Những con số
'xui xẻo' gây tai ương
Chris Baraniuk
Một
lỗi kỹ thuật đơn giản đến ngạc nhiên có thể làm tê liệt hệ thống máy tính điều
khiển máy bay, tàu vũ trụ và các thiết bị tối tân khác – khi chúng nhầm lẫn
trong cách đọc hiểu những con số khổng lồ. Chris Baraniuk tìm hiểu chi tiết.
Thứ
Ba ngày 4/6/1996 được nhớ đến như một ngày đen tối của Cơ quan Không gian Âu
châu (ESA). Chuyến bay đầu tiên của tàu vũ trụ không người lái Ariane 5 mang
theo bốn vệ tinh khoa học cực kỳ đắt tiền đã bùng cháy trong khói lửa chỉ sau
khi phóng đi 39 giây. Thiệt hại ước tính lên đến 370 triệu đô la Mỹ.
Vì
sao? Không phải do hỏng hóc kỹ thuật, cũng chẳng phải do âm mưu phá hoại nào.
Chỉ do một lỗi phần mềm đơn giản. Máy tính đã xử lý sai một thuật toán khi nhận
được "đề bài" là một con số khổng lồ, lớn hơn so với khả năng “tư
duy” của mình!
Nhưng
máy tính làm sao có thể bị “khớp” với những con số lớn như vậy? Các lỗi này có
lẽ chính là lời đáp cho một loạt các thảm hoạ, rủi ro trong những năm gần đây,
như tên lửa phóng tàu vũ trụ nổ tung, các tàu thăm dò không gian mất tích, hay
hoả tiễn bắn nhầm mục tiêu.
Vậy
các lỗi này là gì, vì sao lại xảy ra?
Để
dễ hiểu thì ta hãy hình dung thế này: nếu tổng quãng đường cần đi dài 105.350
dặm nhưng đồng hồ đo chỉ có con số tối đa là 99.999 dặm. Công-tơ-mét sau khi
chạy tới số tối đa sẽ "quay" về 00.000 rồi đếm tiếp 5.350 dặm còn
lại. Số liệu ở cuối chặng đường được thể hiện trên công-tơ-met sẽ la 5.350
dặm, hoàn toàn thiếu chính xác so với quãng đường thực đã đi. Đây chính là
nguyên nhân khiến tàu vũ trụ Ariane 5 chịu số phận hẩm hiu ngay trong chuyến
xuất hành đầu tiên.
Về
mặt kỹ thuật, hiện tượng này được gọi là "tràn số", nghĩa là con số
cần ghi lại quá lớn so với khả năng lưu trữ của hệ thống máy tính, do đó khiến
máy tính tính toán và đưa ra lời đáp sai.
Không phóng được tàu đi
Một
cuộc điều tra đầy đủ về vụ tai nạn Ariane 5 xác định được rằng tàu sử dụng một
phần phần mềm phiên bản cũ vốn dùng cho tàu Ariane 4.
Do
tên lửa thế hệ mới có tốc độ cao hơn nhiều so với khả năng ghi nhận của phần
mềm cũ, phần mềm cũ đã không thể xử lý được dữ liệu. Hậu quả là nó tự đánh sập
mình và chỉ vài giây sau, tên lửa tối tân khi ấy trong giây lát đã tan tành
thành tro bụi.
Người
ta nghi là việc NASA mất liên lạc với tàu thăm dò không gian Deep Impact hồi
2013 cũng là do bị “tràn số”.
Gần
đây, tin tức nói một máy bay Boeing 787 có vẻ như đã gặp phải một vấn đề tương
tự. Bộ điều khiển phân phối lực đẩy giữa các động cơ sẽ tự động chuyển sang chế
độ không an toàn và tắt các động cơ đi nếu chế độ này bị lưu trong bộ nhớ quá
248 ngày. Như vậy, về lý thuyết, các động cơ có thể bị ngắt đột ngột khi đang
bay.
Chỉ
dẫn của Cơ quan Quản lý Hàng không Liên bang (FFA) nói rằng bộ đếm của phần mềm
điều khiển sẽ bị "tràn số" sau một khoảng thời gian nhất định, gây ra
trục trặc.
