Truyền
thông nhà nước và những phiên tòa chính trị
Hòa Ái, phóng viên RFA
2019-03-19
2019-03-19
Truyền thông trong
nước đăng tải thông tin về phiên tòa phúc thẩm đối với 5 thành viên của Liên
Minh Dân Tộc Việt Nam, và được giới hoạt động cho rằng thiếu trung thực, dẫn
đến những tác hại sâu xa trong việc định hướng dư luận.
Tường thuật thiếu sót
Lượt qua trang fanpage
của các tờ báo chính thống, liên quan thông tin tòa án Nhân dân Cấp cao tại
thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xét xử nhóm 5 người với cáo buộc tội “hoạt động
lật đổ chính quyền”, diễn ra vào ngày 18 tháng 3, nhiều độc giả có ý kiến phê
phán nặng nề đối với 5 bị cáo, kêu gọi toà án, phải trừng trị thích đáng vì đất
nước đang yên bình thì tại sao lại có dã tâm ảo tưởng phá hoại?
Điển hình, Báo mạng
VnExpress, tường thuật phiên tòa với nội dung tóm tắt của bản cáo trạng, đánh
giá của Hội đồng xét xử cho là hành vi của nhóm 5 người gồm Lưu Văn Vịnh (52
tuổi), Nguyễn Quốc Hoàn (42 tuổi), Nguyễn Văn Đức Độ (44 tuổi) cùng 2 đồng phạm
khác là đặc biệt nguy hiểm, đe dọa an ninh quốc gia…nên cần xử nghiêm.
VnExpress cho biết sau
phiên sơ thẩm, diễn ra vào tháng 10 năm 2018, bị cáo Vịnh và 3 đồng phạm kêu
oan, một người xin giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại
TP.HCM, trong phiên tòa phúc thẩm bác đơn kháng cáo kêu oan và tuyên y án sơ
thẩm; 15 năm tù đối với Lưu Văn Vịnh, 13 năm tù đối với Nguyễn Quốc Hoàn, 8-11
năm tù đối với Nguyễn Văn Đức Độ và 2 đồng phạm khác. Các bị cáo phải chấp hành
thêm 3 năm quản thúc tại gia sau khi mãn án tù.
Trong bản tin tường
thuật phiên tòa phúc thẩm diễn ra vào ngày 18 tháng 3, VnExpress dẫn lời nói
của bị cáo Lưu Văn Vịnh rằng không thừa nhận thành lập tổ chức “Liên Minh Dân
Tộc Việt Nam”, không trực tiếp lật đổ ai, bàn luận chơi với một số người.
Độc giả Minh Nt viết
trên trang fanpage của VnExpress là “Chỉ bàn luận chơi hả. Bây giờ bóc lịch
chơi 13 năm nhé. Còn nếu bóc thật phải 30 năm mới đúng”. Hay độc giả Van Tru
Pham nêu quan điểm cá nhân rằng “Hãy xử nặng để lấy đó mà làm gương”. Một thính
giả ở Sài Gòn, là người thường xuyên theo dõi tin tức trên báo đài, nói với RFA
ý kiến của mình sau khi đọc thông tin về phiên tòa:
Mình không phải luật
sư. Mình cũng không biết luật như thế nào. Nhưng mà dẫn chứng như xem thông tin
trên các video clip và ngồi uống cà phê tán gẫu với nhau, rồi tự phong chức
tước cho nhau…Việc này giống như một chuyện phiếm, chứ đâu có gì đến mức để gọi
là ‘đe dọa an ninh quốc gia’ dữ dội. Mức án từ 8 đến 11 năm tù, hay 15
năm tù đối với người cầm đầu thì thấy nặng nề quá. Có những tội danh mà chống
phá trước mắt rõ ràng như mượn chức tước để lủng đoạn, vụ đánh bài qua mạng,
bắt tay với thương buôn…nói chung lên báo hàng loạt; hay như tin mới nhất, nóng
nhất là cưỡng hôn trong thang máy, phạt 200 ngàn đồng. Phạt vậy thì phạt làm
gì? Luật bây giờ không biết sao nói đây? Không biết thế nào là đúng, thế nào là
sai nữa
-Cư dân Sài Gòn
-Cư dân Sài Gòn
“Mình không phải luật
sư. Mình cũng không biết luật như thế nào. Nhưng mà dẫn chứng như xem thông tin
trên các video clip và ngồi uống cà phê tán gẫu với nhau, rồi tự phong chức
tước cho nhau…Việc này giống như một chuyện phiếm, chứ đâu có gì đến mức để gọi
là ‘đe dọa an ninh quốc gia’ dữ dội. Mức án từ 8 đến 11 năm tù, hay 15
năm tù đối với người cầm đầu thì thấy nặng nề quá. Có những tội danh mà chống
phá trước mắt rõ ràng như mượn chức tước để lủng đoạn, vụ đánh bài qua mạng,
bắt tay với thương buôn…nói chung lên báo hàng loạt; hay như tin mới nhất, nóng
nhất là cưỡng hôn trong thang máy, phạt 200 ngàn đồng. Phạt vậy thì phạt làm
gì? Luật bây giờ không biết sao nói đây? Không biết thế nào là đúng, thế nào là
sai nữa?”
