Cách mạng
Dầu khí tại Hoa Kỳ
Nguyễn Lam
& Nguyễn Xuân nghĩa, RFA
2015-05-27
2015-05-27
NGHE:
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/us-shale-revolution-05262015170522.html/05272015-us-shale-revolution.mp3
ĐỌC:
Hoa
Kỳ lặng lẽ tiến hành một cuộc cách mạng về công nghệ chiết dầu từ đá phiến
khiến sản lượng gia tăng đã làm giá giảm phân nửa, từ hơn trăm đô là một thùng
xuống còn có khoảng 45 đồng. Thế rồi từ ba tháng nay, gía dầu lại tăng khi sản
lượng quá lớn làm ứ đọng hệ thống tồn trữ và người ta nói đến những giới hạn,
thậm chí sự chấm dứt, của công nghệ gạn cát ra dầu, hay “shale”. Sự thật ra làm
sao và sản lượng dầu thô của Mỹ có còn tăng hay không? Diễn đàn Kinh tế tìm
hiểu vấn đề này để thấy ra hậu quả lâu dài của giá dầu thô trên thế giới. Sau đây
là phần trao đổi của Nguyên Lam với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Nguyên
Lam:
Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, một cách khá bất ngờ sản lượng
dầu thô của Hoa Kỳ đã đột ngột tăng vào năm ngoái, lên tới hơn một triệu thùng
một ngày nhờ công nghệ chiết dầu từ đá phiến. Biến cố ấy được đánh giá là chưa
từng thấy kể từ khi các nước bắt đầu khai thác dầu thô hơn trăm năm về trước.
Sản lượng gia tăng đã đánh sụt giá dầu trong một mức độ ít ai thấy kể từ ba
chục năm qua. Tuy nhiên, từ Tháng Ba vừa qua cho tới Tháng Năm này, giá dầu đã
từ khoảng 45 đô la một thùng nhích lên mức 60-65 vì nhiều nơi bị ứ dầu và cả
trăm giếng dầu đã bị đóng. Vì vậy, người ta nêu ra câu hỏi là liệu cuộc cách
mạng về kỹ thuật khai thác dầu từ các giai tầng đá phiến có chấm dứt tại Hoa Kỳ
không nếu giá dầu gia tăng làm kỹ thuật mới sẽ bớt có lời? Ông nghĩ thế nào về
câu hỏi này?
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: -Tôi
xin trước hết nói về phương pháp tìm dầu và khí đốt trong đá phiến mà người ta
gọi là “fracking”. Công nghệ tìm dầu này đã có từ lâu mà chưa được chú
ý, sử dụng hay cải tiến vì giá thành quá cao. Một cách khái quát, nó nhắm vào
việc xoi dọc xuống các giai tầng đá phiến nằm sâu dưới mặt đấy hay mặt biển,
rồi xoi ngang, và bơm xuống một dung dịch nước cùng hóa chất với áp suất cực
mạnh để làm vỡ các phân tử dầu khí nằm trong đá và hút lên thành nguồn năng
lượng mới. Khi giá dầu thô trên thế giới gia tăng từ năm 2008 thì nhiều doanh
nghiệp Mỹ đã tìm hiểu và khai thác kỹ thuật này với cải tiến liên tục. Kết quả
là sản lượng dầu mới của Hoa Kỳ đã tăng đột ngột làm giá dầu sụt mạnh vì cung
lớn hơn cầu. Cũng vì quy luật cung cầu đó, khi giá dầu giảm thì nhiều loại
giếng dầu mới không còn có lợi nữa và bị khóa lại chờ thời cơ thuận tiện hơn.
Trong khung cảnh ấy, các thị trường mới nêu câu hỏi là cuộc cách mạng về công
nghệ chiết dầu từ đá phiến có còn giá trị không? Và Hoa Kỳ có hy vọng trở thành
một đại gia mới nổi về dầu khí hay không?
Nguyên
Lam:
Khi theo dõi tình hình khai thác dầu và hậu quả kinh tế về giá cả thì ông có
tìm ra giải đáp nào cho câu hỏi này không?
