Phạm
Minh Chính và Đặc khu Vân Đồn (Phần 2)
Cát Linh, RFA
2018-06-19
2018-06-19
Vân Đồn, Quảng
Ninh-Việt Nam
Phần 2: Phạm Minh
Chính, Đào Nhất Đào, Vân Đồn và Một vành đai, một con đường
Trong phần 1, chúng
tôi đã trình bày về sự ra đời của dự án đặc khu kinh tế, đặc biệt là đặc khu
Vân Đồn, Quảng Ninh.
Sự liên kết giữa hai
nhân vật quan trọng là ông Phạm Minh Chính là bà Đào Nhất Đào ảnh hưởng như thế
nào trong sự hình thành thành đặc khu Vân Đồn cũng như dự thảo luật Đặc khu?
Đào Nhất Đào và Vân Đồn
Một năm sau chuyến
thăm của đoàn đại biểu gồm 5 chuyên gia của CCSEZR đến tỉnh Quảng Ninh ngày 19
tháng Giêng năm 2013, bà Đào Nhất Đào đã quay lại Việt Nam vào ngày 19 tháng 3
năm 2014 để tham dự Hội thảo Khoa học quốc tế về phát triển đặc khu kinh tế.
Tại đây, bà Đào Nhất
Đào dành những lời nhận xét khá ưu ái khi trả lời phóng viên Báo Quảng Ninh về
tiềm năng phát triển của đặc khu Vân Đồn:
“Theo đánh giá của
tôi, Vân Đồn hiện có những điều kiện thuận lợi hơn Thâm Quyến ngày trước rất
nhiều: Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm trong tam giác kinh tế phía Bắc, có
những điều kiện thuận lợi về thiên thời, địa lợi và ưu thế đi sau, hiện chỉ còn
thiếu nhân hòa.”
Nhấn mạnh ngay sau đó,
bà đưa ý kiến về giải pháp, đó là: “Để có được điều này, theo tôi Chính
phủ Việt Nam phải giao cho Quảng Ninh những cơ chế đặc thù.”
Làm sao để bù “nhân
hoà”? Thế nào là cơ chế đặc thù?
Đáng chú ý, bà Đào
Nhất Đào là cố vấn, kiến trúc sư trưởng của chiến lược ‘Một vành đai, Một con
đường’ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Những chuyên gia kinh tế gọi nhận
định đây là chiến lược có tham vọng nhân rộng ra cả Châu Á.
Vân Đồn và Một vành đai, một con đường
Rất nhiều các nhà
nghiên cứu chính trị kinh tế trên thế giới đã đưa ra những quan ngại về ảnh
hưởng của chiến lược Vành đai, con đường đối với những quốc gia nó liên kết.
Tờ Tuổi Trẻ ngày 18
tháng 4 có một bài viết trong đó trích dẫn ý kiến của Ông Peter Cai, chuyên gia
tư vấn tại Viện Lowy (Úc) chuyên nghiên cứu chiến lược "Vành đai, Con
đường", nhận định rõ ràng rằng ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc sẽ mở
rộng ở những quốc gia mà "Vành đai, Con đường" liên kết.
Trung tâm nghiên cứu
quốc phòng cấp tiến (C4ADS), có trụ sở ở thủ đô Washington, Mỹ nhận định trong
1 báo cáo ngày 17 tháng 4 rằng “Vành đai, con đường” của Bắc Kinh là thật ra
nhằm phục vụ mục đích mở rộng ảnh hưởng chính trị và sự hiện diện quân sự của
Trung Quốc.
Một báo cáo khác của
các nhà nghiên cứu Mỹ về 15 dự án cảng biển do Trung Quốc cấp vốn ở Bangladesh,
Sri Lanka, Campuchia, Úc, Oman, Malaysia, Indonesia, Djibouti và những quốc gia
khác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương kết luận rằng các dự án này không
được xúc tiến theo hướng "có lợi cho đôi bên" như Bắc Kinh tuyên bố.
Thay vào đó, các khoản đầu tư dường như để tạo ra ảnh hưởng chính trị, lén lút
mở rộng hiện diện quân sự của Trung Quốc và dựng lên một môi trường chiến lược
có lợi cho Bắc Kinh trong khu vực.
Ông Phạm Chí Dũng chia
sẻ thêm những nhận định về vai trò của đặc khu ở Việt Nam.
Bà Đào Nhất Đào, kiến
trúc sư trưởng của Một vành đai, một con đường phải tiếp xúc với ông Phạm Minh
Chính, trên cương vị bà Đào Nhất Đào là người chủ trì đề án và ông Phạm Minh
Chính là người đứng đầu địa phương Vân Đồn nơi sẽ hình thành đặc khu. Hai tư
tưởng lớn, 1 bên là phía ông Tập Cận Bình, một bên là tư duy của bên Đảng thì
việc bà Đào Nhất Đào và ông Phạm Minh Chính kết nối với nhau là đương nhiên
thôi
-Nhà báo Nguyễn An Dân
-Nhà báo Nguyễn An Dân
“Đặc khu chính là môi
trường vô cùng thông thoáng để rửa tiền, mà cơ quan pháp luật không thể làm gì
khác. Chưa kể là trong đặc khu có thể sản xuất vũ khí, nói chung là kinh doanh
trái pháp luật khá nhiều chuyện mà phap luật không thể sờ gáy được.
Có một điều cực kỳ
nguy hiểm ở mặt đối ngoại là đã có những nhà đầu tư chiến lược nhắm sẵn đặc khu
rồi.
Trong những nhà đầu tư
đó có những nhà đầu tư bị nghi ngờ lớn là có quan hệ chân trong chân ngoài với
nước ngoài, chính xác là với Trung Quốc.”
