Tôi
được sanh ra trong cái ngày chẳng có nhà thương nào mở
cửa ở Sài Gòn cả. Bệnh nhân lại còn bị đuổi về
nhà nằm chờ thời ! Mỗi năm tới ngày sinh nhật của
tôi, cả nước Việt Nam ăn mừng. Từ ông lớn tới thằng
con nít đều được nghỉ lễ. Đó là ngày toàn dân miền
Nam bị « phỏng giái » … 30/04/1975 .
Ngày
năm đó mọi sinh hoạt lộn tùng phèo khi bộ đội miền
Bắc « giải phóng » thành phố Sài Gòn, cứ điểm cuối
cùng của miền Nam , một thời vang danh là Hòn Ngọc Viễn
Đông. Dân chúng ồ ạt kiếm đường chạy ra ngoại quốc
bất kể nơi đâu. Người ở lại, lòng hoang mang tột độ
vì con đường sống u tối mở ra trước mắt .
Bố
mẹ tôi lúc đó đang ở tại khu Ngã Ba Chú Ía , Xóm Mới,
quận Gò Vấp , gần khu nhà Chứa « chị em ta » , nói rõ
ra là nghề « làm đĩ ». Bố là lính Nhảy Dù bị thương,
quân đội cho giải ngũ. Bố xin được việc làm vệ sinh
trong Tổng Y Viện Cộng Hoà. Mẹ có cái xe nhỏ bán thuốc
lá lẻ và vé số ngoài cổng. Cuộc sống đang ung dung
nhàn hạ , bây giờ chẳng biết ra sao ?
Mấy
ngày nay súng nổ đì đùng khắp nơi trong thành phố. Nhà
giầu lo chạy ra nước ngoài. Nhà nghèo thì hè nhau đi
lượm đồ đạc của các gia đình « hốt hoảng ra đi
bằng mọi giá » này.
Từ
sáng sớm hàng xóm rủ nhau lên bến Bạch Đằng hoặc ra
phi trường Tân Sơn Nhất để lượm xe Honda, xe hơi mà
những người « bỏ của chạỵ lấy người » quyết tâm
tránh « thiên đàng Cộng Sản » vất lại đầy đường.
Có người vào các trại lính Việt Nam Cộng Hoà cũ bỏ
trống, lục lọi trong các két sắt để kiếm tiền , dụng
cụ văn phòng nào khiêng được là cứ việc khiêng về
nhà .
Trong
khi đó bố tôi lo chạy đôn chạy đáo, hỏi thăm kiếm
bà mụ để đở đẻ cho mẹ tôi. Khi ông mang về được
cô y tá bị « lính giải phóng » tống cổ ra đường thì
mẹ tôi đã « rặn »… lòi ra tôi rồi. Cô y tá bất đắc
dĩ trở thành bà mụ này cuối cùng cũng làm mọi việc
hoàn tất trong điều kiện ngặt nghèo, không một tí
thuốc men gì hết ! Số tôi cũng hên, « cô mụ » xài
nước muối đun sôi mà tôi cũng không bị nhiễm trùng !
Bố
nói, sau khi tôi được sanh ra, mẹ không có sữa vì mẹ
tôi thuộc loại đàn bà « vu khống » tức là « không …
vú ». Bố không tìm đâu ra được một cửa hàng tạp
hoá mở cửa để mà mua. Mà dù họ có, họ cũng không
bán. Ngày mai không biết thế nào, ai cũng đóng cửa chờ
thời . Mẹ đành nấu nước cháo cho tôi bú. Những ngày
tháng tiếp theo cả nước đói « rã họng » nên tôi cứ
« hạnh phúc… triền miên » bú nước cháo đường ! ! !
Nghe
hàng xóm mách nước, bố đưa mẹ tôi ra phường cho ông
cán bộ y tá « chẩn bệnh » để ông cấp giấy cho mẹ
tôi được mua sữa nhà nước . Mẹ phải đi tới đi lui
3 lần, ông cán bộ « khám » ngực rất kỹ. Ngày thứ 4
mới biên cho mẹ được mua 3 hộp sữa. Bố về nhà tức
mình chửi toáng lên: ĐM cái thằng cán ngố, hai tay nó
bóp tới bóp lui muốn nhão cái ngực vợ tao mà nó chỉ
cho được có 3 hộp !
