ĐBQH
kiến nghị: Việt Nam cần thiết một nền giáo dục không nói dối
Hòa Ái, RFA
2019-05-30
2019-05-30
Phát
biểu tại nghị trường Quốc hội vào ngày 30 tháng 5, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH)
Nguyễn Lân Hiếu nêu lên kiến nghị liên quan triết lý giáo dục của việt Nam rằng
trước mắt cần thiết đưa ra nguyên tắc giáo dục là một nền giáo dục không nói
dối.
Giới
chuyên gia giáo dục nói gì trước khiến nghị vừa nêu?
Giáo dục không trung
thực
Trong
phiên thảo luận Quốc hội về tình hình kinh tế-xã hội vào sáng ngày 30 tháng 5,
Đại biểu Thái Trường Giang, của tỉnh Cà Mau lên tiếng rằng những gì diễn ra
trong thời gian qua cho thấy có sự lo lắng, thậm chí còn nghi ngờ vai trò là
quốc sách hàng đầu của Giáo dục-Đào tạo.
Đại
biểu Quốc hội Thái Trường Giang khẳng định bệnh thành tích trong ngành giáo dục
không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng, dẫn đến chất lượng giáo dục không
thực chất, qua dẫn dụ về một lớp học có 43 học sinh mà trong đó có 42 em học
sinh giỏi và duy nhất 1 em học sinh khá. Vị Đại biểu đến từ Cà Mau nhấn mạnh là
“Bây giờ tìm một em học sinh yếu kém khó như mò kim đáy bể.”
Lướt
qua trang fanpage của các báo mạng quốc nội, Đài RFA ghi nhận rất nhiều ý kiến
của độc giả bày tỏ sự đồng tình với phát biểu của Đại biểu Quốc hội Thái Trường
Giang. Không ít ý kiến cho rằng ông Thái Trường Giang đã nói hộ cho ý kiến của
nhân dân và kêu gọi Bộ Giáo Dục cần nghiêm túc tiếp thu và phải xóa bằng được
bệnh thành tích trong ngành giáo dục thì mới được văn minh và có chất lượng
thực chất.
Có lẽ tôi nhìn theo cái nhìn của một người già trải nghiệm thì
tin nó tới đáy là phải thay đổi để được khá lên. Tiếp đến là diễn biến ra sao,
đường đi như thế nào…thì tôi không tiên đoán nữa bởi vì cũng mệt mỏi rồi. Nhưng
tôi nghĩ đó là dấu hiệu của sự thay đổi buộc phải đến, không thể không thay đổi
-Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh
-Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh
Tiến
sĩ Vũ Thị Phương Anh, Phó giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ Chất lượng
giáo dục (EQTS), thuộc Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam vào tối
cùng ngày chia sẻ với RFA rằng bà không lấy làm ngạc nhiên và có phần vui mừng
trước lời phát biểu tại nghị trường Quốc hội của Đại biểu Thái Trường Giang.
Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh nói:
“Tôi
không có gì ngạc nhiên hết. Tôi mừng là đến bây giờ người ta nhận ra vấn đề.
Nhưng mà tôi cũng tiếc, thậm chí phải nói là đau khi những lời cảnh báo của chỗ
này chỗ khác bền bỉ trong nhiều năm qua và trong đó có tôi, tuy là yếu ớt thì
không ai nghe. Hoặc là người ta biết mà người ta không dám nói. Chính tôi đã
nói về những điều này, đã nhiều lần công khai ở nhiều chỗ khác nhau rằng không
nên nói dối về sự thật, dù rằng nó đau nhưng nên nói ra để sửa. Đến bây giờ đưa
ra giữa hội trường Quốc hội thì rất là muộn. Tôi nghĩ có lẽ đã 20 năm nay rồi
đó. Nhưng tất nhiên là muộn còn hơn không.”
Qua
trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh nhấn mạnh những việc làm sai
trái trong ngành giáo dục nhiều năm qua đã và đang gây ra nhiều tổn thất cho xã
hội mà những hệ lụy đó tính theo thế hệ, chứ không phải theo năm hay theo ngày
tháng. Tuy vậy, qua những thông tin dồn dập liên quan về các tiêu cực của ngành
giáo dục mà truyền thông trong nước đăng tải gây chú ý trong dư luận, đặc biệt
về gian lận thi cử trong mùa thi năm 2019, Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh cho rằng
có lẽ đến thời điểm bắt đầu của một sự thay đổi:
“Có
lẽ tôi nhìn theo cái nhìn của một người già trải nghiệm thì tin nó tới đáy là
phải thay đổi để được khá lên. Tiếp đến là diễn biến ra sao, đường đi như thế
nào…thì tôi không tiên đoán nữa bởi vì cũng mệt mỏi rồi. Nhưng tôi nghĩ đó là
dấu hiệu của sự thay đổi buộc phải đến, không thể không thay đổi.”
