, nói chi tới bỏ tù ông.
Trong
các băng nhạc “Hát cho Quê hương Việt Nam” của Khánh Ly, những ca khúc phản
chiến được bố trí khéo léo đan xen với các ca khúc trữ tình nên đều được phát
hành hợp pháp tại miền Nam trước 1975. Chính vì thế các ca khúc phản chiến của
ông được phổ biến khá rộng rãi, có ảnh hưởng lớn đến công chúng nhất là giới
trí thức, sinh viên miền Nam cho tới ngày mất nước thì bị chính những người mà
ông mới ca tụng “với thái độ tốt đẹp” trưa ngày 30 tháng 4 lên án phản chiến.
Hơn
hai năm trước, ca sĩ Khánh Ly tuyên bố về VN hát đã gây nên một cuộc tranh luận
không dứt. Tôi nghe nhiều người gào lên chúng ta đã mất chính nghĩa.
Ngồi
trong sở làm tôi tự hỏi chính nghĩa của tôi là gì? Hình như tôi không có chính
nghĩa theo như định nghĩa của họ thì phải. Tôi chỉ chống những cái sai và những
kẻ ác độc. Tôi chống cộng triệt để nhưng không chống cộng cực đoan như bắt tất
cả mọi người tôi gặp phải chống cộng. Tôi chống cộng vì tôi chống cái ác, cái
hại dân, hại nước. Nếu một ngày nào đó chúng biết hối cải, biết ăn năn, biết
xin lỗi, biết làm điều phải cho VN, tôi sẽ hết chống chúng cho dù biết bao
nhiêu người thân của tôi mất vì chúng.
Khánh
Ly về VN hát thì KL cũng không phải biến thành người ác độc. Cũng không hại ai
cả. Như vậy tại sao tôi phải chống. Còn nói nếu KL nhận tiền của VC thì tôi
thấy mỗi năm người Việt hải ngoại gửi về VN gần 4 tỷ đô la nên VC mới có quá
nhiều tìền trả cho KL. Như vậy phải nói KL nhận tiền của…Việt kiều mới đúng.
Cũng
như nhạc sĩ Phạm Duy, TCS cũng nói mình chỉ là người hát rong: "Tôi chỉ là
một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về
những giấc mơ đời hư ảo". TCS chắc chắn phải có những linh cảm về cái chết
tức tưởi của sáu ngàn người cùng quê hương Thừa Thiên & Huế của ông.
Chỉ
mỗi một người bạn chết, ông đã linh cảm viết lên ca khúc “Cho một người vừa nằm
xuống” trong ít ngày, sáu ngàn đồng bào ruột thịt chết quá nhiều làm ông mất
cảm giác chăng? Nếu nói ông phản chiến thì tại sao ông không phản chiến trong
trận chiến giữa VC và Trung cộng năm 79 và VC với Pol Pot năm 89?
Như
một lần ông đã viết “Cái chết chẳng qua cũng chỉ là một sự đùa cợt sau cùng của
cuộc sống”, tôi nghĩ ông biết rõ đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma thì phải
mặc áo giấy, nên chỉ dám phản chiến khi sống với quốc qia chứ nào dám hó hé với
VC. Ông không hề linh cảm mà chỉ muốn đùa cợt trong cuộc sống này với những
người quốc gia và cộng sản mà thôi.
Năm
1998 hãng Boeing gửi tôi qua Nam California làm 9 tháng cho chương trình phi
đạn Delta 4. Tôi vào đại học USC ghi danh để học cho xong chương trình hậu đại
học còn dang dở. Trong sân trường, lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất, tôi
gặp một nữ sinh viên Lào theo học nghành kỹ sư. Tôi giúp cô ta lượm cuốn sách
rơi nên bắt chuyện làm quen. Tôi kể cô nghe một người quen bên Lào cho tôi hay
phần lớn dân Lào bị đẩy ra ngoài thành phố, dành chỗ cho người Hoa sinh sống và
buôn bán. Khi tôi tiên đoán nước Lào sẽ bị đổi tên không lâu, cô nhất định cãi lại
nhưng hai mắt cô từ từ đẫm lệ. Tôi cũng ngậm ngùi nói nước Việt Nam của tôi
cũng sẽ bị đổi tên luôn.
Hãy
nhìn vào bản đồ nước Trung Hoa ta sẽ thấy ngay hiểm họa. Dân Tàu không lên miền
bắc vì chỉ có tuyết và băng sơn. Qua hướng Tây thì dãy Hy Mã Lạp Sơn cao ngất
trời, không cây nào có thể mọc trên đá được. Qua hướng Đông là Thái Bình Dương
với nước biển và muối. Chỉ có miền Nam trù phú, phì nhiêu, khí hậu ôn hoà dễ
sống. Người Trung quốc chỉ có một con đường đi duy nhất mà thôi. Họ không ngừng
ở Việt Miên Lào đâu. Thái Lan và Mã Lai sẽ là bước kế tiếp.
Hơn
ba mươi năm đi làm, tôi chưa gặp được một kỹ sư Lào. Gặp một Cam bốt, một Mã
Lai, một Thái và ba Nam Dương. Kỹ sư Tàu và Việt Nam thì vô số kể. Hèn chi, các
nhà quân sự trên thế gìới đều nhận định VN là cái khúc xương khó nuốt nhất của
Trung cộng trong vùng Đông Nam Á. Mất VN, toàn bộ Đông Nam Á sẽ nằm trong tay
Trung Nam Hải.
Mộ
của chuẩn tướng Lưu Kim Cương đã bị khai quật vì nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi đã bị
dẹp để làm cung thiếu nhi vì bác Chương thích nhi đồng cứu quốc hơn lấy vợ.
Lăng Hồ ở Hà Nội, mộ Võ Nguyên Giáp trong nghĩa trang Mai Dịch, mộ của Trịnh
Công Sơn ở Thủ Đức cũng sẽ bị quật lên nay mai vì những người “giải phóng” sẽ
dâng hiến cho Tàu cộng không lâu.
Người
Trung quốc cần đất chứ không cần nhạc, nhất là một bài nhạc tình Việt Nam.
Đất
hoang vu sẽ mãi khép lại mà không hẹn hò.
Ngày
quốc hận 30/4/2017
Lê
Như Đức
No comments:
Post a Comment