Mẹ con thằng
Khoai Tây
Phạm Thanh
Nghiên
2015-06-05
2015-06-05
Ngà
sắp về hết án. Một buổi chiều, Ngà ngập ngừng nói với tôi:
-Có
điều này em định nói với bác, mà ngại.
-Chị
em với nhau có gì mà ngại.
Ngà
nịnh:
-Em
cám ơn bác, cả trại phải cảm ơn bác vì hôm chủ nhật nếu bác không làm um lên
thì ai cũng chết khát cả. Chúng nó ác thật, bắt cả tù nhịn uống nước.
-Việc
đó là họ sai mười mươi, người tù nào cũng có thể lên án và yêu cầu họ phải cung
cấp nước cho mình uống. Tôi vừa lau rớt rãi cho thằng Khoai Tây, vừa lườm Ngà
một cái.
Ngà
gãi đầu, cười ngượng:
-
Làm gì có ai dám làm như bác. Em mà ho he nó cho thằng Khoai Tây đi trại trẻ mồ
côi thì em mất con à.
Ngà
đưa tay bế con, nhưng hai chân thằng Khoai Tây quặp chặt lấy tôi, tay túm chặt
cổ áo, gỡ mãi nó mới chịu buông. Hôm nào cũng lưu luyến như thế.
-Mà
mày định nói gì với tao cơ mà? Nói đi.
-Nhưng
bác không được chửi em nhé. Ngà mặc cả.
-
Ừ, chửi gì mà chửi.
-
Hôm nọ “mẹ” Thắng (1) đội 15 nói là sẽ mua thằng Khoai Tây. Nhưng em muốn hỏi
bác có muốn nuôi nó không thì em nhường. Tại em thấy bác yêu nó và nó cũng quấn
bác hơn cả mẹ.
Tôi
sững người. Mấy hôm trước Hằng “đen” mách với tôi là Ngà tính bán con. Nó còn
đang lưỡng lự nên bán cho “mẹ” Thắng sắp hết án hay bán cho một bà dân (2) gặp
ngoài đồng. Dự định ra khỏi cổng trại là giao con và nhận tiền ngay. Lần đầu
tiên hai chữ “bán con” lọt vào tai tôi khi tôi mới lên trại. Đó là câu chuyện
người ta xì xào với nhau ngoài sân giếng buổi trưa hôm ấy. Nghe nói, người vừa
mãn án đã bán rất “được giá” đứa con trai hai tuổi khi vừa ra khỏi trại tù. Tôi
đánh rơi chiếc gầu múc nước vào chân, tóe máu.
Sau
này, dù không làm rơi gầu múc nước vào chân nhưng hai chữ “bán con” vẫn làm tôi
rùng mình.
Mai
Bích Ngà sinh 1982. Trước khi đi tù, vợ chồng Ngà sống chung với người em gái ở
phố Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ngà bảo: “Ra tù em cũng chưa biết đi
đâu. Em gái em lấy chồng rồi, nó còn phải nuôi thằng em út nữa.”
Bố
mẹ Ngà mất sớm, mấy chị em tự nuôi nhau. Tôi không hỏi kỹ cuộc sống của ba chị
em Ngà khi không có bố mẹ. Câu chuyện cuộc đời của những người tù, nhớ không
xuể.
Đến
tuổi trưởng thành, Ngà lấy chồng- một anh chàng nghiện ngập. Rồi Ngà cũng
nghiện. Ngà bị bắt đầu năm 2010 và bị kết án 24 tháng tù giam vì tội “tàng trữ
trái phép chất ma túy”. Chồng Ngà cũng bị bắt thời gian ấy. Khi bị tống vào Hỏa
Lò, Ngà đang mang bầu đứa con thứ ba, thằng Khoai Tây.
Ngà
bị đưa tới trại 5 Thanh Hóa vào mùa hè năm 2011, khi Khoai Tây đã được mấy
tháng tuổi. Người mẹ tù khoe với tôi:
-Em
sinh nó đúng ngày 2-9 nên đặt tên cháu là Quốc Khánh. Bác Nghiên thấy tên cháu
hay không?
