Monday, April 13, 2015

Hội chứng chuyển hóa và nguy cơ bệnh tim mạch



Hội chứng chuyển hóa và nguy cơ bệnh tim mạch
Việt Hà, phóng viên RFA
2015-04-13

Nghe:
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LifeAndHealth/meta-syndr-n-no-com-deas-04132015060151.html/04132015-meta-syndr-n-no-com-deas.mp3

Đọc:
Con số người trên thế giới bị béo phì, và bị các bệnh tiểu đường, tim mạch  gia tăng  gần đây được các bác sĩ cho rằng có liên quan đến một hội chứng gọi là hội chứng chuyển hóa. Việc kiểm soát sớm những yếu tố rủi ro của hội chứng này sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ bị các bệnh tim mạch và tiểu đường, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Trong chương trình sức khỏe đời sống tuần này, Việt Hà xin mời quý thính giả cùng tìm hiểu một số thông tin liên quan đến hội chứng chuyển hóa và những biện pháp kiểm soát các yếu tố rủi ro liên quan đến hội chứng này.
Những dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa
Vòng bụng tăng, cân nặng tăng, huyết áp và mỡ máu lên cao, đó là những dấu hiệu thường thấy của những người bị cho là có nguy cơ sẽ bị các bệnh về tiểu đường và tim mạch. Các dấu hiệu này, mặt khác cũng là những triệu chứng thường thấy ở những người được chẩn đoán bị hội chứng chuyển hóa.
Nói về định nghĩa hội chứng chuyển hóa, bác sĩ Larry Sperling, Giám đốc Trung tâm phòng ngừa bệnh tim thuộc trường đại học Emory, Atanta, Hoa Kỳ cho biết:
BS. Larry Sperling: Hội chứng chuyển hóa là tổng hợp của các yếu tố rủi ro về bệnh tim mạch. Có 3 trong 5 rủi ro chính bao gồm béo phì được xác định bởi cân nặng hoặc BMI (tức tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao), lượng cholesterol tốt trong máu thấp, lượng triglyceride trong máu cao tức tăng lượng mỡ tuần hoàn trong máu, cao huyết áp hoặc kháng insulin tức là lượng đường trong máu hơi tăng nhưng chưa đến mức tiểu đường.
Theo Hội tim mạch học Việt Nam, hội chứng chuyển hóa được hiểu là thuật ngữ dùng để chỉ những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và tiểu đường. Hội chứng chuyển hóa bao gồm một nhóm các yếu tố nguy cơ tập hợp lại trên một người bệnh bao gồm, tình trạng béo bụng, rối loạn lipid máu, tức là triglyceride máu cao, cholesterol xấu cao trong khi cholesterol tốt thấp, cao huyết áp, bị kháng insulin hoặc không dung nạp đường.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa phải có ít nhất 3 yếu tố trong số các yếu tố rủi ro bao gồm: nam có vòng bụng lớn hơn hoặc bằng 90cm, nữ có vòng bụng lớn hơn hoặc bằng 80cm, triglyceride trong máu lớn hơn hoặc bằng 150 mg/dl, cholesterol tốt ở nam thấp hơn 40mg/dl và ở nữ là thấp hơn 50 mg/dl, huyết áp lớn hơn hoặc bằng 130/85 mmHg.
Hội chứng chuyển hóa là tổng hợp của các yếu tố rủi ro về bệnh tim mạch. Có 3 trong 5 rủi ro chính bao gồm béo phì...lượng cholesterol tốt trong máu thấp, lượng triglyceride trong máu cao tức tăng lượng mỡ tuần hoàn trong máu, cao huyết áp hoặc kháng insulin tức là lượng đường trong máu hơi tăng...
BS. Larry Sperling
Dựa vào những yếu tố rủi ro để chẩn đoán hội chứng chuyển hóa, thống kê ở các nước phát triển cho thấy có khoảng 20 đến 30% dân số các nước này bị mắc hội chứng chuyển hóa. Riêng ở Mỹ khoảng ¼ người dân bị mắc hội chứng này, có đến 42% người Mỹ ở độ tuổi trên 60 bị ảnh hưởng bởi hội chứng này. Tại Việt Nam hiện không có một con số thống kê cụ thể nào gần đây về tỷ lệ người bị mắc hội chứng chuyển hóa. Tuy nhiên một số các con số thống kê về các bệnh tiểu đường hay cao huyết áp cũng cho thấy phần nào bức tranh về hội chứng này tại Việt Nam. Một điều tra quốc gia gần đây ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở người Việt Nam từ 25 tuổi trở lên là hơn 25%. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam, chiếm khoảng 33% trong tổng số tử vong.
Năm ngoái, thống kê của liên đoàn tiểu đường quốc tế (IDF) cho thấy Việt Nam hiện là nước đứng đầu Đông Nam Á về tỷ lệ bệnh tiểu đường với 3,7% dân số mắc bệnh này, tương đương với số khoảng 3, 3 triệu người. Theo IDF, điểm đáng chú ý là những người tiểu đường ở độ tuổi còn trẻ đang gia tăng ở Việt Nam.
Bệnh tiền tiểu đường và hội chứng chuyển hóa
Một trong những yếu tố rủi ro đáng chú ý của hội chứng chuyển hóa là tình trạng tiền tiểu đường. Những người bị tiền tiểu đường không được coi là tiểu đường vì lượng đường trong máu chưa lên cao đến mức để người bệnh được coi là tiểu đường nhưng mức đường trong máu của những người này cao hơn mức của người khỏe mạnh bình thường. Những người bị tiền tiểu đường thường cũng không có những dấu hiệu nào cho thấy mình bị bệnh trừ khi họ đi kiểm tra đường trong máu. Một báo cáo vào năm ngoái của Mỹ cho thấy cứ 4 người Mỹ thì có 1 người không biết mình bị tiểu đường.