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: - Sau
khi tìm hiểu về kỹ thuật mới thì ta nên biết thêm về hậu quả kinh doanh. Các
nhà sản xuất dầu bằng công nghệ mới không là những tập đoàn dầu khí nổi tiếng
toàn cầu với những giếng dầu trị giá bạc tỷ mà là doanh nghiệp nhỏ với sự hỗ
trợ tài chính của giới đầu tư và không đào mà xoi dầu bằng loại thiết bị khá rẻ
với khả năng di động cao theo kiểu du kích.
Công
nghệ tìm dầu này...Một cách khái quát, nó nhắm vào việc xoi dọc xuống các giai
tầng đá phiến nằm sâu dưới mặt đấy hay mặt biển, rồi xoi ngang, và bơm xuống
một dung dịch nước cùng hóa chất với áp suất cực mạnh để làm vỡ các phân tử dầu
khí nằm trong đá và hút lên thành nguồn năng lượng mới
-
Họ tính là nếu “phí tổn biên tế” cho một thùng dầu được bơm thêm theo kỹ thuật
mới mà thấp hơn giá bán trên thị trường thì còn nên bơm. Nhưng nếu giá thị
trường sút giảm quá mạnh thì việc bơm thêm sẽ hết có lời và họ tạm ngưng việc
sản xuất đó. Trường hợp này đã xảy ra từ nhiều tháng qua và gián tiếp làm dầu
thô lên giá sau khi đụng đáy ở khỏang 45 đồng một thùng. Lý do là đa số các
doanh nghiệp đào dầu theo công nghệ mới đã cải thiện được kỹ thuật khai thác để
giảm phí tổn, từ khoảng sáu bảy chục đô la một thùng thì xuống tới bốn năm
chục. Nhưng nếu giá hạ hơn nữa thì họ phải tính lại.
Tuy
nhiên, và đây là một yếu tố mới, lồng trong cuộc cách mạng về phương cách khai
thác dầu bằng công nghệ mới, các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng vừa hoàn thành một
cuộc cách mạng khác. Đó là cách mạng về thông tin trong lĩnh vực địa chất để
biết được khá chính xác tiềm năng dầu khí dưới lòng đất và khai thác có lời với
phí tổn còn thấp hơn nữa, có thể là chỉ mất mươi đô la là đã ra một thùng dầu,
tức là tương tự như hiệu năng rất cao của xứ Á Rập Saudi.
Nguyên
Lam:
Nếu như vậy, thưa ông, trong tương lai, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đào dầu và giữ vị
trí số một về nguồn năng lượng này. Nhưng xin đề nghị ông trình bày thêm về
cuộc cách mạng thông tin liên hệ đến dầu khí. Nó là cái gì vậy?
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: -
Chúng ta đều nghe nói đến kỹ thuật số hay “digital” với khả năng vận trù
hàng triệu tỷ “bytes” trở lên, hay “petabytes”. Cuộc cách mạng về
công nghệ tin học tại Hoa Kỳ và vài xứ khác không ngừng phát triển và cải tiến
liên tục nên nhờ đó con người biết thêm rất nhiều điều trước đây không nhìn
thấy hay đếm ra, như trong lĩnh vực điện toán, y tế, cơ thể học hay các chủng
tố trong cơ thể. Kỹ thuật đó cũng được lĩnh vực năng lượng khai thác để biết rõ
tiềm năng về dầu khí gần như trong từng mét vuông của lãnh thổ. Nhờ sự hiểu
biết này, các doanh nghiệp có thể biết triển vọng đào dầu ở từng nơi, trong cả
triệu giếng dầu sẽ khai thác được.
Nguyên
Lam:
Khi ông dùng chữ “sẽ khai thác được” thì điều ấy có nghĩa là gì? Là được phép
khai thác, hay có đủ tư bản để khai thác hay khai thác mà có lời?