Một
số nhà quan sát nghiệp dư đã tính toán ra là 248 ngày (nếu đếm theo đơn vị một
phần trăm giây) thì tương đương với con số 2.147.483.647 – đó là con số quan
trọng; tuy nhiên FAA và Boeing từ chối bình luận.
Quan
trọng thế nào? 2.147.483.647 là giá trị dương cực đại có thể được lưu trữ với
một hệ “32bit” vốn được cài trên nhiều hệ thống máy tính. Để so sánh, ta thấy
rằng trên tên lửa đẩy Ariane, các phần mềm chỉ sử dụng có "16bit", do
vậy, nhỏ hơn nhiều và chỉ có thể lưu trữ tới giá trị tối đa là 32.767.
Giới hạn khó hiểu
Những
con số là vô hạn, vậy tại sao người ta lại phải lấy một số hữu hạn nào đó để
lưu trữ trong các hệ thống máy tính?
Câu
trả lời là các máy tính thường được tối đa hoá hiệu năng cho mọi tác vụ. Trước
đây, chi phí lưu trữ tốn kém hơn nhiều, trong lúc việc xử lý các dữ liệu lớn
cần tốn thời gian hơn nhiều so với ngày nay.
Nếu
chúng ta đặt mức trần cho khả năng lưu trữ và khả năng xử lý con số thì các
phần mềm sẽ vận hành mượt mà hơn.
Hệ
thống điều khiển tên lửa đòi hỏi phải xử lý số liệu cực kỳ nhanh chóng, cho nên
việc tính toán và đề ra mức trần đương nhiên là cần thiết. Nhưng kẹt nỗi không
phải lúc nào người ta cũng nhìn ra vấn đề đối với việc cần tính toán để đặt mức
trần tới đâu mới là thích hợp, và vụ tai nạn Ariane 5 chính là một ví dụ của
việc tính toán sai.
"Chúng
ta phải thừa nhận rằng phần mềm luôn luôn phản ánh thực tế," Bill
Scherlis, chuyên gia phần mềm tại Đại học Carnegie Mellon giải thích.
"Chúng ta luôn phải cân nhắc giữa một bên là chi phí cần thiết để tạo sản
phẩm đạt độ chính xác cao và một bên là hiệu quả sử dụng".
Nhà
toán học Douglas Arnold từ Đại học Minnesota đã đưa sự cố tàu Ariane 5 vào
trang web "Một số thảm họa do các phép tính tồi tệ".
Arnold
cũng nhắc tới một vụ xảy ra trong cuộc chiến vùng Vịnh 1991, khi hoả tiễn
Patriot của Mỹ đã không đánh chặn được một tên lửa Scud của Iraq tấn công vào
doanh trại Hoa Kỳ.
Trong
vụ này, lỗi tràn số khiến hệ thống phòng thủ xác định sai đường đi của Scud -
khi đó đang di chuyển với tốc độ 1,7 km/giây - và đã tầm quét nhầm vào khoảng
không gian cách mục tiêu cần diệt tới hơn 500 mét.
Hậu
quả là tên lửa Scud đã bắn trúng trại lính, giết chết 28 binh sĩ và làm 98
người khác bị thương.
Gangnam Style và Youtube
Không
phải tất cả trục trặc đều gây ra tai hoạ, nhưng chúng thường tạo ra những hiệu
ứng bất ngờ.
Hồi
tháng Mười Hai, tin tức nói Gangnam Style, video có số lượt xem lớn nhất mọi
thời đại trên Youtube, đã "phá vỡ" bộ đếm của YouTube. Rõ ràng là bộ
đếm này được lập trình chỉ đến con số 2.147.483.647 – giá trị tối đa của một bộ
nhớ 32bit.
Nhưng
đây lại là một dịp cực tốt để YouTube quảng cáo rùm beng. Khi cài đặt lại con
số này thì YouTube cũng đồng thời loan báo họ là trang chia sẻ video phổ biến
nhất thế giới. Và bây giờ Youtube đưa ra con số tối đa là hơn chín quintillion
(chín tỷ tỷ).