-
Ừ! hay, hay lắm! Nhưng nếu không có cái ngày Quốc Khánh chết tiệt ấy chắc
mày chưa chắc phải khổ, phải nghiện ngập. Con mày cũng như nhiều đứa trong nhà
tù này đã được sung sướng, chăm chút chứ không phải đi tù từ trong bào thai như
thế.
Mặt
Ngà tái xanh khi nghe tôi nói một tràng:
-Úi!
Em xin bác, bác nói thế có đứa nghe thấy nó mách là em chết. Em sợ lắm. Vừa van
nài, người mẹ trẻ vừa sợ sệt, đảo mắt nhìn quanh như kẻ ăn trộm.
-Tao
nói miệng tao, mày sao phải sợ. Tôi cố tình trêu Ngà.
-Miệng
bác nhưng tội thì em gánh. Em lợi dụng thằng Khoai Tây để được gần bác. Chứ nếu
không, quý bác đến mấy em cũng chạy xa. Bao nhiêu người bị đi uống cà phê (3)
chỉ vì nói chuyện với bác, bác biết thừa còn trêu em.
Suốt
18 tháng tạm giam, tôi chưa bao giờ viết đơn từ, thưa gửi ai. Trong các bản
tường trình khi làm việc với cánh điều tra viên cũng thế, tôi không bao giờ viết
trọn vẹn phần tiêu ngữ. Nếu viết cụm từ CHXHCNVN thì bỏ trong dấu ngoặc kép
nhưng không viết phần “độc lập - tự do- hạnh phúc”, hoặc để trống không viết
(thường là không viết). Tôi cũng không kính thưa, kính gửi ai cả mà chỉ là
“gửi:…” với những nét chữ cố tình viết cẩu thả. Mặc dù rất khó chịu nhưng điều
tra viên phải chấp nhận việc đó, nếu không thì chẳng có bản tường trình nào
hết.
Vậy
mà khi lên trại, tôi phải phá lệ. Tôi làm đơn gửi trại giam để họ cho trích một
phần tiền lưu ký mua sữa cho lũ trẻ. Trước đó, đã có mấy bà mẹ bị đi “uống cà
phê” vì “tội nhận sự giúp đỡ của Phạm Thanh Nghiên”. Làm đơn vẹn cả đôi đường,
bọn trẻ có quà và mẹ chúng không bị đe nẹt, dọa dẫm. Duy chỉ có tôi chịu ấm ức
một tí, nhưng cũng chấp nhận được. Riêng thằng Khoai Tây thì ngoài phần quà
chung, tôi vẫn kín đáo giúp đỡ mẹ con nó. Mẹ tôi nghe chuyện, hàng tháng gửi
thêm tiền lưu ký để tôi khỏi thiếu thốn trong tù.
Cô Phạm Thanh
Nghiên sau khi ra tù ít ngày.
Tôi
chưa bao giờ được đứa trẻ nào yêu như thế, kể cả những đứa cháu ruột của tôi.
Hầu như chiều nào tôi cũng bế Khoai Tây cho mẹ nó tắm giặt, cơm nước. Thằng
Khoai Tây tưởng tôi là của riêng nó. Nó ghen với bất cứ đứa trẻ nào tôi bế trên
tay. Chỉ cần ai đó giả vờ đánh tôi một cái là nó hét toáng lên, lao đến túm tóc
rồi cắn người ta. Hiếm có đứa trẻ nào có tiếng hét to và chói tai như nó. Khi
ấy nó còn chưa biết đi. Có hôm tôi phải trốn Khoai Tây, để được chơi với những
đứa trẻ khác.
Mẹ
con Ngà thuộc thành phần “không gia đình”, tức không có người thăm nuôi. Không
một người tù nào có thể sống chỉ với những gì trại giam cung cấp. Vì thế, phải
cố mà xoay sở.