Phạm Minh Chính, Đào Nhất Đào và Vân Đồn
Trở lại với kế hoạch
đặc khu Vân Đồn của Quảng Ninh, hay nói cách khác là sản phẩm của Phạm Minh
Chính. Ngày 27 tháng Giêng năm 2018, phái đoàn Quảng Ninh do Phạm Minh
Chính làm trưởng đoàn chuyến đi thăm Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Trung
Quốc (Đại học Thâm Quyến), theo lời mời của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chuyến đi này cũng do
trang báo nội bộ của Khoa Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Trung Quốc –
CCSEZR (China Center for Special Economic Zone Research) thuộc trường Đại học
Thâm Quyến (Shenzhen University) đưa tin.
Cũng cần phải nói rõ
là phái đoàn Việt Nam trong chuyến đi này trên thực tế là Ban Chỉ đạo Quốc gia
về xây dựng các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
Lý do là trước đó, báo
chính phủ cho đăng tải Quyết định số 56/QĐ-TTG về việc thành lập Ban Chỉ đạo
Quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, do Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc ký ngày 11 tháng 1 năm 2018.
Ban Chỉ đạo này do Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng ban. Hai Phó trưởng ban là ông Trương
Hoà Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Phạm Minh Chính,
Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, ông Uông Chu Lưu, Uỷ viên
Ban Châp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và 25 uỷ viên khác.
Trong bài viết của
trang CCSEZR, đáng chú ý là bà Đào Nhất Đào với văn phong vừa phải của nhà ngoại
giao, gọi ông Phạm Minh Chính là “người bạn cũ của CCSEZR”. Ngược lại, đáp lại
là lời phát biểu của ông Phạm Minh Chính được ghi rằng: “Trở lại Đại học Thâm
Quyến lần này cho tôi cảm giác ấm áp như trở về nhà, được gặp lại những anh chị
em trong gia đình.”
Trong bài phát biểu
của mình, ông Phạm Minh Chính xin được tư vấn từ CCSEZR về ba vấn đề, trong đó
có câu hỏi: “Thời gian sử dụng đất có phải là 70 hay 99 năm không?”
Nhìn lại tất cả những
sự kiện gắn kết giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc, đại diện là Khoa Trung tâm
nghiên cứu Đặc khu kinh tế Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam, đại diện là
đoàn đại biểu tỉnh Quảng Ninh, sau này là Ban Chỉ đạo Quốc gia về xây dựng các
đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, đã chỉ ra rất rõ phần nào sự ảnh hưởng rõ
rệt của Bắc Kinh ở đặc khu Vân Đồn.
Phân tích cụ thể hơn
là từ nhà báo Nguyễn An Dân:
Đặc khu chính là môi
trường vô cùng thông thoáng để rửa tiền, mà cơ quan pháp luật không thể làm gì
khác. Chưa kể là trong đặc khu có thể sản xuất vũ khí, nói chung là kinh doanh
trái pháp luật khá nhiều chuyện mà phap luật không thể sờ gáy được...Trong
những nhà đầu tư có những nhà đầu tư bị nghi ngờ lớn là có quan hệ chân trong
chân ngoài với nước ngoài, chính xác là với Trung Quốc
-TS. Phạm Chí Dũng
-TS. Phạm Chí Dũng
“Khi Trung Quốc họ
biết Việt Nam có chủ trương làm đặc khu ở Vân Đồn, và khi ông Tập Cận Bình đưa
chiến lược Một vành đai, một con đường ra thì Trung Quốc muốn kết nối với Việt
Nam vào trong chiến lược này. Thì bắt buộc phải kết nối đặc khu Vân Đồn
vì vị trí quan trọng về địa chính trị của nó, là cửa khẩu của Việt Nam. Như
thế, đương nhiên bà Đào Nhất Đào, kiến trúc sư trưởng của Một vành đai, một con
đường phải tiếp xúc với ông Phạm Minh Chính, trên cương vị bà Đào Nhất Đào là
người chủ trì đề án và ông Phạm Minh Chính là người đứng đầu địa phương Vân Đồn
nơi sẽ hình thành đặc khu.
Hai tư tưởng lớn, 1
bên là phía ông Tập Cận Bình, một bên là tư duy của bên Đảng thì việc bà Đào
Nhất Đào và ông Phạm Minh Chính kết nối với nhau là đương nhiên thôi.”
Vì sao Vân Đồn lại
được Bắc Kinh dành cho nhiều “thiện chí” đến thế? Theo nhà báo Nguyễn An Dân,
đó là xét theo địa chính trị, và Trung Quốc cần Vân Đồn hơn là Vân Phong và Phú
Quốc. Thêm vào đó, Vân Đồn không gặp trở ngại về vai trò của chính quyền địa
phương như Vân Phong và Phú Quốc.
Vân Đồn án ngữ cửa ngõ
phía Đông Bắc nhìn ra Vịnh Bắc Bộ chỉ cách Hải Nam của Trung Quốc 200 hải lý,
một vị trí chiến lược ở cửa ngõ phía Đông Bắc.
Vân Đồn có trở thành
đặc khu hay không? Luật Đặc khu có được thông qua vào tháng 10 tới hay không?
Điều này ông Phạm Chí Dũng cho rằng hoàn toàn có thể, nếu không có sức đấu
tranh của toàn dân, toàn xã hội phản đối những điều bất công, bất cập, bất hợp
lý và nguy hiểm trong dự luật này.
Link Phần 1: Phạm
Minh Chính, Đào Nhất Đào, Vân Đồn và Một vành đai, một con đường
No comments:
Post a Comment