Bác sĩ Edward Greg, người đứng đầu văn phòng dịch tễ học và thống kê của Cơ quan phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) nói về nguyên nhân của tình trạng này như sau:
BS. Edward Greg: trước hết, tiểu đường vào những năm đầu thường không có triệu chứng rõ rệt, và lượng glucose cứ tiếp tục tăng cao mà người bệnh không thấy triệu chứng gì. Đó là điều khá phổ biến cho nhiều người khi họ không biết mình bị tiểu đường. Tuy nhiên trước khi bị tiểu đường, người ta bị tiền tiểu đường. Đó là tình trạng sức khỏe không có triệu chứng.
Điều này giải thích tại sao phần lớn những người có hội chứng chuyển hóa cũng không được chẩn đoán bệnh kịp thời. Bác sĩ Larry Sperling giải thích:
Dấu hiệu của tiền tiểu đường mà bạn có thể nhận thấy là bạn cảm thấy khó mất cân. Bạn vẫn sinh hoạt bình thường mà lại lên cân. Bạn có thể thấy thèm đường hơn. Bạn mệt hơn và cảm thấy ít năng lượng hơn. Có thể là bạn bị tăng vòng bụng một chút. Đó là những dấu hiệu của tiền tiểu đường
BS. Larry Sperling: nếu tôi có người nhà bị hội chứng chuyển hóa, hoặc chính tôi bị hội chứng này, tôi cần phải hiểu biết về hội chứng này. Tôi cần phải biết được về những yếu tố rủi ro đi kèm thường có thể là có liên quan đến gene và chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong cách sống cũng làm kích hoạt những yếu tố gene này, ví dụ như tăng vòng bụng, nằm và ngồi nhiều hơn. Những thay đổi này sẽ làm thay đổi cả hệ thống chuyển hóa và bắt đầu giai đoạn viêm nhiễm trong máu. Tại sao tôi cần biết sớm? đó là bởi vì trước đó người bệnh đã bị tiền tiểu đường cả hơn chục năm rồi. Nếu chúng ta không hiểu được những rủi ro này để đề phòng thì chúng ta sẽ để cho những mảng bám dầy lên trong thành mạch máu và là những dấu hiệu ban đầu của bệnh tim mạch.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Coreen Reinhart, người bị tình trạng tiền tiểu đường, một trong những yếu tố của hội chứng chuyển hóa, vẫn có thể nhận biết được mình có bệnh hay không bằng việc quan sát tình trạng sức khỏe của cơ thể mình như sau:
Coreen Reinhart: có một số dấu hiệu của tiền tiểu đường mà bạn có thể nhận thấy là bạn cảm thấy khó mất cân. Bạn vẫn sinh hoạt bình thường mà lại lên cân. Bạn có thể thấy thèm đường hơn. Bạn mệt hơn và cảm thấy ít năng lượng hơn. Có thể là bạn bị tăng vòng bụng một chút. Đó là những dấu hiệu của tiền tiểu đường.
Các liệu pháp áp dụng với hội chứng chuyển hóa
Vì hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu người bệnh không thay đổi thói quen sống có hại để điều chỉnh tình trạng đề kháng insulin và đường huyết cứ tiếp tục lên cao, nên những người có những yếu tố nguy cơ như cân nặng tăng, vòng bụng tăng, tăng mỡ máu, tăng huyết áp, nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán về hội chứng chuyển hóa. Mục đích hàng đầu của việc can thiệp kịp thời ngay khi người bệnh mới có các dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa là để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường type 2.
Theo bác sĩ Larry Sperling, liệu pháp thông thường nhằm thay đổi thói quen sống có hại của người bệnh đóng góp tích cực trong việc giảm thiểu những nguy cơ của hội chứng chuyển hóa và do đó giảm nguy cơ bệnh tiểu đường và tim mạch.
BS. Larry Sperling: Thực tế thì thói quen sống ví dụ như tập đi bộ 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong tuần, cộng với việc giảm từ 5 đến 7% cân nặng của cơ thể, cải thiện chế độ ăn, làm giảm sự phát triển của bệnh tiểu đường khoảng 58% và còn tốt hơn cả việc sử dụng những loại thuốc mà chúng ta hiện có
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LifeAndHealth/meta-syndr-n-no-com-deas-04132015060151.html
Định Nghĩa BMI v à Cách T ính
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chỉ số khối cơ thể - thường được biết đến với chữ viết tắt BMI theo tên tiếng Anh Body Mass Index - được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người. Chỉ số này do nhà bác học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832.[1]
Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng cân nặng của người đó (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét hoặc cm). Có thể tính theo công thức định nghĩa hoặc cho theo những bảng tiêu chuẩn.[2]
Chỉ số này có thể giúp xác định một người bị bệnh béo phì hay bị bệnh suy dinh dưỡng thông qua số liệu về hình dáng, chiều cao và cân nặng cơ thể.[3][4]
Cách tính
Gọi W là khối lượng của một người (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m), chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức:[5][6]
BMI=\frac{W}{(H)^2}