Xoay
sở là mua bán, đổi chác, vay mượn, nhờ vả hay làm thuê (múc nước, lau nhà, giặt
giũ, rửa bát, làm khoán, đấm lưng, massage….) để có chút thức ăn tươi
mang về cho con hoặc cuộn băng vệ sinh cho mẹ dùng. Tất nhiên, những thứ “xoay
sở” ấy đều bị cấm, bị vi phạm “nội quy trại giam”. Đội “con nhỏ” thường được
phân công đi trồng rau, công việc theo mô tả của cai tù là rất “nhẹ nhàng và
được ưu ái”. Bất cứ bà mẹ nào cũng chỉ được ở trong trại đến khi con đủ bốn
tháng là phải “đi làm”.
Ra
đồng cực nhọc nhưng có cơ may tiếp cận với một vài người dân gần đó để nhờ vả.
Khi thì nhờ mua giúp lạng thịt, con cá, hộp sữa, có khi là một cú điện thoại
gọi về cho gia đình. Tất nhiên là với giá tiền đắt hơn thị trường. Mua được đồ
ăn thì phải tìm cách nổi lửa nấu ngay tại hiện trường lao động. Khổ nhất là lúc
đang nấu bị cai tù trong trại ra kiểm tra phát hiện được. Có khi, chúng lấy
chân hất hết thức ăn xuống đất, tịch thu nồi niêu và luôn miệng chửi mắng.
Người tù không còn cách nào khác là “van ông lạy bà” (4) kèm theo chút tiền đút
lót để khỏi bị kỷ luật. Ai không có tiền, không khéo xin xỏ thì bị dong về trại
chờ lập biên bản kỷ luật, mất giảm án. Nấu chín thức ăn là một chuyện, có mang
được chót lọt qua cổng phân trại dưới sự khám xét của cai tù hay không là
chuyện khác. Xin mở ngoặc một chút, đối với những người được cai tù “đỡ” (5)
thì bất kể thứ gì cũng có thể mang được vào trong trại, thậm chí đích thân cai
tù mang đưa tận tay.
Chiều
hôm ấy vừa nhập trại, Mỹ Lệ- người ở cùng buồng với tôi- hớt hải báo tin:
-Cái
Ngà bị đi kỷ luật rồi.
Tôi
lo lắng:
-Làm
sao mà bị đi kỷ luật?
-Nó
mang một hộp sữa với ít thịt kho về, nó xin mãi mụ Nhung dứt khoát không cho.
Nó ức quá bảo mụ ấy là “ác”. Mụ ta tát thẳng vào mặt nó mấy cái rồi tống vào
nhà kho rồi.
Mỹ
Lệ còn lẩm bẩm rủa thầm mụ cai tù thêm mấy câu đủ để mình tôi nghe thấy.
Ngà
bị đi kỷ luật 10 ngày. Suốt thời gian vắng mẹ, thằng Khoai Tây phải ở ngoài nhà
trẻ (6) để những người tù khác trông nom. Nó khóc suốt. Án kỷ luật dành cho Ngà
như là một sự trừng phạt dành cho tôi, cho Mỹ Lệ và Hằng “đen”. Giống như tôi,
Lệ và Hằng rất thương thường cưu mang mẹ con Ngà. Vắng nó, chúng tôi buồn ngẩn
ngơ.
Không
riêng gì Ngà, bất cứ người tù nào cũng có thể bị trừng phạt vì một lý do rất
“vớ vẩn” như thế. Bọn cai tù dùng “nội quy trại giam” để kinh doanh: gặp cán bộ
không chào; tự ý giúp đỡ, biếu tặng quà, đồ dùng cho nhau không xin phép… đều
là vi phạm. Oái ăm hơn, tù nhân là người dân tộc thiểu số không biết tiêng Kinh
mà giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ của họ cũng bị coi là vi phạm nội quy.
Nhưng cứ có tiền, thì dù dùng dao lam rạch mặt bạn tù cũng chỉ bị đi kỷ luật
vài ngày là xong. Trong khi, hành vi đó có thể bị truy tố trước pháp luật.
Hai
hôm trước khi mẹ con thằng Khoai Tây về, tôi đưa Ngà 200 ngàn và một bịch sữa
tươi. Để có 200 ngàn tiền mặt, tôi cũng phải tham gia trò chơi mua bán đổi chác
với những tù nhân khác, một việc mà tôi rất ghét. Tôi dặn đi dặn lại Ngà đừng
bán con.
