Ảnh chiến
trường đưa người Mỹ trở lại Chiến tranh VN
Cập
nhật: 23.05.2015 05:32
Những
bức ảnh đã trở thành biểu tượng của Chiến tranh Việt Nam cùng các bài hát phản
chiến từng vang lên khắp nước Mỹ đã gợi lại ký ức về cuộc chiến thảm khốc nhiều
chục năm trước.
Trong
một không gian nhỏ trên tầng cao nhất của Bảo tàng về truyền thông tại thủ đô
Washington, hơn 100 tấm ảnh cùng hàng chục đồ vật đã tái hiện một trong những
thời kỳ sóng gió nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ những năm 60 và 70.
Hình
“cô bé napalm” Kim Phúc không quần áo, kêu khóc trên đường làng; khoảnh khắc vị
tướng miền nam Việt Nam bắn chết đối phương ngay trên đường phố; ảnh hòa thượng
Thích Quảng Đức chìm trong lửa, dù đã quá quen, nhưng vẫn khiến người xem Mỹ,
nhất là các thanh thiếu niên, phải kinh ngạc thốt lên những câu đầy cảm thán.
Bà
Carrie Christoffersen, người tham gia tổ chức triển lãm, nói rằng 2015 là thời
điểm phù hợp vì nó đánh dấu 50 năm ngày bộ binh Mỹ chính thức tham chiến và 40
năm ngày Sài Gòn thất thủ.
Bà
nói với VOA Việt Ngữ: “Chúng tôi biết rằng Việt Nam và cuộc chiến tại nước này
là điều được đề cập tới nhiều trong năm nay ở Mỹ. Chính vì lẽ đó, chúng tôi
muốn đưa tới một góc nhìn khác nữa về cuộc chiến này thông qua lăng kính của
các phóng viên chiến trường cũng như trách nhiệm truyền tin tức về chiến tranh
về Mỹ của họ", bà. Tất cả các bức ảnh tại đây đã quá nổi tiếng, nhưng
chúng tôi muốn người xem biết thêm về những gì đằng sau những tấm ảnh đó”.
Ngay
trong buổi sáng mở cửa triển lãm có tên gọi “Tường thuật Việt Nam” hôm nay,
22/5, hàng trăm người đủ mọi lứa tuổi đã ghé xem gian phòng triển lãm, mà bà
Christoffersen nhận định, sẽ giúp họ hiểu thêm nữa về những câu chuyện đầy kịch
tính đằng sau mỗi bức ảnh hay mỗi thước phim.
Hồi
tưởng
Trong
số người xem có ông Pete McCall, một nhà báo từng viết về chiến tranh Việt Nam.
Ông cho biết cuộc triển lãm gợi lại nhiều xúc cảm về những gì đã xảy ra nhiều
chục năm trước.
Ông
nói: "Nó làm tôi nhớ lại một nước Mỹ đầy chia rẽ trong những năm 60 đầy
biến động ấy. Việt Nam là cuộc chiến đầu tiên mà chúng tôi có thể xem tin tức
ngay trong phòng khách nhà mình".
Việt Nam là
cuộc chiến đầu tiên mà chúng tôi có thể xem tin tức ngay trong phòng khách nhà
mình. Chúng tôi xem tin tức mỗi ngày về các binh sĩ Mỹ hy sinh trên chiến
trường cũng như các cuộc biểu tình phản chiến tại các khuôn viên đại học khắp
nước Mỹ khi ấy. Cuộc triển lãm này gợi lại rất nhiều cảm xúc.
Ông Pete
McCall, một nhà báo từng viết về chiến tranh Việt Nam, nói.
Ông
nói thêm: "Chúng tôi xem tin tức mỗi ngày về các binh sĩ Mỹ hy sinh trên
chiến trường cũng như các cuộc biểu tình phản chiến tại các khuôn viên đại học
khắp nước Mỹ khi ấy. Cuộc triển lãm này gợi lại rất nhiều cảm xúc”.
Ông
Pete cho biết ông đã tới Việt Nam đầu những năm 2000, và ông đã tới thăm nơi
Thượng nghị sĩ John McCain từng bị giam ở Hà Nội, cũng như đi trên những cánh
đồng lúa rồi hồi tưởng về nơi mà các binh sĩ trẻ tuổi người Mỹ và Việt Nam từng
đối đầu nhau.
Cuộc
triển lãm kéo dài tới hết tháng Chín năm 2016, một lần nữa, lại gợi lại cho ông
những kỷ niệm khó quên từ chuyến đi “để đời” tới Việt Nam khi ấy.
Sau
những hình ảnh chết chóc, những kỷ vật thấm đấm nước mắt và cả máu, người xem
ra về, mang theo một trong những hình ảnh tràn đầy hy vọng về một cô bé Mỹ chạy
vội ra đón người cha của mình trở về từ chiến trường, xuất hiện ở cửa ra của
khu triển lãm.
Nguồn: www.voatiengviet.com/content/anh-chien-truong-dua-nguoi-my-tro-lai-chien-tranh-viet-nam/2784224.html
No comments:
Post a Comment