Những ca khúc về Mậu Thân 68: Tính nhân bản của người miền Nam
RFA
2018-02-02
2018-02-02
Bên cạnh những nhân
chứng còn sống, bên cạnh những lời ghi chép để lại trong lịch sử vẫn chưa đầy
đủ, thì âm nhạc là nơi lưu giữ, là 1 thực thể hiển hiện rõ nhất sự thật về biến
cố Mậu Thân 1968.
Nhìn ở 1 góc độ nào
đó, 5 ca khúc: “Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy”; “Những con đường trắng” của
cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng; “Hát Trên Những Xác Người” hay còn
gọi “Bài Ca Cho Những Xác Người” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn; Cơn
Mê Chiều của nhạc sĩ Minh Khôi là 5 trang sử nhạc ghi lại một cuộc thảm sát dân
tộc chưa bao giờ nguôi ngoai trong lòng người dân Việt Nam.
Thế nhưng, phải đến
gần 10 năm sau, những ca khúc ấy mới có cơ hội thực hiện vai trò lịch sử của
nó. Vì sao?
Không có oán hận
Trong những tư liệu
nói về Mậu Thân, người ta hay dùng những danh từ như thảm sát, biến cố, thảm
kịch, tang tóc…để chuyển tải tính chất của 1 cuộc chiến.
Thậm chí, người ta còn
hình tượng hoá sự kiện này như 1 cuộc tương tàn giữa anh em trong 1 nhà. Có người
đã viết về Mậu Thân thế này:
“Trong vụ thảm sát Mậu
Thân, ngoài nỗi đau đớn cho dân tộc trong một cuộc nồi da xáo thịt tàn độc, còn
có một nỗi đau lớn hơn, là vai trò một số trí thức VN trong cuộc thảm sát này.”
Nhưng âm nhạc thì
không.
“Chiều nay không có
em, mưa non cao về dưới ngàn
Đàn con nay lớn khôn
mang gươm đao vào xóm làng
Chiều nay không có em,
xác phơi trên mái lầu
Một mình nghe buốt
đau, xuôi Nam Giao tìm bóng mình
Đường nội thành đền
xưa ai tàn phá ?
Cầu Tràng Tiền bạc màu
loang giòng máu
Hương Giang ơi thuyền
neo bến không người qua đò
Một lần thôi nhưng còn
mãi ...
Và chiều nay không có
em, đường phố cũ chân mềm”
Cơn mê chiều của nhạc
sĩ Nguyễn Minh Khôi có lẽ là chứng cứ trọn vẹn nhất về sự mất mát của Huế. Thêm
vào đó là tiếng hát ma mị của danh ca Thái Thanh, thì Cơn mê chiều chính là oan
hồn của hàng trăm xác người sau cuộc thảm sát ở Khe Đá Mài, thuộc xã Dương Hòa,
quận Hương Thủy.
Tất cả những gì đẹp
nhất, thơ mộng nhất của Huế được tác giả mang hết vào ca khúc. Không có tiếng
súng. Không có tiếng thét. Không có lời ai oán. Chỉ có “Một mình nghe buốt đau,
xuôi Nam Giao tìm bóng mình”
Hoặc là lời trách buồn
bã của người mẹ đất thần kinh đối với đứa con của mình “nay lớn khôn mang gươm
đao vào xóm làng”
Trong 1 tư liệu phân
tích về ca khúc này, bút danh Hoàng Hạc có viết rằng:
“Giống như những đứa
con lớn lên trong một gia đình nghèo, có bà mẹ bịnh tật, có người cha say rượu
hay đánh đập con cái và một bầy em còn nhỏ dại. Thay vì khuyên răn người cha,
săn sóc người mẹ, che chở cho đám em khờ, các anh lại bỏ đi, và chẳng những đã
bỏ đi mà còn dắt kẻ gian về đốt phá nhà mình.”
Và đâu đó, vẫn là tính
nhân bản của tầng lớp văn sĩ xưa, lấy ngọn đuốc soi sáng mong làm tan đi tội
ác.
“Tôi là người trong
đêm, mang ngon đuốc về nội thành
Xin là người soi đường
đi xóa hết đau thương...”
“Từ tiếng trách nghẹn
người anh em miền Bắc, sao nỡ cắt đứt nhịp cầu tình nghĩa, qua “Chuyện Một
Chiếc Cầu Đã Gãy”; Đến đau đớn tột cùng để phải cười điên, hát dại, qua “Hát
Trên Những Xác Người”, “Bài Ca Cho Những Xác Người”; Từ sự chua xót khi một
thành phố thanh bình bỗng chốc hóa thành một thành phố của sự tang tóc, qua
“Những Con Đường Trắng”; Đến những bước chân lê thẩn thờ mê dại, nghẹn ngào
trước thảm cảnh người thân về giết người thân, qua “Cơn Mê Chiều”.
Tất cả 5 bài hát đã nói lên mọi khía cạnh của sự đau đớn mà người dân xứ Huế đã phải gánh chịu. Nhưng, hoàn toàn không có bất cứ một lời lên án, nguyền rủa hay đòi trả thù rửa hận nào.
Ngạc nhiên thay!
Ngạc nhiên để phải suy gẫm, mới thấy tính nhân bản của người dân miền Nam, của chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Cao đẹp quá!”
Tất cả 5 bài hát đã nói lên mọi khía cạnh của sự đau đớn mà người dân xứ Huế đã phải gánh chịu. Nhưng, hoàn toàn không có bất cứ một lời lên án, nguyền rủa hay đòi trả thù rửa hận nào.
