BẢY
LÝ DO KHIẾN TÀU PHẢI GÂY CHIẾN TRƯỚC NĂM 2017
tác
giả David Archibald
người
dịch NTÂ
#1)
ĐỂ CHỨNG MINH TƯ CÁCH HỢP PHÁP CỦA CHẾ
ĐỘ
Chẳng
có mấy người bên Tàu còn tin vào chủ nghĩa cộng sản. Ngay cả hầu hết 80 triệu đảng
viên Đảng CS cũng chẳng tin. Đảng giờ đây chỉ là một câu lạc bộ của những kẻ
câu kết nhau làm giàu. Tính cách hợp pháp của đảng cai trị Tàu lâu nay thoát
thai từ ý niệm cho rằng dân chủ kiểu tây phương không phù hợp với nước Tàu và
cũng theo đó thì ĐCS là tổ chức thích hợp nhứt để điều hành đất nước. Chi tiết
thứ nhì nầy dựa trên đà cải thiện tình trạng sinh sống của đa số dân Tàu. Khi
mà kinh tế không cải thiện nổi thì sẽ phải kiếm cho ra vài lý do khác nữa để kết
hợp người dân chung quanh giới lãnh đạo đảng. Điều nầy có thể giải thích tại
sao nhà cầm quyền bất thần xây dựng các căn cứ quân sự trên quần đảo Trường Sa
kể từ tháng 10/2014.
Khối
công trái của Tàu đã tăng từ 7 ngàn tỉ dollars
(7,000,000,000,000 $US) hồi năm 2007 lên tới 28 ngàn tỉ dollars
(28,000,000,000,000 $US) trong năm 2014. Mà khối nợ đó lại mắc bởi một nước mà
tổng trị giá kinh tế hàng năm chỉ lên tới 10 ngàn tỉ dollars
(10,000,000,000,000 $US). Phần lớn đà phát triển kinh tế trong 7 năm qua đều được
tài trợ bằng tiền nợ. Bởi thế mà giá trị thực của nền kinh tế quốc gia thấp hơn
nhiều.
Chính
phủ sẽ thấy là nền kinh tế đất nước bị thu nhỏ và từ đó sẽ nhận chân là in thêm
tiền nợ sẽ không duy trì nổi các hoạt động kinh tế. Bởi vậy nên chính phủ đã phải
xúc tiến xây dựng các căn cứ quân sự hầu tạo thêm khả năng gây chiến. Đây là vấn
đề sống chết của nhóm người được coi là ưu tú đang lãnh đạo đảng. Họ đánh cược
bằng cả vận mạng của họ vào giải pháp nầy. Nếu họ thua cuộc thì có phần chắc là
chế độ sẽ phải thay đổi trong loạn lạc.
#2) CHẤN THƯƠNG ĐƯỢC CHỌN
Trong
thế chiến II, Nhựt coi dân Tàu chẳng hơn súc vật. Trước đó nữa thì Nhựt đã bắt
đầu hành hạ Tàu bằng cách mở cuộc tấn công hồi năm 1895, không lâu sau khi Nhựt
khởi sự kỹ nghệ hóa đất nước. Tiếp đó, vào năm 1915, Nhựt đã đặt 21 yêu sách buộc
Tàu phải thỏa mãn. Chính phủ Trung Hoa
Dân Quốc bắt đầu đánh dấu "Ngày Đất Nước Bị Hạ Nhục" vào dạo thập
niên 1920. Sau biến động Mukden 1931 thì nước Tàu khởi sự tham gia thế chiến II
vào năm 1937.