Vài
tháng sau, tình hình mới tạm ổn. Sau khi bố bị kêu gọi
đi học tập 3 ngày rồi cho về, cán bộ phường khóm cứ
khuyến khích gia đình tôi đi kinh tế mới.
Bố
tôi lấy tiền dành dụm mua một chiếc xích lô , chạy
kiếm cơm hàng ngày. Thời buổi khó khăn , tranh tối tranh
sáng, ai cũng lo thủ thân , không ai dám ăn tiêu phung phí
nên bố kiếm chẳng đủ tiền lo cho gia đình ăn sung mặc
sướng như xưa nữa.
Nhờ
Trời thương tôi vẫn « èo uột » lớn lên. Cái khó nó
bó cái khôn, tự nhiên con nít xã hội chủ nghĩa lại
khôn « ngang xương » trước tuổi . Năm lên 3, tôi đã
biết đi sắp hàng dành chỗ cho mẹ tôi mua nhu yếu phẩm
mà nhà nước « ưu ái » bán cho mọi gia đình mỗi tháng
một lần gồm 9 KG gạo cho một người, ít xà bông , bột
ngọt , đường và 1 KG thịt.
Tôi
khoái nhất là miếng thịt này. Cả tháng bố mẹ và tôi
chỉ ngày 2 bữa vỗ bụng rau… bình bịch, hoạ hoằn lắm
mới được miếng cá con nếu ba tôi kiếm được thêm
chút đỉnh. Thời buổi này ai cũng « rách » hết, bất
khả kháng họ mới đi xích lô.
Miếng
thịt đối với tôi lúc đó nó « vĩ đại » vô cùng. Mẹ
mang về mua thêm 2 trái dừa khô, lấy cùi xắt từng lát
mỏng rồi bỏ vào nồi kho chung với thịt. Bố mẹ thì
ăn dừa, tôi được ăn thịt. Tuy rằng mỡ nhiều hơn nạc
nhưng tôi nhai miếng thịt sao nó béo ngậy trong họng, đã
quá chừng. Chỉ tiếc rằng cơm có hạn, bố mẹ cũng
nhường cho tôi mà tôi cũng ăn không đủ no.
Bố
tôi chỉ là Binh Nhì bị thương được cho giải ngũ đã
lâu mà Đảng vẫn liệt ông vào hàng Nguỵ. Ông biết
tương lai của tôi mù tịt nên ông không tha thiết gì cho
tôi đi học. Đến khi « hội phụ nữ » phường nhắc
nhở mẹ tôi, ông đành phải cho tôi đến trường với
bộ quần áo cũ tôi vẫn mặc hàng ngày.
Được
đi học , tôi vui lắm. Những ngày đầu, cô giáo dạy tôi
học ca. Về nhà tôi « rống cổ » hát biểu diễn cho bố
mẹ tôi nghe: Ai yêu bác Hồ chí Minh hơn chúng em nhi đồng…
Tôi
chẳng thấy bố mẹ khen mà mặt hai ông bà bí xị. Bố
nói: bố nghe cái loa phát thanh ngoài đường hát mỗi
ngày, bố đầy lỗ tai rồi, con làm ơn đừng hát nữa.
Khi tôi lên học lớp 8, có trí khôn, tôi mới biết nguyên do tại sao bố buồn. Tôi mặc cảm và thù cái gốc « Nguỵ » của bố. Dẫu vậy tôi vẫn thương yêu bố mẹ tôi lắm. Từ từ tôi tập quên những bài học sặc mùi chiến tranh từ khi còn hỉ mũi chưa sạch. Nào là thằng đế quốc Mỹ, thằng Nguỵ, anh giải phóng quân, anh bộ đội vượt Trường Sơn, anh hùng này anh hùng nọ . Có cả B52, pháo, tăng… mà tôi chẳng hiểu gì hết.
