Lên tiếng vì quyền tự do đi lại bị xâm
phạm
Diễm
Thi,
RFA
2019-05-29
2019-05-29
Hôm
24/5/2019, Bản tuyên bố chung của những người bị xâm phạm quyền tự do đi
lại, bị cầm giữ tại nhà trái pháp luật được công khai trên mạng xã hội.
Ngăn
cản đi lại trong nước
Bản
tuyên bố đưa ra thực trạng hiện nay đối chiếu với Hiến pháp Việt Nam hiện hành
để yêu cầu chính phủ Hà Nội chấm dứt việc xâm phạm quyền tự do của công dân để
pháp luật được nghiêm minh, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Điều
23 Hiến pháp Việt Nam quy định “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở
trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các
quyền này do pháp luật quy định”.
Tuy
Hiến pháp quy định rõ như thế nhưng việc công an mặc sắc phục lẫn thường phục,
dân phòng và các lực lượng an ninh khác lởn vởn trước nhà của những người bất
đồng chính kiến và ngăn cản việc đi lại của họ diễn ra đã từ nhiều năm nay.
Thực tế này được ghi nhận bắt đầu từ năm 2011 khi các cuộc biểu tình chống
Trung Quốc diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước.
Kỹ
sư Trần Bang ở Sài Gòn, một trong những người thường xuyên bị canh chặn không
cho ra khỏi nhà nhận định:
“Tôi
cho rằng họ sợ biểu tình. Họ sợ những người có uy tín ở đám đông nên họ ngăn
chặn không cho mình có cơ hội lên tiếng cho công lý và sự thật hay các vấn đề
bức xúc trong xã hội.
Tôi
thường bị chặn vào những dịp chẳng hạn như tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa 19/1;
chiến tranh biên giới 17/2; tưởng niệm Gạc ma 14/3… Họ có thể chặn từ
những ngày trước đó kéo dài đến sau ngày tưởng niệm. Nếu chúng tôi muốn đi thì
vẫn có cách mà chúng tôi gọi là ‘dạt vòm’ để thực việc nghĩa của mình.”
Những
trường hợp bị ngăn chặn không cho ra khỏi nhà bằng nhiều cách được các nhà bất
đồng chính kiến hay các nhà đấu tranh chia sẻ trên facebook rất nhiều, như đi
theo rồi ép xe vô lề, yêu cầu về phường làm việc hoặc khóa luôn cửa ra vào từ
bên ngoài.
Tôi cho rằng họ sợ biểu tình. Họ sợ những người có uy tín ở đám
đông nên họ ngăn chặn không cho mình có cơ hội lên tiếng cho công lý và sự thật
hay các vấn đề bức xúc trong xã hội. - Trần Bang
Một
trong những vụ gần đây được Luật sư Lê Công Định chia sẻ trên trang facebook cá
nhân của ông xảy ra ngay trước ngày ông được phái đoàn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mời
gặp để trao đổi ý kiến trước cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt 2019. Lực lượng
an ninh đông đảo chặn ông ngay khi ông ra khỏi nhà và cấm ông ra khỏi nhà trong
hai ngày liên tiếp. Lý do được một an ninh của Sở Công an TPHCM giải thích rằng
các nhà ngoại giao Mỹ đã không xin phép nhà nước Việt Nam trước khi gặp ông.
Ông
Scott Busby, cố vấn cấp cao của Ngoại trưởng Mỹ, người dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ
về Việt Nam cho vòng đối thoại nhân quyền Mỹ Việt lần thứ 23 tại Hà Nội ngày
15/5/2019 nói với RFA sau chuyến đi:
“Điều
đáng quan tâm là trước khi có vòng đối thoại thì chúng tôi đã tìm cách gặp gỡ
với một số nhà hoạt động được coi là đại diện những tổ chức xã hội dân sự ở
thành phố Hồ Chí Minh, thế nhưng có 3 nhà hoạt động đã bị ngăn chận và cấm đoán
không được đến gặp chúng tôi. Chúng tôi e ngại là cầm quyền Việt Nam đã không
muốn cho chúng tôi gặp những người ấy.
Và
chúng tôi cũng được biết trước giờ hẹn với những nhà hoạt động mà chúng tôi
muốn gặp thì tư gia của họ đã bị cảnh sát bao vây, hậu quả là họ không được tự
do đến gặp chúng tôi. Tôi đã nêu vấn đề này với chính quyền Hà Nội, họ đã nghe
chúng tôi nói rõ về việc này.”