Trong
những năm nghèo khổ thời Mao Trạch Đông thì tội ác dạo thế chiến của người Nhựt
đã được dung thứ. Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều thực tiễn và đều nói là
không thể cứ trừng phạt Nhựt mãi được. Nhưng tới lúc nước Tàu bắt đầu giàu có dạo
gần đây thì chính sách thù hận Nhựt đã được vực lại, coi như một loại quốc
giáo. "Ngày Đất Nước Bị Hạ Nhục" lại được đánh dấu vào ngày 18 tháng
9 mỗi năm. Đảng hạ lịnh cho các đài truyền hình khai thác chủ đề tố cáo Nhựt
xâm lược. Hiện giờ, 70% các chương trình truyền hình trong giờ cao điểm đều được
dành để chiếu những cuộn phim về thế chiến II. Ít nhứt cũng đã có tới 100 viện
bảo tàng trưng bày chứng tích xâm lược của Nhựt thời thế chiến.
Chế
độ CS Tàu tạo ra và duy trì đầu óc bài Nhựt để chuẩn bị gây chiến.
#3) LÀM SAO ĐỂ ĐƯỢC CÔNG NHẬN
LÀ CƯỜNG QUỐC SỐ 1
Người
Tàu là một khối dân hãnh tiến. Họ thực sự bực bội trước sự kiện nước Mỹ được
coi là nước đứng đầu thế giới. Người Tàu hiểu là nếu muốn được công nhận là cường
quốc số 1 thì họ phải đánh bại nước đang nắm địa vị đó. Đây là lý do giải thích
tại sao họ không chỉ lặng lẽ tăng gia cường độ xâm lấn. Họ cần phải gây ra một
cuộc chiến tranh vì các nguyên nhân tâm lý của chính họ.
Điều
đó có nghĩa là họ sẽ đồng thời tấn công cả Mỹ lẫn Nhựt. Vì lẽ thực hiện được
các cuộc tấn công bất ngờ thì dễ thắng lợi hơn cho nên Tàu sẽ bất ngờ tấn công
các căn cứ Mỹ ở Châu Á, Thái Binh Dương hoặc có thể còn xa hơn thế nữa. Trong
loạt các cuộc tấn công đó thì chắc hẳn cũng sẽ có các cuộc tấn công bằng điện tử
nhắm vào các cơ quan công vụ và truyền thông của Mỹ.
Tàu
thiết kế quân lực cho một cuộc chiến ngắn và quyết liệt. So với mọi nước trên
thế giới thì có lẽ Tàu là nước chuẩn bị đầy đủ nhứt cho chiến tranh. Họ đã dự
trữ một lượng ngũ cốc đủ dùng trong 1 năm. Chưa kể còn có kho dự trữ thịt heo
chiến lược. Họ cũng vừa châm đầy 700 triệu thùng dầu trong kho dự trữ chiến lược.
Cuộc
chiến mà Tàu gây ra chẳng hề nhắm bảo vệ các nguồn tài nguyên quốc gia hay bảo
đảm an toàn cho các thương lộ. Vài nhà phân tích tây phương đã nêu những tiêu
chí vừa ghi để biện giải những gì Tàu đang làm mặc dầu chính Tàu thì chẳng hề
biện bạch kiểu đó. Đối với Tàu thì tất cả chỉ nhắm tới sự toàn vẹn lãnh thổ, mà
họ coi là thiêng liêng. Thương mại thì là chuyện tầm phào.
#4) NHỤC MẠ CÁC LÂN BANG
Tầm
quan trọng của quần đảo Trường Sa và lãnh hải lưỡi bò 9 đoạn mà Tàu cho là của
mình nằm ở chỗ nó chia đôi Châu Á. Tàu nói là tất cả vùng biển mà họ tuyên cáo
chủ quyền đều là lãnh thổ của họ chớ không phải chỉ những quần đảo mà thôi. Một khi Tàu khởi sự thực thi chủ quyền họ tuyên bố
thì các thương thuyền và phi cơ thương mại phải xin phép nếu muốn vượt qua vùng
biển đó. Các chiến hạm và phi cơ quân sự không phải của Tàu đều không được phép
xâm nhập. Tuyên bố chủ quyền của Tàu trải dài về mạn nam đến tận vĩ độ 4, gần
sát xích đạo.
