Thursday, October 10, 2019

Huỳnh Chiếu Đảng (HCĐ): “Dòng” sông hay “Giòng” sông


Huỳnh Chiếu Đảng (HCĐ):  “Dòng” sông hay “Giòng” sông

Kính thưa quí bạn
Hôm nay mình dành nguyên cái email nầy nói về chuyện Dòng hay Giòng
May quá chúng ta có được lời giải đáp rất chính xác của một nhà nghiên cứu Văn Học và Hán Nôm.
Tại sao trở lại? Thưa vì một bằng hữu anh Trần Đình Thục nói rất đúng: "Chuyện nhỏ...nhưng  lại là chuyện Văn Hóa"

HCD 8-Oct-2019

Phần đầu là những góp ý tiêu biểu của một số bằng hữu
Phần sau là bài viết rất giá trị của Giáo Sư Trần Huy Bích về chuyện nầy.
From: Phuong Do <pkhanhdo@yahoo.com>
Date: 10/7/19 9:44 PM (GMT-08:00)
To: HCD j <huy017@juno.com>
Subject: Re: Chuyen chinh ta xua va nay, .....
Thưa anh Đẳng,
Cũng rất tội nghiệp cho năm 75, cứ có gì rắc rối sự đời một chút thì bà con ta lại lôi đầu nó ra mà gõ.
Tôi xin đính chính. Vì trước và sau 75 tôi đều làm nghề sửa bản in (proofreader)  nên xin méo mó nghề nghiệp, thật thà khai báo là chữ giòng được viết ''gi'' từ ''ngày xưa ngày xửa vua gì'' lận.
Sau này (sau nhưng mà trước 75) mới có mấy cuốn Chính Tả tự điển, trong đó tác giả phân tách ra là dòng sông, dòng chảy, nhà dòng. Cuốn Bên Giòng Lịch Sử của linh mục Cao Văn Luận thì viết "gi" (ngày xưa gọi là ''g dưới''), cuốn Tặng Phẩm của Dòng Sông" của nhà văn Nhật Tiến thì viết ''d", (ngày xưa gọi là "d trên"). Cả 2 cuốn đều xuất bản trước 75, nhưng cụ Luận già hơn anh Nhật Tiến nên cụ còn dùng chữ "gi", theo lối cổ hơn, thưa anh.
Kính,
LH
Đỗ Phương Khanh
https://phuongkhanhdo.wpcomstaging.com/
From: Dinh Tuong <dinhtuong@ r ketmail.com>
Date: 10/7/19 11:53 PM (GMT-08:00)
To: huy017@juno.comDKSG67@yahoogroups.com
Subject: Re: Chuyen chinh ta xua va nay, .....
Thưa thầy, hồi em đi học môn quốc văn (sau đó gọi là môn Việt văn) thì quý thầy dạy em là chỉ có chữ tàu giòng là viết gi thôi.
Tàu giòng là chiếc tàu kéo, kéo theo một hoặc nhiều chiếc ghe di chuyển trên sông, nhiều nhứt là trên kinh Chợ Gạo, thủy trình chính từ hậu giang đi Saigon.
Ca dao có câu:

Con trâu con cỡi con giòng

Tay dắt mẹ chồng đầu đội thúng bông

Ngoài ra không còn chữ giòng nào khác.