Ngăn
chặn ra nước ngoài
Không
chỉ ngăn chặn những người bất đồng chính kiến đi lại trong nước. Một số người
còn bị thu hộ chiếu, tức tước quyền đi ra nước ngoài.
Nhà
báo Võ Văn Tạo ở Nha Trang cho RFA biết trường hợp của mình:
“Giữa
tháng 5/2015 tôi có chuyến đi Singapore. Lúc đi thì bình thường nhưng lúc về
thì họ giữ tôi lại Tân Sơn Nhất từ 9 giờ tối đến 9 giờ sáng ngày hôm sau nhưng
họ vẫn trả hộ chiếu cho tôi về.
Ba
tháng sau tôi qua Phnom Penh thăm đứa cháu thì an ninh sân bay chặn tôi
lại không cho tôi đi và lấy luôn hộ chiếu của tôi với lý do ‘an ninh quốc gia’.
Cho đến bây giờ họ vẫn chưa trả.”
Ông
Võ Văn Tạo cho biết lần gần đây nhất là hôm 4/5/2019, trước ngày anh Ba Sàm
Nguyễn Hữu Vinh được thả, ông có dịp ra Hà Nội và ghé thăm vợ con anh Vinh. Lúc
ra về ông bị theo dõi, bị bắt vô phường, bị thu giữ chứng minh nhân dân và điện
thoại sau khi thả ông về.
Trên
đây chỉ là một vài trường hợp trong số hàng trăm trường hợp người dân bị chính
quyền xâm phạm quyền tự do đi lại.
Chỉ
sau 5 ngày, bản tuyên bố đã có 100 người ký tên. Họ là những người từng bị
xâm phạm quyền tự do đi lại, bị cầm giữ tại nhà.
Ông
Trần Bang cho biết bản tuyên bố chung là một cách để họ lên tiếng, rằng họ
không bị tòa án kết tội nhưng họ lại bị biến thành tù nhân. Ông nói thêm:
“Bản
tuyên bố chung này tố cáo việc vi phạm nhân quyền, vi phạm công ước quốc tế về
quyền dân sự chính trị; vi phạm tuyên ngôn nhân quyền 1948; vi phạm các điều
luật hình sự, tố tụng hình sự, vi phạm hiến pháp…”
Với
nhà báo Võ Văn Tạo thì việc ký vào bản tuyên bố chung chứng tỏ những người
tranh đấu đều bất bình với việc bị ngăn chặn đi lại. Họ ký để lên tiếng với
công luận trong và ngoài nước, cũng như cho các nước có quan hệ với Việt Nam
biết được và đưa vào hồ sơ nhân quyền Việt Nam.
Dự
thảo cải cách thủ tục xuất nhập cảnh
Chiều
28/5/2019, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Xuất cảnh,
nhập cảnh của công dân Việt Nam từ Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ
trưởng Bộ Công an.
Ông
Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh một số điểm mới của Dự thảo Luật Xuất cảnh, nhập
cảnh của công dân Việt Nam; trong đó nêu rõ ‘ Dự án Luật đã cụ thể hoá, thể
hiện một bước tiến rất dài trong việc thực hiện quyền tự do, dân chủ của người
dân được quy định trong Hiến pháp; trừ một số trường hợp, còn lại đại đa số
người dân đều được cấp hộ chiếu, đều có quyền xuất cảnh, nhập cảnh.’
Vậy
liệu những người bất đồng chính kiến từng bị thu hộ chiếu vì lý do ‘an ninh
quốc gia’ có được nhà nước trả lại hộ chiếu nếu dự luật của ông Tô Lâm vừa nêu
được thông qua hay không, nhà báo Võ Văn Tạo khẳng định ngay rằng tuyên bố của
ông Tô Lâm nói về những trường hợp khác chứ không phải trường hợp như của ông.
Ông giải thích:
“Lâu
nay thủ tục hành chính trong lãnh vực xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam quá
rườm rà, rối rắm khi họ đi thăm thân nhân hay du lịch thì bây giờ họ cải tiến,
chứ với những trí thức phản biện như chúng tôi thì họ xếp vào dạng nguy hiểm
cho chế độ độc tài của họ. Cho dù dự luật có thông qua thì họ cũng không trả
lại hộ chiếu cho chúng tôi đâu.”
Ông
Trần Bang nhắc lại tuyên bố của bà luật sư Ngô Bá Thành ‘Việt Nam có rất nhiều
luật, một rừng luật, nhưng khi thực hiện thì theo luật rừng.’
No comments:
Post a Comment