Quốc
gia bị tác hại nặng nhứt sẽ là Việt Nam bởi vì lúc đó thì VN bị ép xuống chỉ
còn một lãnh hải rộng có 80km kể từ bờ. Nhựt nhận ra là tàu bè của họ từ Châu
Âu và Trung Đông sẽ phải tiến xa hơn về mạn đông trước khi bẻ ngoặc lên phía bắc
ngang qua Indonesia rồi đi vào vùng biển phía đông Philippines. Singapore cũng sẽ
chịu ành hưởng nặng vì số tàu ghé lại đó sẽ giảm rất nhiều.
Nước
Nhựt sẽ gần như bị cô lập vì phi cơ của họ sẽ phải bay xuống rất xa về phía
Nam, qua Philippines tới gần xích đạo trước khi chuyển hướng bay về phía tây.
Tàu
sắp xếp thứ tự các quốc gia trên thế giới dựa trên quyền lực tổng hợp của mỗi
nước. Đó là thứ quyền lực mà Tàu cho là phải có để tranh giành. Quyền lực ấy
bao gồm thực lực quân sự và kinh tế cộng thêm với sức gắn bó trong xã hội. Khi
chủ quyền trên vùng lãnh hải 9 đoạn được thực thi thì các lân bang của Tàu sẽ bị
chèn ép rất nặng.
#5) THỜI KHOẢNG CHIẾN LƯỢC
Các
chiến lược gia Tàu coi đầu thế kỷ 21 là thời khoảng chiến lược của họ tuy họ
chưa hề công bố phần căn bản của ý niệm đó.
Dù vậy chúng ta vẫn có thể nhận ra khá rõ. Điều quan trọng trước tiên là
muốn thắng trận thì phải tạo ra được một bầu không khí mà trong đó chiến tranh
phải là tất nhiên không thể tránh được. Trong lúc Tàu được coi là có một nền
kinh tế mạnh và càng ngày càng phát triển hơn bao giờ hết thì ý niệm vừa ghi
cho rằng chiến tranh là bất khả kháng đã khiến Tàu muốn mạo hiểm về quân sự. Để
tận dụng ý niệm ấy, Tàu phải mở các cuộc tấn công trước khi nền kinh tế Tàu teo
tóp lại vì quả bóng bất động sản tan vỡ. Điều nầy giải thích tại sao Tàu vội vả
xây dựng các căn cứ quân sự trên quần đảo Trường Sa.
Một
khó khăn khác của Tàu là hành vi xâm lấn và đà gia tăng quân phí đã khiến các
lân bang phải tái võ trang và thiết lập các liên minh. Tàu buộc phải tấn công
trước khi các lân bang trang bị hùng hậu thêm nữa.
Một
vấn đề nữa cũng được họ quan tâm là chu kỳ bầu cử Tổng Thống Mỹ. TT Obama bị
coi là yếu cho nên Tàu nghĩ là tốt hơn họ nên tấn công trước khi một TT khác của
Mỹ tựu chức. Tuy nhiên ông Obama đã gióng lên những cảnh báo rất đúng về chủ
trương của Tàu nhằm lấn chiếm đất đai của nước khác và nhờ đó mà cuộc chiến
tranh sắp xảy ra đã được quân lực Mỹ thấu đáo, các quân binh chủng Mỹ đã tranh quyền
lẫn nhau và điều nầy có nghĩa là họ đã được giới lãnh đạo tối cao của Mỹ chính
thức cho phép hành động. Tuy nhiên TT Obama đã lại thi hành những sách lược bất
nhất có lợi cho Tàu; tỉ như trong khi cần có một nền kinh tế hùng mạnh để đối đầu
với Tàu thì chính phủ ông lại làm kinh tế bị kẹt nghẽn bằng cách ban hành những luật lệ hạn chế mức
thán khí thải vào bầu khí quyển. Hai mục tiêu đó trái ngược hẳn nhau.