Kiến nghị khả thi?
Đại
biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu, của tỉnh An Giang, cũng tại phiên thảo luận Quốc
hội về tình hình kinh tế-xã hội vào sáng ngày 30 tháng 5, nhắc lại phiên thảo
luận về Luật Giáo dục sửa đổi đã có nhiều ý kiến bàn về triết lý giáo dục và
bản thân ông kiến nghị trước mắt rất cần thiết phải đưa ra nguyên tắc giáo dục
là một nền giáo dục không nói dối.
Nhận
định về kiến nghị của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu, Giáo sư Hoàng
Dũng, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng không thể khả
thi:
“Giáo
dục ở Việt Nam có thể nói rằng cực kỳ khó để giải quyết. Tại vì nhà trường
không tách rời khỏi xã hội, mà cả xã hội được điều hành trên cơ sở của những
nguyên lý hoàn toàn dối trá. Tôi lấy ví dụ, nói rằng là ‘Quốc hội là cơ quan
quyền lực cao nhất’, nhưng trên thực tế thì ai cũng biết cơ quan quyền lực cao
nhất là Bộ Chính trị, không phải là Quốc hội gì cả; hay nói rằng ‘nhà nước là
của dân, do dân, vì dân’ nhưng trên thực tế nó không phải như vậy. Toàn bộ cả
một hệ thống chính trị được xây dựng trên những nguyên lý mà nghe thì tốt đẹp
lắm nhưng ai cũng thấy là dối trá. Dối trá từ việc xây dựng Nhà nước cho đến
việc thực hiện những chính sách cụ thể. Cho nên trong điều kiện đó mà đòi giáo
dục thành ốc đảo riêng có sự trung thực được coi là hàng đầu thì tôi thấy đấy
là một mơ ước và khó lòng thực hiện lắm.”
Giáo dục ở Việt Nam có thể nói rằng cực kỳ khó để giải quyết.
Tại vì nhà trường không tách rời khỏi xã hội, mà cả xã hội được điều hành trên
cơ sở của những nguyên lý hoàn toàn dối trá…Toàn bộ cả một hệ thống chính trị
được xây dựng trên những nguyên lý mà nghe thì tốt đẹp lắm nhưng ai cũng thấy
là dối trá. Dối trá từ việc xây dựng Nhà nước cho đến việc thực hiện những
chính sách cụ thể. Cho nên trong điều kiện đó mà đòi giáo dục thành ốc đảo
riêng có sự trung thực được coi là hàng đầu thì tôi thấy đấy là một mơ ước và
khó lòng thực hiện lắm
-Giáo sư Hoàng Dũng
-Giáo sư Hoàng Dũng
Một
vài chuyên gia giáo dục Đài RFA tiếp xúc thì khẳng định ngành giáo dục Viêt Nam
không những bị lạc hậu, lạc đường mà còn có quá nhiều tiêu cực vì sự không
trung thực của ngành và do đó ngành giáo dục phải cấp thiết thay đổi.
Hồi
đầu tháng 11 năm 2018, trong phiên trả lời chất chất vấn Đại biểu Quốc hội, Phó
Thủ tướng Vũ Đức Đam kêu gọi Đại biểu Quốc hội góp ý cho Luật Giáo dục sửa đổi.
Tuy
nhiên, nhiều chuyên gia giáo dục bày tỏ họ không thấy có sự lạc quan nào cho
viễn ảnh của ngành giáo dục khi triết lý giáo dục được cô đọng trong Bộ luật
Giáo dục năm 2005 cũng như cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục,
chủ yếu lấy Chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, đào tạo
con người toàn diện về đạo đức lẫn trí tuệ; nhưng phải trung thành với lý tưởng
xã hội chủ nghĩa.
Trong
khi đó cũng có ý kiến cho lối ra của ngành giáo dục Việt Nam hiện nay là nên kế
thừa di sản giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa trước đây, như ý kiến của Phó Giáo
sư-Tiến sĩ Mạc Văn Trang, cựu viên chức làm việc hơn 30 năm ở Viện Khoa học
Giáo dục rằng “nên đưa ra triết lý dân tộc, nhân bản, khai phóng thì mới
đúng bản chất của giáo dục”.
No comments:
Post a Comment