Từ hồi còn đi học tới nay em luôn luôn viết chữ dòng.
Em nhận thấy người bắc viết giòng, người nam viết dòng.
Theo lịch sử chữ quốc ngữ thì Đàng Trong có chữ nầy (Latin hoá) trước Đàng Ngoài 50 năm (vì Chúa Trịnh cấm tả đạo).
Chữ quốc ngữ là lối chữ phiên âm. Các giáo sĩ Tây phương phiên âm Latin theo giọng nói (phát âm) của người Đàng Trong (trước Đàng Ngoài 50 năm như đã nói trên).
Răng có sau lưỡi có trước mà răng cắn lưỡi làm lưỡi đau!!!
From: nguyenthuongvu [mailto:sha anvu@ mcast.net]
Sent: Tuesday, October 8, 2019 6:51 AM
To: VMAFORUM@yahoogroups.comsvhdqymembers@emaildodo.com
Subject: Re: Chuyen chinh ta xua va nay, .....
                     Thưa các anh chị
          Tôi xin chuyển lại các anh chị email của anh GS Huỳnh Chiêu Đẳng bàn về vấn đề chính tả Viet Nam và hai chữ Giòng và Dòng.
          GS Huỳnh Chiêu Đẳng là một người bạn tôi quen biết và vô cùng quý mến từ thập niên 60 khi tôi đuoc  thuyên chuyển từ Đà Nẵng  về Mỹ Tho và quen biết với anh chị Huỳnh Chiêu Đẳng tại đó.
Chị Đẳng là Dược Sĩ,  hồi đó có cái Pharmacy bên cạnh phòng mạch của tôi.
          Tôi rất thích đọc thấy các bằng chứng cụ thể mà anh GS Huỳnh Chiêu Đẳng đưa ra cho ta biết về chữ Giòng có dùng rất nhiều lần trên sách vở và bài hát trước năm 1975.
          Tôi thấy có mấy người viết trên Internet chê nhà văn nổi tiếng Nhất Linh viết Giòng Sông Thanh Thuỷ là không biết viết chính tả Việt Nam.
          Tôi chấp nhận các anh chị nào adopt cách viết sau năm 1975 trong nước, tuy nhiên tôi rât bâng khuâng khi thấy có nhiều người “lên lớp” , chê bai các kẻ khác là “không biết chính tả”.
          Cám ơn anh GS Đẳng rất nhiều,
Xin anh Đẳng cho gửi lời thăm chi Đẳng và các cháu.
Rất thân mến
Nguyen Thuong Vu
From: Dinh Tran [mailto:thichd u.omb14@ ahoo.com]
Sent: Tuesday, October 8, 2019 11:05 AM
To: Dang Huynh Chieu; ...........
Subject: Re: Chuyen chinh ta xua va nay, ....

Tôi là người "trình bày Mỹ Thuật" , đã từng vướng vào những câu phàn nàn khi trình bày những Vỏ Cassette, CD, DVD và những Posters có chữ "Giòng Nhạc"
Chủ nhân của những Trung Tâm chả cần biết mình đã viết đúng hay sai chính tả,
Họ tin tưởng nơi mình.
Chính những người mua băng, mua đĩa đã nhắc nhở lỗi chính tả này .
Họ nhận xét đúng . Nên khi Nam Lộc viết tựa "Dòng Đời" cho bản nhạc " My Way", anh bị nhóm ủng hộ viết chữ "Giòng Đời " cự.
Họ sai.
Tôi ủng hộ Nam Lộc và mong các bạn tra lại Tự Điển Việt-Việt để khi viết Tiếng Việt, nó đúng quy tắc hơn, ít bần cố nông hơn.
Dù sao chữ nghĩa dùng trong Tự Diển đã có cả một Ủy Ban về Văn Hóa và Ngôn Ngữ giám sát rồi chấp thuận.  Cho dù một văn sĩ như Nhất Linh đã dùng lối viết khác thì cũng là :"Errare humanum est"mà thôi...
Chuyện nhỏ...nhưng  lại là chuyện Văn Hóa
TDT
----------
HCD: Kính thưa quí bạn, các bạn vừa đọc những email góp ý chánh bên trên về hai chữ viết giòng (sông) hay dòng (sông). Hôm nay tôi tìm thấy được câu trả lời minh bạch của một vị giáo sư nghiên cứu về Văn Học và Hán Nôm, Giáo sư Trần Huy Bích (cũng là một người bạn thân của tôi). Xin gởi các bạn cùng đọc dưới cùng.

Như các bạn biết tôi không chuyên môn, chỉ may mà có trí nhớ tốt nên "chó ngáp phải ruồi", cái may thứ hai tôi lại là "Ông Từ Giữ Tàng Kinh Các" (nhưng không phải kinh sách nhà Phật), do đó tôi nói người xưa viết giòng (nước) người nay viết dòng (nước).
Nhưng tôi sai một chỗ là nói sau 1975 dần dần viết 
dòng (nước). Sai, từ năm 1900 hay trước đó đã viết dòng (sông) rồi, chớ không phải sau năm 1975 đâu.

Vậy người xưa là ai, thưa là những người sống trước sau năm 1900, căn cứ vào quyển tự điển in năm 1898 (in lần thứ hai, lần đầu hẳn là trước năm đó).