Thời
mới lớn, TT Obama sống bên Indonesia và hiển nhiên đã nghe nhiều tới chuyện dân
bên đó bài Hoa. Người Tàu ở Indonesia từ bao đời nay vẫn là những thương nhân
thành công. Cũng giống như việc cố vấn an ninh Valerie Jarrett từng trải qua thời
niên thiếu ở Iran; việc ông Obama lớn lên bên Indonesia sẽ ảnh hưởng tới chính
sách được Mỹ thi hành.
#6) ĐẦU ÓC ĐỘC TÔN NƯỚC LỚN
Đây
là cụm từ do chiến lược gia Edward Luttwak dùng để mô tả việc nước Tàu hầu như
chẳng đếm xỉa gì tới những hệ quả do hành động của họ tạo ra ở các lân bang.
Tàu tự coi họ là cái rốn của vũ trụ và cứ nhìn thế giới qua lăng kính chỉ ngắm
tới các đặc quyền của Tàu. Chính điều đó đã đưa tới một hậu quả là người Tàu chẳng
bao giờ nhận ra những biến chuyển xảy đến không đúng như họ muốn. Ông Luttwak
còn cho là người Tàu đã đánh giá tư tưởng chiến lược của họ quá cao. Theo ông
thì người Tàu chẳng hề có chiến lược mà chỉ có một túi mánh lới, hầu hết dựa
vào bịp bợm.
#7) CHỦ TỊCH TẬP CẬN BÌNH
Trong
lúc khởi sự chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nầy từ thập niên 1980; những hành động
xâm lấn mạnh bạo trong thời gian gần đây đều do ông Tập Cận Bình chủ xướng. Ông
nầy, trong thời gian còn là một cán bộ đảng được xây dựng để lên nắm quyền, đã
cảm thấy rất phấn khởi khi nhận ra là cuộc tấn công Việt Nam năm 1979 đã được
dùng để củng cố quyền lực của các lãnh tụ trong bộ chính trị đảng như thế nào.
Từ thời ông Đặng Tiểu Bình, chưa hề có một lãnh tụ nào tập trung nhiều quyền lực
trong tay mình hơn là ông Tập. Ông đã sử dụng chiến dịch bài trừ tham nhũng để
thanh trừng các đối thủ chính trị. Các nhà lãnh đạo Tàu đều chỉ được nắm quyền
trong 10 năm trước khi rút lui. Ấy thế nhưng sau khi chỉ mới cầm quyền được 2
năm, những thành phần hậu thuẫn ông đã đặt vấn đề tái lập chức Chủ Tịch Đảng (bị ông Đặng Tiểu Bình bãi bỏ để ngăn chận việc
có thể lại nẩy ra một ông Mao khác) để giúp ông Tập tiếp tục lãnh đạo từ vị thế
đó. CT Tập Cận Bình là người từng trải nhiều gian khổ nên đã càng được trui rèn
hơn nhờ kinh nghiệm dày dặn trong đời. Năm
mới 15 tuổi, ông đã được chuyển tới sống chung và làm việc với các nông dân
trong vùng đất cằn sau khi cha ông bị thanh trừng. Chỗ ông ở là một cái hang.
Người em gái cùng cha khác mẹ của ông đã phải tự tử khi cha ông bị bọn Vệ Binh
Đỏ đọa đầy.
NHỰT
Nhựt
biết thể nào họ cũng phải lâm chiến và linh tính ngày xảy diễn đã gần. Họ thấy
không thể nào tránh khỏi chiến tranh mặc dầu mới đây Thủ Tướng Abe đã yêu cầu
được gặp ông Tập ở Indonesia. Và vì lẽ ông Tập đã có ý định sát hại cả trăm
ngàn đồng bào của ông Abe nên cuộc gặp gỡ giữa hai ông đã rất căng thẳng. Ngày
29 tháng tư vừa qua, ông Abe đã lên tiếng trước một phiên họp của lưỡng viện Quốc
Hội Mỹ, một phần trong cố gắng vận động cho mọi phe phái cùng chấp thuận phải
lâm chiến và đẩy lui cuộc tấn ông của Tàu.
