Sai đâu sửa đó.
Sửa đó sai đâu?
Sửa đâu sai đó!
Cũng chẳng trách được vì Bộ Trưởng Giáo Dục Phùng
Xuân Nhạ, một “tinh hoa” khác của đất Bắc, đã có biệt danh là “Tư lệnh nói ngọng
mà!” (Xem>> ‘Nói ngọng’
được
đem
lên bàn
nghị sự về
giáo dục Việt Nam
Từ điển chính tả sai chính tả: Đã đến lúc cần có luật
tiếng Việt?
15/06/2020 09:17 GMT+7
TTO
- Trong khi cuốn từ điển chính tả sai chính tả 'gây xôn xao' mấy ngày qua vừa
có quyết định thu hồi từ NXB, nhiều chuyên gia, nhà quản lý cùng chia sẻ với
Tuổi Trẻ quan điểm rằng nhất thiết phải có luật tiếng Việt.
Chỉ chưa đầy 4 tháng, 2
cuốn từ điển đồ sộ của NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã phải bị thu hồi. Trong
đó, một cuốn bị thu hồi do vi phạm bản quyền, một cuốn bị thu hồi vì những
tranh cãi chuyện sai chính tả.
Từ điển chính tả sai chính tả
Một
cuốn từ điển chính tả lại sai chính tả, chuyện tưởng không thể tin nổi. Nhưng
đây không phải là cuốn từ điển duy nhất sai chính tả theo phát hiện của ông
Hoàng Tuấn Công - người nghiên cứu về ngôn ngữ trong nhiều năm.
Chỉ
trong 6 năm kể từ năm 2014, ông Công đã phát hiện chừng chục cuốn từ điển với
nhiều sai sót nghiêm trọng. Một nửa trong số đó đã bị thu hồi sau phát hiện của
ông.
Với
hơn 10 cuốn từ điển ông đã "nhặt sạn", quá nửa số đó có những sai sót
mang tính hệ thống, sai sót nghiêm trọng.
Mặc
dù ông Hoàng Tuấn Công đã có những bài viết điểm mặt, chỉ tên, phân tích từng
lỗi rất cụ thể, nhưng nhiều cuốn từ điển đã không được xử lý, thu hồi.
Điều
này khiến ông phẫn nộ, mặt khác ông hoan nghênh việc ban hành luật tiếng Việt
cũng như có quy định chặt chẽ hơn trong Luật xuất bản để bảo vệ sự trong sáng
của tiếng Việt.
Ông
Hoàng Tuấn Công cho rằng người biên soạn từ điển phải có thông tin về tên tuổi
rõ ràng, tránh tình trạng như hiện nay: khi phát hiện sai sót, truy đến tác giả
thì không biết soạn giả là ai. Ví dụ như tháng 2 vừa qua cuốn Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam của Dương Thị Dung, Đặng Thu
Hằng, Nguyễn Thảo Nguyên bị thu hồi do ông Công tố "đạo văn", nhưng
đến tận lúc sách bị tiêu hủy thì 2 trong số 3 tác giả của bộ từ điển này nhất
quyết không lộ diện trước công luận.
Ông
Công cũng cho rằng việc biên soạn từ điển nên có người hiệu đính, có cơ quan
chuyên môn thẩm định độc lập. Tên người hiệu đính và cơ quan thẩm định cũng
phải được đưa vào sách để họ chịu trách nhiệm, nếu xảy ra sai sót.
Liên
quan đến quy định chuẩn chính tả từ vụ từ điển chính tả sai chính tả ồn ào trên
truyền thông mấy ngày qua, PGS.TS Nguyễn Văn Chính - giảng viên khoa Việt Nam
học và tiếng Việt Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà
Nội) - cho biết hiện chưa có văn bản pháp lý nào quy định về chuẩn chính tả
tiếng Việt.
Các
nhà khoa học cũng còn bối rối vì chưa thống nhất được ở một số trường hợp như
"Thánh Gióng" hay "Thánh Dóng, "trời" hay
"giời", "tro" hay "gio", "giao động"
hay "dao động"...
Do
đó với những trường hợp này, cộng đồng có giải pháp nước đôi là viết thế nào
cũng được, trong khi chính tả là hệ thống chữ viết được coi là chuẩn của một
ngôn ngữ.
Hiện
mới có một số quy định chính tả được đưa ra sử dụng trong một số lĩnh vực và
việc đưa ra văn bản mang tính pháp quy về chuẩn chính tả vẫn còn là công việc
của tương lai. Vì vậy, PGS Nguyễn Văn Chính ủng hộ việc có luật tiếng Việt.
Chưa có cơ quan chủ trì chính thức xây dựng luật
Được
đào tạo về chuyên ngành ngôn ngữ học và từng làm luận án tiến sĩ với đề tài
Ngôn ngữ trên truyền hình Việt Nam, ông Nguyễn Thế Kỷ - tổng giám đốc Đài Tiếng
nói Việt Nam (VOV) - là một trong số những người đề xuất và bắt tay vào việc
thúc đẩy xây dựng luật tiếng Việt.