-Bác
tưởng em muốn thế hả? Nhà cửa không có, chồng đi tù, hai đứa lớn để ông bà nội
nuôi. Bố nó cũng như em nghiện ngập, tù tội. Đau đớn một lần nhưng hy vọng nó
đi ở nhà khác còn có tương lai. Bác cứ nguyền rủa em đi, nhưng bác bảo em còn
cách nào khác nữa? Nếu có được vài chục triệu đồng đút cho bọn điều tra viên
ngay từ hồi bị bắt thì em đã được tại ngoại, được hưởng quyền hợp pháp là hoãn
thi hành án vì đang mang thai.
Vừa
nói Ngà vừa khóc. Tôi lặng người đi.
Tù
nhân hết án được nghỉ làm từ ngày hôm trước. Vì thế, tôi được chơi với thằng
Khoai Tây nguyên một ngày. Ngà tặng tôi tấm hình Khoai Tây chụp lúc mới biết
ngồi.
Tôi
đưa Ngà số điện thoại nhà tôi, dặn khi cần cứ gọi, giúp được gì tôi sẽ giúp:
-Sáng
mai em cứ cho con về, chị không tiễn đâu. Nhớ là 8 tháng nữa chị mới về. Đừng
làm mất số điện thoại nhé!
Sáng
hôm ấy, Ngà trong dáng vóc gầy gò, xiêu vẹo bế con theo người cai tù hướng ra
phía cổng trại giam, thi thoảng ngoái lại nhìn như tìm kiếm. Cánh tay trái cong
queo vì bị gãy hồi còn trong Hỏa Lò, khó nhọc xách túi đồ nào áo nào quần của
thằng con. Toàn là quần áo bạn tù cho. Tôi đứng nấp sau cổng khu nhìn theo,
không để Ngà trông thấy. Thằng Khoai Tây tay cầm cái bắp ngô (chắc ai cho từ
hôm qua), vừa gặm vừa vần vò. Thằng Khoai Tây không biết nơi nó sinh ra và vừa rời
đi là nhà tù. Nó cũng không biết mẹ bế nó đi đâu. Nó mới hơn 1 tuổi.
Nước
mắt tôi rơi. Câu chuyện về những người đàn bà trong tù bán con làm tôi đau đớn,
sợ hãi.
Tôi
thẫn thờ mất mấy ngày. Những đứa trẻ còn lại trong nhà tù không làm tôi nguôi
nỗi nhớ Khoai Tây.
Tám
tháng sau, tôi bấm máy theo số điện thoại Ngà để lại. Không có tín hiệu. Và Ngà
cũng chưa một lần gọi cho tôi.
Thằng
Khoai Tây, tháng 9 năm nay sẽ tròn 5 tuổi.
---
Chú thích:
1:
“Mẹ” Thắng: Những người tù trên 60, 70 tuổi thường được những người tù trẻ gọi
bằng mẹ. Gọi như thế cảm thấy có “mùi” gia đình hơn.
2:
Bà dân: Cách gọi để phân biệt người dân với người tù:
3:
Bị (mời) đi uống cà phê: Chỉ việc người tù bị đi gặp hoặc phải làm việc với
“cán bộ”. Thường là chuyện không may.
4:
Van ông lạy bà: Quy định cách xưng hô giữa người tù với cai tù là “Tôi- cán
bộ”, nhưng hầu hết người tù phải làm đẹp lòng cai tù với lối xưng hô rất mọi rợ
là: “ông, bà” xưng “cháu”.
5:
Nhà trẻ: Chỉ có ở phân trại dành cho tù nhân nữ. Khi đứa trẻ đủ bốn tháng tuổi
thì các bà mẹ phải gửi con để đi làm. Có một đội gồm vài tù nhân nữ khác được
sắp xếp công viêc trông trẻ.
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/ReadersOpinions/pham-thanh-nghien-blog-0605-06052015145204.html
No comments:
Post a Comment