Khi
nói về chuyện tràn số trước đây, có lẽ mọi người đều ít nhiều nhớ về sự cố
Thiên niên kỷ (Y2K), mà lúc đó đã bị thổi phồng. Tuy hầu như không gây trục
trặc lớn gì nhưng Y2K cũng đã khiến người ta phải đau đầu.
Sự
cố Y2K thật là đơn giản. Khi ta ghi tắt các năm bằng hai chữ số cuối cùng thì
năm 1900 sẽ giống như năm 2000, đều được viết là "00".
Người
ta đã lo là điều này sẽ gây ra nhầm lẫn cho các hệ thống máy tính lưu trữ dữ
liệu các năm bằng hai số cuối; các lập trình viên được khuyến cáo là phải cập
nhật hệ thống trước hoặc đúng ngày 1/1/2000.
Cuối
cùng thì chẳng có chuyện gì ghê gớm xảy ra ngoài một vài sự cố thú vị. Ví dụ,
một thiết bị phát hiện phóng xạ ở tỉnh Ishikawa, Nhật Bản dừng hoạt động lúc
nửa đêm; 150 máy đánh bạc tại một trường đua ở Delaware, Hoa Kỳ bị hỏng; và một
số trang web hiển thị ngày mới là "1/1/19100".
Dập
dình đến 12 năm sau, chuyện buồn cười mới lại xảy ra. Một phụ nữ 105 tuổi ở
Thụy Điển tên là Anna Eriksson nhận được thư mời nhập học lớp vỡ lòng vì phần
mềm đã được thiết kế để gửi thư đến những người sinh ra trong năm “07”. Tất
nhiên lập trình này cho những người sinh năm 2007, chứ không phải 1907 như bà
Eriksson.
Sự cố thời gian năm 2015?
Theo
giải thích của Markus Kuhn, một khoa học gia chuyên về điện toán tại Đại học
Cambridge, thì người ta quan tâm đến các lỗi này một phần bởi các hậu quả
chúng gây ra là khó lường, và một phần bởi chúng "không phải là không
đoán trước được".
Với
Kuhn, sự cố thú vị liên quan tới thời gian trong các hệ thống máy tính thời
nay không phải là sự cố tràn số mà chính là điều sẽ xảy ra vào tháng Sáu này.
Năm
2015 sẽ dài hơn một giây so với năm 2014, do đó cần tính toán để điều chỉnh
thời gian ghi nhận trên đồng hồ nguyên tử, tức loại đồng hồ do con người chế
tạo ra đạt tính chính xác cao nhất hiện nay, tính đến đơn vị giây, cho khớp với
thời gian thiên văn, tức thời gian được tính dựa trên vòng quay của Trái Đất.
Đồng
hồ nguyên tử có độ chính xác cực kỳ cao, nhưng lại thiếu đồng bộ với thời gian
thiên văn. Lý do là bởi Trái Đất đang từ từ quay chậm lại.
Những
sự kiện địa chất như động đất có thể làm thay đổi tốc độ quay của Trái Đất, và
điều đó đồng nghĩa với việc số lượng các giây dôi ra trong năm nay (giây
nhuận) sẽ thay đổi tương ứng với các thay đổi trong tốc độ quay của Trái Đất
chứ không theo quy luật như trong các năm nhuận.
Lần
điều chỉnh gần đây nhất vào năm 2012 đã làm nhiều máy tính bị treo. Nhưng theo
Kuhn thì giờ đây chúng ta chuẩn bị ứng phó với những chuyện này tốt hơn xưa.
Nhưng
dù chúng ta có làm gì đi chăng nữa thì nhất định các con số và phép tính sẽ
luôn luôn ẩn chứa hiểm họa khiến máy tính bị “treo”, gây ra trục trặc - hoặc
thậm chí tồi tệ hơn nữa.
"Chúng
ta đã học được rất nhiều từ kinh nghiệm Y2K và các sự kiện tương tự khác,"
Scherlis nhấn mạnh. "Nhưng thực tế chúng ta vẫn luôn phải cân nhắc thiệt
hơn để chấp nhận mức độ tương đối chính xác nào mà ta thấy hợp lý nhất. Điều
đó sẽ luôn luôn xảy ra."
Nguồn:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture_social/2015/06/150608_the-numbers-that-lead-to-disaster_vert_fut
No comments:
Post a Comment