Sau đó thì nhóm Tự Lực Văn Đoàn vẫn in 
giòng (nước) trong các quyển tiểu thuyết thơ văn.
---------
Trước tiên bằng chứng người xưa viết giòng (nước) trong quyển tự điển nầy trong kho sách
:

Dictionnaire_annamite-français.pdf  <--click để download

May quá quyền nầy ghi như sau:

Ngày xưa in tự điển làm biếng sắp chữ giòng nên thay thành --. Thí dụ như chỗ ghi Khai ---, có nghĩa lả Khai giòng (nước).

Xin lưu ý:
 là trước sau tôi không có bàn tới việc ai trúng chánh tả ai trật chánh tả đâu nghe bà con. Chớ có hiểu lầm.

Xin được bài của Giáo Sư Trần Huy Bích ngay dưới đây. (đăng trong 
webpage nầy => https://www.tvvn.org/nen-viet-dong-hay-giong-tran-huy-bich/)
Xin đọc bài viết của Giáo Sư Trần Huy Bích ngay dưới đây.
Chúng ta cùng biết các nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn viết “giòng sông, giòng nước”:
Nhất Linh: Giòng Sông Thanh Thủy
Tú Mỡ: Giòng Nước Ngược
Thạch Lam: Theo Giòng.
Các nhà văn, trí thức lớp sau viết “dòng sông, dòng nước”:
Doãn Quốc Sỹ: Dòng Sông Định Mệnh (1959)
Nhật Tiến: Tặng Phẩm Của Dòng Sông (1972)
Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy: “Dòng Nước Sông Hồng” (viết 1945, in vào thi tập 1985)
Ngô Thế Vinh: Mekong, Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007).
Vậy chúng ta nên theo các nhà văn lớp trước hay lớp sau?
1) Trước hết, ba cuốn tự điển Việt ngữ có thẩm quyền nhất của Viêt4 Nam cho tới hiện nay: Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (trang 155), Tự Điển Việt Nam của Lê Văn Đức & Lê Ngoc Trụ (quyển Thượng, trang 376), Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của (quyển I, trang 243) cùng viết là “dòng.” Cuốn Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị do nhà ngữ học Lê Ngọc Trụ biên soạn cũng viết “dòng” (trang 141).
2) Các tự điển do những học giả có uy tín khác biên soạn như Vietnamese-English Dictionary của Giáo Sư Nguyễn Đình Hòa cũng viết “dòng” (trang126), Giúp đọc Nôm và Hán Việt của Lm. Trần Văn Kiệm (trang 388) cũng viết như thế. Hầu hết các tự điển Việt ngữ xuất bản ở trong nước hiện nay và tự điển chữ Nôm (ở trong nước cũng như ở hải ngoại) cùng viết “dòng”:
Tự điển chữ Nôm trích dẫn (Westminster, CA, 2009): Trang 299.
Tự điển chữ Nôm dẫn giải (Hà Nội, 2012): Trang 452.
3) Các nhà biên soạn tự điển có lý do để viết “dòng” (với D).
Trong chữ Nôm. Chữ ấy được viết như sau: ?
Phía trước là bộ Thủy 
(nước) để cho biết có liên quan đến nước.
Phía sau là chữ Dụng 
 (dùng) để chỉ cách phát âm.
Vậy đó là một chữ “có liên quan đến nước,” và phát âm giống chữ “dụng” (trong chữ Nôm đọc là “dùng”)
Vì phát âm giống “dụng” và “dùng,”chúng ta cùng thấy âm “dòng” gần và tự nhiên hơn.