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: - Tôi
nghĩ rằng mình có thể thấy ra tiềm năng từ cả ba yếu tố đó. Trước hết là từ yếu
tố chính sách hay luật lệ để nhà nước cho phép doanh nghiệp tiến hành việc khai
thác ở nhiều nơi trong lãnh thổ hay lãnh hải với quy chế thuế khóa khác. Thứ
hai là yếu tố tư bản, là giới đầu tư thấy được tiềm năng mà liều lĩnh tài trợ
việc khai thác và cải tiến công nghệ ấy. Thứ ba là yếu tố kinh doanh lời lỗ, là
lần lượt chọn lựa nơi khai thác có lời nhất căn cứ trên giá cả. Cho tới nay,
sau đợt cách mạng đầu tiên thì các mẻ dầu khai thác được đã bị ứ vì thiếu nơi
tồn trữ. Nhưng song song, nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục khảo sát, xoi ống bơm
dầu mà cứ để đó và không bơm thêm. Trong một tương lai không xa là vài ba năm
nữa thôi, cuộc cách mạng đợt hai nhờ kỹ thuật số và các thiết bị mới hơn sẽ
giúp các doanh nghiệp đào thêm dầu nhanh hơn với giá thành còn thấp hơn. Khi
ấy, nước Mỹ sẽ làm đảo lộn kỹ nghệ dầu khí và kinh tế năng lượng của thế giới.
Hoa
Kỳ cũng vừa hoàn thành một cuộc cách mạng khác. Đó là cách mạng về thông tin
trong lĩnh vực địa chất để biết được khá chính xác tiềm năng dầu khí dưới lòng
đất và khai thác có lời với phí tổn còn thấp hơn nữa, có thể là chỉ mất mươi đô
la là đã ra một thùng dầu
Nguyên
Lam:
Nếu kiểm điểm lại từng bước của việc khai thác dầu khí từ cả trăm năm nay thì
người ta đã tiến tới trình độ khai thác gọi là hiện đại mà nay đang thành cổ
điển với các giếng dầu bạc tỷ của các tập đoàn lớn. Thế rồi bỗng dưng người ta
thấy xuất hiện các doanh nghiệp loại nhỏ với dàn khoan tốn chừng vài chục tới
vài triệu đô la, có khả năng di động cao và có thể tìm tới nơi đào dầu mới, ở
ngoài ba khu vực lớn nhất trong lãnh thổ Hoa Kỳ. Bây giờ thì coi bộ các doanh
nghiệp còn có bước nhảy vọt nữa nên người ta mới có triển vọng đào ra dầu mà
tốn chừng mươi đô la một thùng. Thưa ông, phải chăng Chính quyền Mỹ đã yểm trợ
hai đợt cách mạng đó?
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: -
Thật ra, Chính quyền Hoa Kỳ không yểm trợ công nghiệp dầu khí mà còn có ý
ngược, là khai thác lĩnh vực quang năng làm giải pháp thay thế. Đó là lấy năng
lượng bằng ánh sáng mặt trời và còn trợ cấp cho doanh nghiệp, như trường hợp
công ty Solyndra tại California được giúp tới 500 triệu đô la mà lại phá sản.
Thật ra, dù không được nhà nước chiếu cố, yếu tố cạnh tranh mới khiến tư doanh
phát huy sáng kiến. Họ cải tiến năng suất để tốn ít tiền hơn mà vẫn có một
thùng dầu theo tiêu chuẩn bảo vệ môi sinh còn cao hơn trước.
-
Tôi thiển nghĩ là ta nên mường tượng ra sự thể chẳng khác gì cuộc cách mạng vừa
qua trong lĩnh vực viễn thông. Người ta phát minh và sản xuất ra loại điện
thoại di động, rồi “điện thoại khôn” với khả năng thông tin rất lớn và giá
thành rất rẻ làm đảo lộn khu vực điện thoại. Cuộc cách mạng tự phát ấy xảy ra
ngoài sự dự liệu của nhà nước và còn cải thiện gần như mỗi ba tháng phong cách
sinh hoạt của con người. Lĩnh vực dầu khí cũng đang có các đợt cách mạng dồn
dập như vậy nên giá thành sản xuất dầu khí còn chi phối tiến trình sản xuất của
mọi ngành khác. Từ nhiều thập niên, kỹ nghệ chế biến của Hoa Kỳ đã sa sút vì
phí tổn quá cao so với khu vực dịch vụ và gây tranh cãi về chính sách kinh tế
hay thương mại. Nhưng với sự cải tiến bất ngờ của kỹ thuật dầu khí, khu vực chế
biến tại Hoa Kỳ đang hồi sinh và tiếp nhận được nhiều nguồn đầu tư mới.