Khi tôi lên học lớp 8, có trí khôn, tôi mới biết nguyên do tại sao bố buồn. Tôi mặc cảm và thù cái gốc « Nguỵ » của bố. Dẫu vậy tôi vẫn thương yêu bố mẹ tôi lắm. Từ từ tôi tập quên những bài học sặc mùi chiến tranh từ khi còn hỉ mũi chưa sạch. Nào là thằng đế quốc Mỹ, thằng Nguỵ, anh giải phóng quân, anh bộ đội vượt Trường Sơn, anh hùng này anh hùng nọ . Có cả B52, pháo, tăng… mà tôi chẳng hiểu gì hết.
Tôi
cũng chẳng còn cố gắng phấn đấu để vào Đoàn với
Đảng nữa. Cái khăn quàng đỏ trên cổ bắt đầu ám
ảnh tâm trí tôi. Nhiều lúc tôi quá chán nản, muốn nghỉ
học cho xong. Đêm đêm cầu xin có người cho tôi việc
làm có tiền là tôi nghỉ học ngay.
Từ khi được « đổi đời » bố mẹ tôi quyết định không sanh thêm. Trời « thương » kẻ bần hàn , bố mẹ bị bể « kế hoạch » hai lần nên tôi lại có thêm 2 thằng em trai « gốc Nguỵ » nữa ! ! !
Từ khi được « đổi đời » bố mẹ tôi quyết định không sanh thêm. Trời « thương » kẻ bần hàn , bố mẹ bị bể « kế hoạch » hai lần nên tôi lại có thêm 2 thằng em trai « gốc Nguỵ » nữa ! ! !
Thỉnh
thoảng trong bữa cơm tối, bố hay kể cho chúng tôi nghe
về đời sống quân ngũ của bố, những trận đánh hào
hùng của đơn vị Nhảy Dù kiêu hùng trong quân đội Việt
Nam Cộng Hoà. Trong giây phút đó tôi mới thấy mặt bố
rạng rỡ, chứ lúc nào mặt bố cứ như người bị trĩ
kinh niên …
Mặc
dù thiếu ăn thường trực, năm 15 tuổi thân thể tôi đã
phát triển đầy đủ 3 vòng rõ rệt, chứ không « vu
khống » như mẹ, mặt mũi giống bố nên đẹp hơn mẹ
nữa. Năm đó tự nhiên không biết Đảng nghĩ sao mà lại
ra chính sách đổi mới kinh tế. Dân đen có quyền làm ăn
cá thể, không còn phải thắt lưng buộc bụng như trước
.
Bây
giờ ai cũng làm có tiền nhiều hơn. Cái đám dám ăn xài
có 2 loại: một là gia đình có thân nhân ngoại quốc gởi
tiền về, hai là đám cán bộ tham nhũng ăn hối lộ trên
đầu trên cổ dân đen. Mỗi ngày thức dậy , ai cũng nghĩ
cách làm sao hôm nay kiếm ra tiền để tiêu xài , hưởng
thụ. Không cần nghĩ đến lương tâm, bà con họ hàng
thân thuộc. Lừa được ai để kiếm tiền cứ việc «
hân hoan » mà lừa. Từ từ tệ nạn trộm cắp, đĩ điếm
cũng theo trào lưu « đổi mới » tràn lan khắp nơi. Lúc
này chỉ có đám công an, từ « ông con » tới « ông nhớn
» là ngồi mát ăn bát vàng …
Mẹ
bây giờ lại đem cái xe bán thuốc lá lẻ ra trước Nhà
Thương làm tiếp. Mặc dù bà phải lo lót cho anh công an
khu vực ở đó nhưng thỉnh thoảng cũng bị công an quận
« hốt » như thường. Rừng nào cọp đó mà !
Một
hôm, bữa cơm chiều không thấy bố về, cả nhà đang lo
lắng. Tới tối ông về nhà , đầu quấn băng trắng hếu.
Ông
sụt sùi kể lại việc bị tụi du đảng ăn cướp cái
xe xích lô. Ông đánh nhau với tụi nó bị lỗ đầu phải
vô nhà thương băng bó vết thương. Suốt đêm ông lên
cơn sốt rên hừ hừ làm tôi đứt từng khúc ruột. Tôi
quyết định nghỉ học luôn.