Khi phát âm là “dòng,” thì viết với D là đúng.
Vì lẽ đó, những ai năng tra cứu tự điển hoặc biết qua chữ Nôm (các Giáo Sư Doãn Quốc Sỹ, Trần Trọng San… và những người tốt nghiệp Văn khoa sau các ông) có khuynh hướng viết là “dòng.”
Giáo sư/nhà văn Doãn Quốc Sỹ là con rể nhà thơ Tú Mỡ. Là một giáo sư Quốc văn, dạy về Tự Lực Văn Đoàn, ông biết rất rõ nhạc phụ đã viết Giòng Nước Ngược (cũng như Nhất Linh, Thạch Lam đã viết Giòng Sông Thanh Thủy, Theo Giòng) nhưng ông không theo. Trong cương vị một nhà giáo, ông viết Dòng Sông Định Mệnh, vì nghĩ rằng như thế đúng hơn. Nhà văn Nhật Tiến có giao tình thân với văn hào Nhất Linh. Ông là người đọc lời vĩnh biệt khi hạ huyệt trong tang lễ Nhất Linh ở Sàigòn ngày 13-7-1963. Tuy biết rất rõ Nhất Linh đặt tên cho tác phẩm cuối đời của mình là Giòng Sông Thanh Thủy, năm 1972 Nhật Tiến vẫn đặt tên cho một tập truyện của ông là Tặng Phẩm của Dòng Sông.
Trong Việt Nam thi văn hợp tuyển, khi cho in các tác phẩm văn học, Giáo Sư Dương Quảng Hàm cũng viết “dòng”:
– Sông Lục đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng (Ca dao)
– Bình bạc vỡ tuôn đầy dòng nước (bản dịch Tỳ bà hành)
Khi phiên âm Truyện Kiều, các học giả Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh
cũng đều viết “dòng”:
– Nao nao dòng nước uốn quanh (câu 55)
– Đem mình gieo xuống giữa dòng trường giang (câu 2636)
Các học giả của miền Nam trước 1975 như Giáo Sư Trần Trọng San trong cuốn Văn Học Trung Quốc Đời Chu Tần, cũng luôn luôn viết: “ngược dòng, xuôi dòng, dòng dõi…”
4) Tại sao các nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn viết “giòng”?
Khi các nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn viết Giòng Nước Ngược và Theo Giòng, tuy Tự Điển Việt Nam của Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ cùng Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị của Lê Ngọc Trụ chưa ra đời, nhưng hai bộ tự điển của Huỳnh Tịnh Của và Hội Khai Trí Tiến Đức đã xuất hiện (1895 và 1931). Rất có thể các vị không lưu tâm đúng mức đến bộ tự điển của Huỳnh Tịnh Của (xuất bản ở trong Nam), nhưng nhiều phần vì các vị có thành kiến với Hội Khai Trí Tiến Đức. Báo Phong Hóa đã đăng rất nhiều thơ văn giễu cợt, châm biếm Hội này. Trong khung cảnh ấy, việc theo những đề nghị về phương diện chính tả do tự điển Khai Trí Tiến Đức đưa ra là điều khó xảy ra.
5) Tự Lực Văn Đoàn cũng có những sai lầm khác về phương diện chính tả.
Khi xuất bản lần đầu năm 1936, tập truyện ngắn của Khái Hưng mà nay chúng ta gọi là “Dọc Đường Gió Bụi” được in với nhan đề Giọc Đường Gió Bụi:
Thời nay chúng ta cùng biết rằng viết như thế là sai. Câu đầu bài “Chí Làm Trai” của Nguyễn Công Trứ vẫn được phiên âm là:

Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc.
Tự Lực Văn Đoàn có những đóng góp rất quý giá về phương diện văn học và xã hội. Về văn học, đóng góp của Tự Lực Văn Đoàn cho nền văn xuôi Việt Nam (và cho cả Thơ Mới) rất đáng kể. Nhưng cách viết chữ quốc ngữ ở thời Tự Lực Văn Đoàn chưa hoàn hảo về phương diện chính tả. Đọc lại báo Phong Hóa, chúng ta thấy lỗi chính tả khá nhiều.
Vì những lẽ ấy, tuy vẫn nên viết tên các tác phẩm của Nhất Linh, Tú Mỡ, Thạch Lam là Giòng Sông Thanh Thủy, Giòng Nước Ngược, Theo Giòng (đó là những danh từ riêng, tên các tác phẩm đã có địa vị trong văn học sử), chúng ta vẫn nên viết “dòng” (dòng nước, dòng dõi, dòng tu …) trong những trường hợp khác.
Góp ý của nhà văn Nhật Tiến, California:
Dĩ nhiên ta tôn trọng các tác phẩm đã in thành sách như của Nhất Linh (Giòng Sông Thanh Thủy), Tú Mỡ (Giòng Nước Ngược) …, và biết ơn công trình làm mới văn chương của Tự Lực Văn Đoàn từ giữa thế kỷ trước, nhưng phải nói rằng trong hai cơ quan ngôn luận của văn đoàn này, tờ Phong Hóa và tờ Ngày Nay hãy còn chứa đầy rẫy lời văn thô sơ hay lỗi chính tả. Như một số mục chính trên tờ Phong Hóa đã dùng những từ mà cho đến nay không còn ai dùng nữa như Chuyện Ngắn thay vì Truyện Ngắn, Từ Nhỏ Đến Nhớn thay vì Từ Nhỏ Đến Lớn, Hạt Đậu Dọn thay vì Hạt Đậu Nhọn, tòa soạn quảng cáo: “Xem Phong Hóa số Tết, 20 trang. In mùi, có bìa giấy trắng” thay vì “Xem Phong Hóa số Tết, 20 trang. In mầu, có bìa giấy trắng” ..v..v…
Cho nên tôi hoàn toàn đồng ý với những nhận định xác đáng của anh Trần Huy Bích về việc viết chữ “dòng sông,” thay vì viết “giòng sông.”
Góp ý của Bác Sĩ Hà Ngọc Thuần, Brisbane, Úc Châu:
Bài viết của Anh Trần Huy Bích có thể gọi là “tường-tận”: Tường là nói rõ ràng, và tận là đã nói tới cùng. Có hai hệ-luận như sau: một là trong tương-lai chúng ta nên cùng đồng ýiết “dòng”, nhưng vì Việt Nam không có Hàn Lâm Viện để quy định chính tả nên việc này tuy dễ mà khó. Vả lại trong văn chương chẳng nên có sự bức bách, bắt người viết phải theo ý kiến mình, dù đó là ý kiến của số đông.
Cũng không nên có sự chê trách vội vã đối với một bài văn vì một vài “lỗi” chính tả mà quên đi ý tưởng của toàn thể bài viết. Việc này thường đưa đến những mối bất hòa không cần thiết. Hai là sau này khi tái bản chúng ta có dám, hay có nên, thay đổi tựa đề của tác giả mà in là “Dòng Sông Thanh Thủy” (Nhất Linh), “Theo Dòng” (Thạch Lam) và “Dòng Nước Ngược” (Tú Mỡ), hay là chúng ta bắt buộc phải tôn trọng các tác giả và giữ nguyên tựa đề như đã viết trong quá khứ.
Góp ý của Nha Sĩ Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, Columbus, Ohio:
Bản thân tôi nhiều khi cũng lúng túng vì chữ “dòng sông” và “giòng sông”.
Cám ơn anh Huy Bích đã tra cứu và giảng giải rất cặn kẽ. Từ nay tôi sẽ dùng chữ “dòng” mà không còn phải lưỡng lự gì nữa.
Còn chữ “giòng” coi như chữ cổ, vì ngôn ngữ theo thời gian có thể đọc khác đi một chút, như “ông trời” ngày trước ta gọi là “ông giời” vậy.
Góp ý của nhà văn Huy Văn Trương, Bellflower, California:
Tôi thường viết “dòng sông, dòng dõi, dòng họ” vì tôi dựa theo tự điển của Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ do nhà sách Khai Trí xuất bản năm 1970 tại Sài Gòn.
Trong cuốn tự điển này không có chữ “giòng” nào hết. Tôi dùng cuốn tự điển này vì tôi thấy nó tạm đủ so với nhiều cuốn khác. Tuy vậy trong đó cũng có nhiều chữ, theo tôi nghĩ vẫn còn trong vòng tranh cãi, như người ta thường viết là “chia sẻ” thì trong Tự Điển Lê Văn Đức viết là “chia xẻ”…