MỸ
Mỹ
tin là cần phải duy trì một trật tự thế giới lập căn trên luật pháp để bảo đảm
an ninh và thịnh vượng toàn cầu, trong đó gồm cả tình trạng phú túc của chính
mình, bởi lẽ Mỹ vẫn phải trông nhờ vào mậu dịch thế giới để giàu mạnh. Vì thế đối
với Mỹ thì cuộc chiến tranh nầy chỉ nhắm bảo vệ quyền thông quá những khu vực
chung của cả thế giới. Giới lãnh đạo quân sự Mỹ không cập nhựt mọi chi tiết về việc Tàu chuẩn bị chiến tranh cho công
chúng biết, có lẽ vì họ không muốn bị coi là thủ phạm làm cho tình hình thêm
căng thẳng. Nhưng dù vậy thì quân đội Mỹ cũng thừa biết là Tàu sẽ gây chiến. Chỉ
không biết chắc là vào lúc nào thôi.
Những
hành vi xâm lược của Tàu là một may mắn lớn cho Hải Quân Mỹ bởi quân chủng nầy
lâu nay không gặp một mối đe dọa khả tín nào và vì thế mà đang bị thu nhỏ. Mỹ
có khuynh hướng thổi phồng hiệu năng các hệ thống vũ khí của kẻ thù. Người Tàu
hẳn cũng đã đọc các báo cáo của Hải Quân Mỹ về các hệ thống vũ khí của mình và
vì thế mà càng thấy vững tin hơn.
CUỘC CHIẾN SẼ DIỄN TIẾN NHƯ
THẾ NÀO
Sẽ
có 2 chiến trường chính: biển Hoa Đông phía bắc Đài Loan và biển Hoa Nam phía
tây Philippines.
Tàu
đòi chủ quyền quần đảo Sensaku mà họ gọi là Điếu Ngư (thời gian sau cùng mà khu
vực đó bị Nhựt chiếm là cách đây đến cả trăm năm) và rặng Ryuku trải dài từ quần
đảo Yaeyama ở mạn nam lên tới Okinawa ở mạn bắc. Nếu Tàu muốn chiếm Sensaku thì
họ cũng phải đồng thời chiếm luôn nhóm đảo Yaeyama. Nhằm mục tiêu đó, Tàu đã
xây một căn cứ quân sự trên quần đảo Nanji, cách Sensaku 300km về phía tây. Trong
số các cơ sở đó có một căn cứ tiếp tế nhiên liệu gồm 10 bãi đáp trực thăng, gợi
cho thấy cuộc công kích sơ khởi sẽ do trực thăng dẫn đầu, bay bên trên các tàu
duyên phòng Nhựt quanh quần đảo Sensaku.
Tàu
sở hữu một đội tàu đánh cá và thương thuyền đông đảo mà trọng tải tổng cộng lên
tới 70 triệu tấn. Họ đã dùng tàu đánh cá quấy nhiễu lực lượng duyên phòng Nhựt
quanh Sensaku cho tới tận quần đảo Osagawa, trong đó có đảo Iwo Jima, về mạn
đông. Điều đó gợi cho thấy tàu đánh cá có thể được dùng để chuyển vận Lực Lượng
Đặc Biệt thọc sâu vào các căn cứ của Nhựt mà thường vẫn được coi là nằm xa chiến
tuyến. Các lực lượng nầy sẽ được hi sinh để tạo hỗn loạn tối đa hầu làm mất
tinh thần quân phòng vệ của Nhựt. Về phía bắc, phương sách hành động của Tàu là
chiếm và giữ trước các cuộc phản công của Nhựt và Mỹ.