Còn một nửa sự thật
Trong khi đó, tiếng
nói của thân nhân gia đình 5 bị cáo không được tiếp xúc với truyền thông quốc
nội. Anh Nguyễn Văn Đức Ấn, vào tối ngày 19 tháng 3 kể lại với RFA rằng vào khi
tòa thông báo tạm hoãn xử phúc thẩm, dự kiến diễn ra hồi hạ tuần tháng 1 năm
2019, có cho biết phiên tòa sẽ mở công khai. Sau khi luật sư bào chữa cho hay
phiên tòa phúc thẩm sẽ mở vào ngày 18 tháng 3, gia đình của anh Nguyễn Văn Đức
Độ đã làm đầy đủ thủ tục tham dự phiên tòa, nhưng:
“Hôm qua xử phúc thẩm,
tôi và người em trai là Nguyễn Đức Hải cùng với người nhà của Từ Công Nghĩa đi
vào và người ta đưa thẻ cho mình đi vào tham dự phiên tòa. Chúng tôi vào tòa
qua sự kiểm soát của công an. Khi vào bên trong thì gia đình cũng được gặp Độ,
gặp được tất cả 5 người trong đó. Nhưng khi đến khi tòa chuẩn bị xử thì lại ép
không cho chúng tôi ngồi lại tham dự phiên tòa. Sau một lúc đôi co, có một viên
công an nói rằng chỉ một mình bà Thập (vợ của ông Lưu Văn Vịnh) được vào thôi,
còn tất cả mọi người không được vào. Chúng tôi cũng lên tiếng đòi hỏi sự công bằng,
nhưng bên công an yêu cầu chúng tôi phải đi ra ngoài, còn ở đây không giữ trật
tự thì sẽ trục xuất chúng tôi ra khỏi tòa, và yêu cầu chúng tôi nếu tham dự thì
vào phòng xem qua màn hình. Nhưng chúng tôi chỉ xem được hình mà không nghe
thấy tiếng, chỉ nghe âm thanh rẹt…rẹt, mà không thể nghe được tiếng nói của
những người tham dự trong phiên tòa nói gì cả.”
Trên trang Facebook cá
nhân của Luật sư Đặng Đình Mạnh, một luật sư tham gia bào chữa cho nhóm 5 thành
viên Liên Minh Dân Tộc Việt Nam, tường thuật chi tiết vụ việc cũng như diễn
tiến của phiên tòa phúc thẩm, diễn ra trong ngày 18 tháng 3. Trong đó, Luật sư
Đặng Đình Mạnh ghi rõ cả năm bị cáo đều xác định giữ nguyên yêu cầu kháng cáo
kêu oan, khẳng định không phạm tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”
theo điều 79 Bộ luật hình sự 1999. Luật sư Đặng Đình Mạnh còn ghi lại chi tiết
lời nói của các bị cáo tại tòa, khi được nói lời sau cùng:
“- Ông Lưu Văn Vịnh:
Tôi không có tội. Chính cộng sản mới có tội, rồi sẽ có lúc các người sẽ phải
trả lời về tội lỗi của các người trước nhân dân.
- Ông Nguyễn Quốc Hoàn: Tôi không có tội.
- Ông Nguyễn Văn Đức Độ: Tôi là nạn nhân của sự lưu manh của cơ quan điều tra.
- Ông Từ Công Nghĩa: Yêu cầu chính quyền cộng sản trả tự do cho chúng tôi. Chúng tôi vô tội.”
- Ông Nguyễn Quốc Hoàn: Tôi không có tội.
- Ông Nguyễn Văn Đức Độ: Tôi là nạn nhân của sự lưu manh của cơ quan điều tra.
- Ông Từ Công Nghĩa: Yêu cầu chính quyền cộng sản trả tự do cho chúng tôi. Chúng tôi vô tội.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh
tường thuật chi tiết bất ngờ làm náo loạn tại phiên tòa phúc thẩm là sau khi nghe
phần nhận định của tòa rằng không có cơ sở chấp nhận đơn kháng cáo kêu oan, các
bị cáo đều vung đôi tay đang bị còng thét lớn “Đả đảo phiên tòa”, “Đả đảo phiên
tòa bất công”, “Đả đảo Cộng sản”, át cả tiếng chủ tọa phiên tòa đang tuyên đọc
bản án.