Ngạc nhiên thay!
Ngạc nhiên để phải suy gẫm, mới thấy tính nhân bản của người dân miền Nam, của chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Cao đẹp quá!”
Đó là chia sẻ của một
độc giả tên Hoàng Trọng Thắng khi nói về 5 ca khúc chứng nhân lịch sử của Mậu
Thân 1968.
Ngọn đồi cao mênh mông
lồng lộng những xác người. Con đường thênh thang phủ đầy những đoàn người dắt
díu nhau chạy trốn. Bãi Dâu lởm chởm những hố hầm chôn vùi người đã chết…
“Chiều đi lên đồi cao,
hát trên những xác người. Tôi đã thấy, tôi đã thấy, trên con đường, người ta
bồng bế nhau chạy trốn…”
Đứng trước khung cảnh
đó, người ta có thể khóc đến điên dại mà cũng có thể cười đến hoá rồ.
Thế nhưng, bức tranh
về thảm kịch của một miền đất nước và của cả một dân tộc được cố nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn vẽ lên năm 1968, ngay khi ông từ Huế về lại Sài Gòn, hoàn toàn không
có sự kêu gào căm phẫn.
Có chăng, là tiếng vỗ
tay, vỗ tay trong thù hận, vỗ tay cho ăn năn.
“Chiều đi qua Bãi Dâu,
hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã
thấy,
Những hố hầm đã chôn
vùi thân xác anh em.
Mẹ vỗ tay reo mừng
chiến tranh
Chị vỗ tay hoan hô hòa
bình
Người vỗ tay cho thêm
thù hận
Người vỗ tay xa dần ăn
năn.”
Cố nhạc sĩ Trầm Tử
Thiêng khi khóc cho nỗi đau thương của Huế, cũng chỉ là nhắc nhớ sự ngọt ngào
muôn thưở của Huế.
“Ngày xưa Huế có con
đường trắng
Ơi con đường trắng
Áo trắng đơn sơ,
Áo trắng ngây thơ,
Áo trắng như mơ,
Áo trắng học trò”
Hay mượn hình ảnh sụp
đổ của cây cầu Tràng Tiền 12 nhịp để nói lên nỗi đau đớn của ông.
“Tình người về giữa
đêm xuân chưa dứt cuộc vui
Giặc đã qua đây gây
cảnh nổi trôi.
Cầu thân ái đêm nay
gẫy một nhịp rồi
Nón lá sầu khóc điệu Nam
Ai tiếc thương lời vắn dài”
Không nghĩ nhiều về chiến tranh
Một vị bác sĩ hiện
sinh sống ở Sài Gòn, (xin được dấu tên) nhớ lại thời gian ấy, khi ông còn là 1
cậu bé, những ca khúc đó chưa được phổ biến nhiều, đặc biệt là với người dân
miền Nam.
“Cái tâm thế hồi đó
rất lạ. Người ta không than khóc về chiến tranh nhiều. Xã hội đủ thanh bình, đô
thị Việt Nam đủ thanh bình để người ta không nhắc đến chiến tranh.
Khoảng năm 70, 72,
người ta vẫn không hát những ca khúc đó nhiều, trừ những sinh hoạt của những sinh
siên tranh đấu, nhưng cũng không nhiều. Đa số là những ca khúc Du ca, Nhi đồng
ca, Bình ca của Phạm Duy, người ta hát về mơ ước 1 quê hương thanh bình, thanh
niên đi xây dựng quê hương.”
Theo vị bác sĩ này,
mãi cho đến sau năm 1975, thì những đau thương mất mát của Huế nói riêng và của
cả dân tộc nói chung trong những ca khúc về Mậu Thân mới thực sự được trưng
bày.
“Khi người ta ý thức,
căm hận đến tận xương tuỷ đó là tội ác. Người ta nghe lại với lòng căm phẫn.
Trước đó, dân miền Nam không được giáo dục với lòng căm phẫn. Xã hội hồi
xưa rất lạ. Gần như chiến tranh ít chạm đến đô thị. Dân miền Nam ít nói về
chiến tranh. Người ta không bị ám ảnh lắm.”
Cho dù chủ nghĩa hiện
thực có hiện diện trong 5 ca khúc tiêu biểu về Mậu Thân, nhưng bàng bạc trong
đó vẫn là sự lãng mạn, hào hoa, mưu cầu cái đẹp thanh bình của 1 tầng lớp văn
sĩ xưa.
Vị bác sĩ không nêu
tên trong này có nói rằng “sẽ không có ca khúc nào có thể diễn tả hết được sự
kinh hoàng của nó”
“Chỉ là 1 mô tả phơn
phớt thôi. Hàng ngàn hài cốt bới lên, cột chùm với nhau bằng dây thép, dây kẽm
gai cột vô xương cánh tay, không có ca khúc nào tả được.”
Sứ mệnh của âm nhạc là
thế. Cho dù các nhạc sĩ không chọn chủ nghĩa hiện thực để đưa vào tác phẩm thì
5 ca khúc tiêu biểu này sẽ mãi mãi là chứng nhân của lịch sử. Và thảm sát Mậu
Thân 1968, dù có thêm bao nhiêu lần 50 năm nữa thì nỗi đau của người dân đất
thần kinh và của cả dân tộc Việt Nam vẫn mãi còn đó mỗi khi nhắc lại.
No comments:
Post a Comment