Phát Súng Đầu
Tiên, Phát
Súng Cuối
Cùng?
Trần Hưng
Ngày 06/7/2018, Mỹ nã
phát súng đầu tiên trong cuộc chiến thương mại với Trung Cộng. Kịch bản chiến
trường có thể được hình dung như sau:
1. Mỹ nã đạn nặng 34
tỷ USD, Trung Cộng đáp lại 34 tỷ USD;
2. Mỹ nạp tiếp đạn
nặng 24 tỷ USD, Trung Cộng đáp lại 24 tỷ USD.
Kết thúc trận mở màn,
hai bên tạm “hưu chiến”, Mỹ khui sâm banh ăn mừng chiến thắng, Trung Cộng cũng
mở Mao Đài lấy sức. Xã hội Mỹ vẫn bình thường như mọi ngày bình thường, đại lục
cuốn cuồng, hoảng loạn vì chứng khoán sập sàn, bong bóng bất động sản nổ dây
chuyền, nợ công và nợ doanh nghiệp “trăm hoa đua vỡ”.
Mỹ tiếp tục nã loạt
đạn 40 tỷ USD, nâng tổng trọng lượng ba lần bắn phá lên 100 tỷ USD, phía Trung
Cộng cũng gồng mình chống trả để “lấy uy” trước thế giới năm châu.
Mỹ tiếp tục nạp đạn
nặng 100 tỷ USD bắn về phía Trung Cộng, nâng tổng trọng lượng các loạt đạn đã
bắn lên 200 tỷ USD. Phía Trung Cộng bắt đầu loạng choạng vì lượng hàng hóa mà
Trung Cộng nhập khẩu từ Mỹ năm 2017 chỉ đạt 170 tỷ USD, trong khi đó Trung Cộng
xuất cảng sang Mỹ tới 480 tỷ USD. Điều này cho thấy phía Trung Cộng đã hết đạn
để bắn trong khi Mỹ còn tới: 480 tỷ USD – 170 tỷ USD = 310 tỷ USD.
Để chống trả lại cơ số
đạn của Mỹ chưa bắn nặng tới 310 tỷ USD. Hoặc Trung Cộng kéo cờ trắng đầu hàng,
hoặc sẽ liều lĩnh chui theo cửa thoát hiểm để thoát thân đó là sử dụng của “để
dành” được tích cóp sau nhiều năm làm ăn gian dối, đó là “trái phiếu kho bạc
Mỹ” mà Trung Cộng đang nắm giữ với giá trị gần 1,17 ngàn tỷ USD.
Nếu như vào những năm
trước đây, sức khỏe của nền kinh tế Mỹ không được tốt, tỷ lệ thất nghiệp cao
thì vũ khí “bán tháo trái phiếu Mỹ” sẽ làm cho Mỹ và cả Trung Cộng rơi vào cảnh
“lưỡng bại câu thương”. Thời điểm này kinh tế Mỹ khỏe như rồng, công ăn việc
làm của công dân Mỹ là rất tuyệt vời trong vòng 20 năm trở lại. Đặc biệt, với
bậc thầy về kinh tế, Trump đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho kịch bản “bán tháo cổ phiếu
Mỹ” mà Trung Cộng bị ép vào đường cùng sẽ liều chết tung ra.
Trước khi phát pháo
công thành, Trump đã làm cho giới đầu tư cổ phiếu ở thị trường chứng khoán
Trung Cộng và tiểu đệ Việt Cộng “rời sàn” tìm nơi trú ẩn an toàn. Nơi trú ẩn an
toàn trong lúc này chính là cổ phiếu kho bạc Mỹ, bởi các đối tượng hợp tác của
Mỹ là Châu Âu, Nhật, Nam Hàn cũng bị Trump buộc “cân bằng thương mại” với mục
tiêu “bao vây diệt Tàu” thì trái phiếu của họ cũng kém hấp dẫn hơn so với trái
phiếu Mỹ. Đây là lý do tại sao khối ngoại ồ ạt tháo chạy khỏi sàn chứng khoán
của Trung Cộng và Việt Cộng làm cho huynh đệ nhà nó sập sàn. Bởi họ sẽ rút tiền
ra khỏi Trung Cộng và Việt Cộng vừa để bảo toàn vốn, vừa để sẵn sàng mua ngay
trái phiếu kho bạc Mỹ do Trung Cộng túng quẫn bán ra.
Khi trái phiếu Mỹ vẫn
không giảm giá, thì giá trị đồng USD cũng không giảm giá vì lãi suất trên đồng
USD không giảm. Khi ấy, Mỹ không thiệt hại gì, Trung Cộng cũng không lỗ nhiều
khi bán tháo trái phiếu Mỹ mà nó đang nắm giữ, nhưng cái thiệt lớn nhất cho
Trung Cộng lúc này là “mất hết sự lợi hại truyền thống” đó là nước nắm giữ
nhiều nhất trái phiếu kho bạc Mỹ, một lợi thế mà các đời tổng thống trước đã
phải lo sợ hơn cả vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn. Giờ đây, vũ khí trái phiếu Mỹ
đã không còn trong tay gã Chí Phèo Trung Cộng vì nó được dân Mỹ mua lại và các
nhà đầu tư của các nước không phải là Trung Cộng mua lại.
Mất đi ngôi vị nước
nắm nhiều trái phiếu kho bạc Mỹ, Trung Cộng sẽ mềm nhũng ra như con Chi Chi,
chỉ cần Mỹ xô nhẹ thêm một cái nữa đó là dụ nó chạy đua mua sắm vũ khí để hù
dọa các nước thấp cổ, bé họng.
Trung Cộng hết tiền,
các đối tượng hợp tác của nó là các nước nghèo đói, tham nhũng cũng sẽ bỏ nó mà
đi vì những dự án do nó đầu tư dở dang sẽ chết non ở tuổi vị thành niên vì chủ
đầu tư Trung Cộng hết tiền. Mỹ, Châu Âu và các đồng minh khác của Mỹ sẽ thay
Trung Cộng tiếp quản và hoàn thiện, khai thác để bù đắp vào thiệt hại do cuộc
chiến thương mại Mỹ-Trung gây ra.
Hổ báo, lưu manh không
sợ dao găm, mã tấu mà chữ sợ hai chữ “đầu tiên”, không có tiền có ghiền cũng
chịu. Trump dùng vũ khí thương mại để hạ gục hổ giấy Trung Cộng là cách “lưỡng
toàn kỳ mỹ” để khẳng định “nước Mỹ là trên hết”. Một lần nữa, khái niệm “kinh
tế-chánh trị” là “một cặp phạm trù” và “kinh tế quyết định chính trị” lại đúng
khi nước Mỹ chọn tỷ phú già rơ lên làm tổng thống trong thời khắc Trung Cộng
thổi bùng tư tưởng bá quyền qua khái niệm “made in China 2025” cùng với cuồng
vọng “vành đai-con đường” với tham vọng “giấc mơ Trung hoa” khi Tập cuồng ngôn
tuyên bố “Trung Cộng sẽ là cường quốc kinh tế, quân sự vào năm 205.
Trần Hưng.
No comments:
Post a Comment