Vai trò của truyền thông nhà nước
Đài RFA ghi nhận các
phiên tòa xét xử những người bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động dân chủ ôn
hòa, những người lên tiếng bảo vệ môi trường…tại Việt Nam thông thường diễn ra
một cách chóng vánh và kết thúc với các bản án được định sẵn, mà không ít luật
sư trong nước cho là “vô pháp” trong khi truyền thông nhà nước có khi đưa tin,
có khi không. Trả lời câu hỏi của Đài Á Châu Tự Do về vai trò của các cơ quan
truyền thông chính thống trong việc đưa tin tức những phiên tòa như thế này,
cựu tù chính trị Blogger Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải cho biết có hai lý do:
“Lý do thứ nhất là
viết theo chỉ đạo. Họ lượt bỏ đi những chi tiết không có lợi cho chính quyền
trong các phiên tòa đó và họ cũng cố tình vu cáo vào những người hoạt động bất
đồng chính kiến. Họ buộc phải làm như vậy. Còn một nguyên nhân thứ hai nữa là
họ không được theo dõi toàn bộ phiên tòa. Ví dụ như các phiên tòa xử Câu Lạc Bộ
Nhà Báo Tự Do. Trong phiên tòa sơ thẩm, sau khi khai mạc phiên tòa thì các báo
có đủ mặt. Nhưng khi phiên tòa diễn ra thì một số báo chí phải đi ra ngoài, chỉ
còn có báo của Thông Tấn Xã Việt Nam và của An Ninh thôi. Đặc biệt trong phiên
phúc thẩm, sau phần thủ tục của phiên tòa thì còn đủ các báo và xong phần thủ
tục thì các báo đi ra hết, ngoại trừ chỉ còn lại Báo An Ninh.”
Nhà báo Nguyễn Văn Hải
nói với RFA vào giờ chót trước khi phiên phúc thẩm diễn ra, ông báo với luật sư
bào chữa rằng các trang miền trên blogspot mà tòa dùng để cáo buộc tội ông là
hoàn toàn không đúng, và tại phiên toà phúc thẩm, diễn ra hồi ngày 28 tháng 12 năm
2012:
Lý do thứ nhất là viết
theo chỉ đạo. Họ lượt bỏ đi những chi tiết không có lợi cho chính quyền trong
các phiên tòa đó và họ cũng cố tình vu cáo vào những người hoạt động bất đồng
chính kiến. Họ buộc phải làm như vậy. Còn một nguyên nhân thứ hai nữa là họ
không được theo dõi toàn bộ phiên tòa
-Nhà báo Nguyễn Văn Hải
-Nhà báo Nguyễn Văn Hải
“Cả luật sư bào chữa
lẫn những lời bào chữa của mình đều không đưa vào bản án và họ đều không nghe.
Án bỏ túi mà. Họ lấy trong túi ra đọc thôi. Vụ án đó đặc biệt, nếu mà để báo
chí theo dõi thì không thể nào bịt được. Cho nên sau khi làm xong phần thủ tục
thì họ đuổi hết báo chí ra ngoài, chỉ còn lại truyền hình của An Ninh thôi.”
Một số độc giả theo
dõi thông tin phiên tòa phúc thẩm 5 thành viên Liên Minh Dân Tộc Việt Nam trên
báo chí nhà nước mà Đài RFA tiếp xúc được, nói rằng sau nghe nghe chúng tôi
tường thuật toàn bộ nội dung diễn tiến của phiên tòa, họ mong muốn các cơ quan
báo đài tại Việt Nam cần phải đưa tin trung thực và nếu không thì người dân sẽ
tẩy chay, vì “một nửa sự thật không phải là sự thật”.
Đài Á Châu Tự Do cũng
ghi nhận giới quan sát tình hình Việt Nam lên tiếng chỉ trích hệ thống công
quyền của Hà Nội vi phạm nhân quyền qua các phiên tòa đối với công dân là những
người bất đồng chính kiến. Và mới nhất qua phiên tòa phúc thẩm nhóm 5 thành
viên của Liên Minh Dân Tộc Việt Nam, cựu tù nhân lương tâm-Luật sư Lê Công Định
chia sẻ trên Facebook rằng “Một vụ án được chính chế độ gọi là ‘đặc biệt nghiêm
trọng’ với mức án nặng nề cho các bị cáo, mà Tòa án cấp cao chỉ xử qua loa trong
buổi sáng rồi tuyên y án, theo chỉ đạo của ngành an ninh. Ở đâu trên thế giới
này thân phận con người và công lý rẻ rúng như vậy?”
No comments:
Post a Comment