Trong
một tương lai không xa là vài ba năm nữa thôi, cuộc cách mạng đợt hai nhờ kỹ
thuật số và các thiết bị mới hơn sẽ giúp các doanh nghiệp đào thêm dầu nhanh
hơn với giá thành còn thấp hơn. Khi ấy, nước Mỹ sẽ làm đảo lộn kỹ nghệ dầu khí
và kinh tế năng lượng của thế giới
Nguyên
Lam:
Giới chuyên môn tại Hoa Kỳ có vẻ lạc quan tin tưởng vào triển vọng đó, ông nghĩ
sao về câu hỏi này?
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: - Tôi
thú thật là có đọc thấy nhận định của một Giáo sư Hoa Kỳ nên mới giật mình tìm
hiểu thêm chứ làm sao mình có thế biết hết mọi chuyện được. Ông John Shaw là
Trưởng ban Khoa học về Địa cầu của Đại học Harvard có lần phát biểu rằng “nói
không sai, hình như ta không ở vào giai đoạn cuối của thời chiết đá ra dầu mà
mới chỉ ở vào giai đoạn đầu thôi”.
-
Khi tìm hiểu thêm thì mình mới thấy ra nhiều thay đổi gần như toàn diện, trong
việc chiết đá ra dầu, như trù hoạch dự án, tiếp liệu hậu cần, định hình nơi
khai thác một cách chính xác, dùng máy tự động hay “robotics”, kể cả máy
bay “drone” cùng tia “laser” cực mạnh, xử lý dung dịch hóa chất
cao cấp để thủy giải hay nhiệt giải với tốc độ nhanh hơn và phí tổn thấp hơn,
v.v… Trong ngần ấy tiến bộ, có lẽ yếu tố quan trọng nhất là khả năng vận trù
một lượng thông tin cực lớn để tìm ra giải pháp người ta gọi là tối hảo, tức là
có giá trị kinh tế cao nhất với phí tổn tài chính hay môi sinh thấp nhất. Có lẽ
chúng ta đang chứng kiến một đợt cách mạng mới đang xảy ra trước mắt.
Nguyên
Lam:
Một cách thận trọng, thưa ông, đâu có thể là những trở ngại hay khó khăn của cuộc
cách mạnh này?
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: - Như
trong mọi trường hợp của người đi tiên phong, họ thường bị bắn vào lưng vì sự
khai phá có thể va chạm vào quyền lợi của người khác ở đằng sau. Tại Hoa Kỳ,
người ta cứ gán cho kỹ nghệ dầu khí những hình ảnh xấu xa và điều ấy có thể ảnh
hưởng đến chính sách, luật lệ và chế độ thuế khóa. Thứ hai, Hoa Kỳ vẫn còn bị
ràng buộc bởi hai đạo luật cổ xưa là luật cấm xuất khẩu dầu thô đã ban hành từ
hơn 40 năm trước và luật hạn chế việc chuyển vận dầu khí bằng thương thuyền căn
cứ trên đạo luật Merchant Marine Act ban hành từ năm 1920. Chuyện thứ ba thì
mới hơn, đó là sau vụ khủng hoảng 2008, Hoa Kỳ có thêm qua nhiều luật lệ kiểm
soát doanh nghiệp khiến giới đầu tư ngần ngại lập ra doanh nghiệp mới và có lẽ
đây là lý do khiến kinh tế chậm phục hồi. Sau cùng ta còn có luật lệ về quản lý
đất đai hay công thổ của liên bang theo đó có nhiều khu vực không được quyền
khai thác. Trào lưu bảo vệ môi sinh sẽ sử dụng hệ thống luật lệ ấy khiến cho dù
người ta được biết là có tiềm năng dầu ở dưới thì vẫn không được thăm dò và
khai thác. Có thể là sau cuộc bầu cử năm tới, tình hình sẽ thay đổi với một hệ
thống lãnh đạo mới.
Nguyên
Lam:
Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/us-shale-revolution-05262015170522.html
No comments:
Post a Comment