Từ trước tới giờ tôi viết “dòng sông” vì theo tự điển nhưng vẫn thấy lấn cấn thế nào đó. Đọc bài viết của anh xong, tôi không còn thấy lấn cấn nữa, mọi thắc mắc đã được giải toả. Đề nghị anh đăng bài này lên nhiều tờ báo để mọi người cùng được đọc.
Góp ý của cô Nguyễn Thị Ngọc Dung, cựu giáo sư Trung Học Võ Tánh, Nha Trang:
Xin cảm ơn anh đã gửi một câu chuyện thú vị về văn chương, ngôn ngữ Việt Nam, cách viết chữ “Giòng” hay “Dòng.”
Ngọc Dung cũng xin mạo muội chen vào, bày tỏ một vài ý kiến riêng, nho nhỏ:
1. Ngọc Dung cũng quen với chữ “Dòng” để chỉ “dòng sông” hay “dòng đời,” và chữ “giòng” để chỉ “giòng dõi.”
2. Tuy nhiên, theo thiển ý, dù viết “giòng đời” hay “dòng dõi” cũng vẫn được. Điều quan trọng là KHÔNG SAI về ý nghĩa.
6. Riêng về chữ “dòng” hay “giòng,” nếu suy từ chữ Nôm (dùng chữ “Dụng” thêm bộ “Thuỷ”) thì “dòng” nghe có lý hơn là “giòng.”
PHÚC ĐÁP GIÁO SƯ ĐÀM TRUNG PHÁP sau khi được yêu cầu đọc trước bài “Khi Tiếng Mỹ Được Chêm Vào Tiếng Việt”
(Bài này sau được phổ biến trên trang mạng Diễn Đàn Thế Kỷ ngày 13 tháng 11, 2016)
http://www.diendantheky.net/2016/11/am-trung-phap-khi-tieng-my-uoc-chem-vao.html?m=1
Tôi cũng nghĩ như anh Pháp, và rất vui thấy anh Pháp — trong cương vị một người đã nghiên cứu và dạy về ngôn ngữ gần suốt cuộc đời — nói ra một cách minh bạch như thế.
Các cụ ta xưa cũng từng “code-switching” giữa những câu thuần Việt và câu chữ Hán. Ca dao có những câu như:
Công anh đắp nấm, trồng chanh
Chẳng được ăn quả, vin cành cho cam
Xin đừng ra dạ Bắc Nam
Nhất nhật bất kiến như tam thu hề …
Một đoạn khác:
Chẳng may số phận gian nan
Lầm than cũng chịu, phàn nàn cùng ai
Đã yêu nhau giá thú bất luận tài.
Có ai phàn nàn về những câu ấy đâu?
Chúng ta có những từ nôm thuần túy như cha mẹ, non sông, mặt trời, mặt trăng …, những từ Hán Việt như phụ mẫu, giang sơn, nhật nguyệt…
Nhiều khi trong một câu thơ nôm dùng hai từ Hán Việt cũng là chuyện thường:
Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt (Vua Lê Thánh tông)
Nếu bắt sửa thành: “Hai vầng mặt trời, mặt trăng” thì … vua Lê cũng phải than: “Sao làm khó nhau thế!”
Nguyễn Du đã viết:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Tuy rất ngưỡng mộ Nguyễn Du, Vũ Hoàng Chương vẫn viết:
Cố đô một buổi lầm chinh chiến
Vầng nguyệt chia hai vạn dặm trường.
Chỗ ấy cần một tiếng trắc. Nếu bắt đổi từ “nguyệt” sang “trăng” thì cụ Vũ cũng phải vò đầu.
Chúng ta không ngạc nhiên thấy Hàn Mặc Tử viết:
Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm
Câu ấy dùng thuần nôm. Nếu Hàn Mặc Tử viết “bóng trăng” thì thích hợp hơn. Nhưng ông chọn viết “bóng nguyệt”. Nhà thơ Trịnh Y Thư đã nhận xét rất đúng: “Bóng nguyệt trần truồng tắm”… gợi cảm hơn rất nhiều.
Nhiều khi “code-switching” từ tiếng Việt thuần túy sang Hán Việt còn cần thiết: Giúp tác giả diễn ý một cách rõ hơn. Lại xin mượn thơ Vũ Hoàng Chương:
Một phen nhật nguyệt tranh ngôi sáng
Hai ngả lòng thu dựng tháp sầu.
Cụ Vũ phải dùng “nhật nguyệt” để rõ ý: 
cho cân xứng với câu sau:  = 
(nhật + nguyệt = minh)
(thu + tâm = sầu)
Nếu dùng một cách vừa phải, không quá độ, nhiều khi “code-switching” còn đem nét duyên dáng vào cho câu thơ:
Trần Tế Xương đã viết một cách lý thú từ đầu thế kỷ 20:
Gặp hội bài đen đã chẳng ù
Nào ngờ lại gặp chú phi lu 
(filou = tên ăn cắp)
Thôi thôi lạy mợ “xanh căng” lạy (cinquante = 50)
Nhưng nếu lạm dụng, nhắc lại nhiều lần quá sẽ hóa “nhàm,” không hay nữa.
Thân quý,
Trần Huy Bích
Gởi các bạn phần âm Nhà Văn Nhật Tiến nói chuyện trên đài RFA (đã khá lâu)



No comments:

Post a Comment