Trong
biển Hoa Nam, Tàu đang xây bảy pháo đài trọng điểm và một phi trường. Các pháo
đài đó được bảo vệ bởi các ụ súng phòng không được xây cách xa góc pháo đài để
cho mỗi ụ súng như thế đều có tầm tác xạ rộng đến 270 độ. Dường như tất cả pháo
đài đều được xây dựng kiên cố để chịu đựng những đợt phản công trừng trị của đối
phương cho đến khi lực lượng phòng thủ được thay thế. Tàu sẽ thắng nếu vẫn giữ
được các pháo đài đó đến cuối trận chiến.
Có
phần chắc là Tàu sẽ khởi đầu cuộc chiến ở mạn nam bằng các cuộc tấn công nhắm
vào căn cứ của các nước khác trên quần đảo Trường Sa và các căn cứ của Mỹ trong
vùng, có thể đến tận đảo Guam về phía đông. Một cuộc chiến trường kỳ sẽ bất lợi
cho Tàu vì tàu chiến lẫn máy bay từ đảo Hải Nam đến Trường Sa đều rất dễ bị tấn
công. Việt Nam đã nâng cấp các dàn ra đa
của mình và người ta hi vọng là tất cả các phe tham chiến không phải là
Tàu sẽ chia sẻ với nhau các tin tức liên hệ đến các mục tiêu cần thanh toán. Các
máy bay AWACS (Airborne Warning and Control System) của Mỹ bay trên không phận
Philippines có thể theo sát các máy bay và tàu bè của Tàu sau khi nhận được tin
tức do Việt Nam chuyển tới. Singapore có thể điều động các máy bay xung kích
F-15 của họ từ Vịnh Cam Ranh. Máy bay nào của Tàu mà không bị hạ thì đều sẽ gần
hết khả năng hoạt động khi đến Trường Sa.
TQLC
Mỹ đã có mặt tại một số căn cứ ở
Philippines, sẵn sàng tung ra các cuộc tấn công nhằm thanh toán quân Tàu ở các
pháo đài vừa xây dựng. Một số hệ thống vũ khí mới của Mỹ, tỉ như các chiến hạm
hệ Zumwalt, có thể được nhanh chóng bố trí để thực hiện kế hoạch nầy.
Nhìn
toàn cảnh thì Tàu và Nhựt sẽ cố phong tỏa nhau, phần chính là bằng tàu ngầm. Phẩm
chất của Hải Quân Nhựt trỗi vượt hơn Tàu và có lẽ sẽ thắng trận chiến bao vây nầy.
Nền
kỹ nghệ của toàn Châu Á sẽ tổn hại nặng vì chiến cuộc; nhứt là kỹ nghệ của Tàu
thì sẽ mau chóng đình trệ và sẽ là
nguyên nhân làm cho xã hội Tàu bị rối loạn.
Chiến sự càng kéo dài thì Tàu sẽ càng thêm suy sụp. Dân Tàu sẽ không còn
thịt để ăn. Lượng đậu nành không bán ra được sẽ ngập tràn các kho chứa ở Mỹ.
Thanh
toán các căn cứ của Tàu ở quần đảo Trường Sa sẽ đưa bất cứ ai lên nắm quyền điều
hành nước Tàu tới chỗ phải giải quyết cuộc chiến một cách êm thắm. Đây sẽ là một
cuộc chiến tranh vô ích nhứt, ngu xuẩn nhứt và tàn phá nặng nhứt lịch sử. Dù vậy
cuộc chiến đó vẫn sẽ xảy ra.
Tác giả David Archibald là một thành
viên biệt thỉnh của Viện Chính Trị Thế Giới (Institute of World Politics) ở
Washington DC. Ông cũng là người viết quyển Twilight Of Abundance (Sắp hết dư
thừa) xuất bản năm 2014. Bài viết mang tựa "Seven Reasons China Will Start
A War By 2017" trích dịch trên đây được đăng trong tập san American
Thinker
http://www.americanthinker.com/articles/2015/04/seven_reasons_china_will_star_a_war_by_2017.html
Nguồn:Email
No comments:
Post a Comment