Ông
Kỷ cho biết VOV và Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của
Quốc hội, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam đã cùng nhau bàn bạc năm 2019 về việc xây
dựng luật tiếng Việt hay luật ngôn ngữ.
Ông
cho biết VOV, với tư cách là "tiếng nói Việt Nam", sẵn sàng đứng ra
đăng ký chủ trì việc xây dựng luật tiếng Việt.
"Nước
nào cũng phải có văn bản pháp lý đủ mạnh để bảo vệ tiếng nói của dân tộc. Có
luật tiếng Việt thì các biển tên của cửa hàng, cửa hiệu hay các cơ quan phải
viết tiếng Việt to hơn các thứ tiếng khác. Rồi quy định chuẩn chính tả để các
cơ quan phải tuân theo, chứ không phải mỗi nơi một cách...", ông Kỷ nói.
Ông
Phan Thanh Bình - chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và
nhi đồng của Quốc hội - nói cơ quan ông rất ủng hộ việc xây dựng luật tiếng
Việt để giải quyết nhiều vấn đề nan giải tồn tại trong tiếng Việt hiện nay. Đó
là chuyện phải thống nhất về cách phát âm chuẩn bên cạnh phương ngữ.
Theo
ông, nếu có luật, ngành giáo dục phải dạy phát âm cho đúng, hoặc quy định các
đại biểu Quốc hội phải nói chuẩn phát âm hay cho phép phát âm phương ngữ đều
phải quy định rõ. Luật tiếng Việt cũng phải quy định rõ ranh giới giữa nghiên
cứu khoa học và những thứ được công nhận chính thức, quy định cả những cơ quan
được phép công nhận những cải cách tiếng Việt...
Ông
Bình cho biết qua trao đổi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng rất ủng hộ việc cần
phải có luật tiếng Việt.
Tuy
nhiên, khó khăn hiện nay là chưa có cơ quan chủ trì chính thức để xây dựng luật
này, Chính phủ cho rằng Đài Tiếng nói Việt Nam không phù hợp đứng ra chủ trì
việc xây dựng luật tiếng Việt. Hai bộ phù hợp làm việc này là Bộ VH-TT&DL
hoặc Bộ Giáo dục - đào tạo.
Ông
Bình cho biết sắp tới Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi
đồng của Quốc hội sẽ có văn bản chính thức lên Thủ tướng về việc xây dựng luật
tiếng Việt.
Trước
đó, ủy ban này đã làm việc với VOV, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam về việc ra luật tiếng Việt và
các cơ quan đều ủng hộ việc này.
GS.TS Nguyễn Văn Hiệp (viện trưởng Viện Ngôn
ngữ học):
Để bảo vệ tiếng Việt, cần có luật tiếng Việt
Hiến pháp 2013 đã khẳng định tiếng Việt là ngôn ngữ quốc
gia. Vì thế, vấn đề này gần đây đã được Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu
niên và nhi đồng của Quốc hội nêu ra và đã có những thảo luận với Viện hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam (mà Viện Ngôn ngữ học là thành viên), VOV.
Tôi nghĩ Việt Nam sẽ có luật tiếng Việt trong thời gian
tới. Dĩ nhiên, quy trình để có nó không hề đơn giản.
Nhưng ngay cả khi có luật tiếng Việt, bộ luật này không
thể "cầm tay chỉ việc" cho tất cả những trường hợp sử dụng cụ thể của
tiếng Việt, mà chỉ có thể nêu ra những quy định chung, trong đó có những quy
định chung về chính tả và chuẩn chính tả.
Chữ quốc ngữ từ khi được chế tác đã trải qua một quá
trình dài chỉnh sửa, có thể nói đã cơ bản có diện mạo ổn định, như chúng ta thấy
trong hai cuốn từ điển quan trọng của Béhaine và Taberd.
Từ cuối thế kỷ 19 đến nay, các đề nghị cải cách chữ quốc
ngữ đều thất bại. Tuy nhiên, một trong các vấn đề chủ yếu liên quan đến chữ
quốc ngữ nên được tiếp tục thảo luận là chuẩn chính tả ở một số trường hợp còn
có sự tranh chấp.
Trên cơ sở diện mạo chữ quốc ngữ đã được xác lập, định
hình, cần nghiên cứu để đi đến xác định rõ hàng loạt chuẩn chính tả hiện còn để
ngỏ: vấn đề viết y hay i; vấn đề viết hoa tên tổ chức, đoàn thể; vấn đề phiên
âm hay để nguyên dạng tên riêng nước ngoài; vấn đề vị trí đánh dấu thanh...
Thực ra, vấn đề chuẩn chính tả cho những trường hợp trên
đây đã được giới nghiên cứu thảo luận trong nhiều năm.
Tuy nhiên, vì tiếng nói và chữ viết là thứ mà ai cũng
dùng, bên cạnh cái chung bắt buộc phải theo cũng có những cái mang tính cá
nhân.
Vì thế, nếu không có một bộ luật tiếng Việt đủ trọng
lượng để điều chỉnh, hướng dẫn, vấn đề chuẩn chính tả cho những trường hợp trên
đây cũng không thể giải quyết được.
MINH TỰ ghi
No comments:
Post a Comment