Phân loại theo WHO
Theo WHO, người lớn có BMI trong phạm vi [18,50 - 24,99] là người bình thường. Dưới 18,5 là gầy, trên 25 là người béo và trên 30 là béo phì.[5]
Phân loại kiểu khác
Người lớn hơn 20 tuổi
Phân loại kiểu 1
Phân loại kiểu 2
  • BMI < 20: người dưới cân
  • 20 <= BMI < 25: người bình thường
  • 25 <= BMI < 30: người quá cân
  • BMI > 30: người béo phì
  • BMI < 18: người dưới cân
  • 18 <= BMI < 23: người bình thường
  • 23 <= BMI < 30: người quá cân
  • BMI > 30: người béo phì
Trẻ em 2-20 tuổi
Dựa vào thống kê theo nhóm tuổi và giới tính[cần dẫn nguồn]:
  1. Thiếu cân: nếu chỉ số BMI nằm trong vùng giá trị nhỏ hơn bách phân vị thứ 5 (percentile < 5th)
  2. Sức khỏe dinh dưỡng tốt: nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị thứ 5 --> 85
  3. Nguy cơ béo phì: nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị 85 --> 95
  4. Béo phì: nếu chỉ số BMI nằm trong vùng lớn hơn bách phân vị 95
Dựa vào thống kê toán học, người ta có thể tính vị trí percentile của giá trị BMI tương ứng tuổi và giới tính. Nguyên nhân của béo phì hiện nay có rất nhiều tuy nhiên một trong những nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức sai lầm về ăn uống
Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%89_s%E1%BB%91_kh%E1%BB%91i_c%C6%A1_th%E1%BB%83
CHÚ THÍCH
Công thức tính BMI:
1-      Tính theo Pounds và Inches:
BMI = (cân nặng  x 703) : (chiều cao) x (chiều cao)

2-      Tính theo Kg và mét:
BMI = (cân nặng) : (chiều cao) x (chiều cao)



No comments:

Post a Comment