Sáng
hôm sau tôi lặn lội đi gõ cửa nhà giàu , xin ở đợ
kiếm tiền giúp bố. Tôi đi cả ngày cũng chả ai dám
mướn.
Mấy
tuần nay bố nằm nhà than vắn thở dài không biết làm
cái gì để sống. Mọi chi tiêu trong nhà đều nhờ vào
cái xe bán thuốc lá và vé số của mẹ, chẳng đủ mua
gạo mà ăn. Hai đứa em đói nheo nhóc, khóc lóc suốt
ngày.
Tôi
cầm lòng không được, bèn âm thầm qua bên cái động đĩ
gần nhà, xin bán trinh. Bà chủ động hẹn tôi 3 ngày, sẽ
dẫn mối cho tôi.
Thế
là cái « đáng giá ngàn vàng » của tôi bây giờ nó rẻ
như bèo, bán được có 1 chỉ thôi. Sau 3 đêm tê buốt,
rã rời từ tâm hồn đến thể xác trong vòng tay của ông
cán bộ nhà nước ham hố, hùng hục như con hổ đói, tôi
như người sắp chết. Ông lại đáng tuổi bố, càng
khiến tôi ghê tởm những dấu ấn của ông để lại
trên thân thể tôi.
Ba
ngày liền, cả nhà không ai biết tôi đi đâu . Sáng ngày
thứ 4 tôi thất thểu mò về, tay cầm chiếc nhẫn vàng
một chỉ đưa cho bố và thuật lại mọi chuyện. Mẹ ôm
tôi khóc nức nở như chưa bao giờ được khóc. Bố mắt
trợn ngược muốn đứng tròng , nghiến răng rào rạo.
Tôi không còn giọt nước mắt nào nữa cả vì đã khóc
suốt 3 ngày rồi …
Cuối
cùng tôi khuyên ba nên đi mua cái xe xích lô khác để làm
kiếm cơm cho gia đình. Ông không nói gì, mặt cứ đằng
đằng sát khí chỉ muốn ăn tươi nuốt sống ai đó. Ông
say xỉn suốt 2 ngày liền. Tới ngày thứ 3 ông đem về
cái xe xích lô cũ. Đằng sau lưng xe ông kẻ bảng hiệu
tên Ngàn Vàng do chính tay ông nắn nót viết lên bằng hộp
sơn màu đỏ chói . Tôi ôm bố khóc ròng. Ông cũng siết
chặt tôi mà khóc mùi mẫn theo. Lần đầu tiên cả nhà
mới thấy được giọt lệ của bố… !
Sau
chuyện này bố mẹ thấy tôi trưởng thành trước tuổi
nên không muốn dạy bảo khuyên lơn tôi như xưa. Bố mẹ
cũng chẳng lo được gì cho tương lai đời sống anh em
tôi nên ông bà cứ để tôi muốn làm gì thì làm.
Bà
chủ động thì cứ dụ dỗ tôi đi theo con đường « làm
điếm » vừa nhàn vừa có nhiều tiền. Tôi vẫn để
ngoài tai. Đến khi em tôi bị sốt xuất huyết vô nhà
thương, không có tiền lo lót cho bác sĩ y tá nên họ
không chịu tận tình chữa trị.
Tôi
đành qua mượn tiền bà chủ động để thi hành « thủ
tục đầu tiên » ( tiền đâu ) của dân đen khi tới «
cửa quyền nhà nước » Tôi hứa với bà khi nào em tôi «
xuất viện », tôi sẽ đi làm cho bà.
Tôi
còn quá trẻ. Trang điểm lên trông tôi đẹp mê hồn. Bà
chủ động xếp tôi vào hàng gái gọi , chỉ dành cho
khách sộp nhiều tiền, hầu hết là đám cán bộ nhà
nước. Khi nào có mối bà mới điện thoại cho tôi « đi
khách ».
Tôi
kiếm bao nhiêu tiền đều dành dụm để lo cho em tôi ăn
học đàng hoàng. Bạn bè cùng nghề cứ rủ tôi cờ bạc,
hút thuốc, chích choác giải sầu, tôi dứt khoát không
hùa theo.
Họ
cứ hay nói đùa với tôi rằng: tụi mình làm cái nghề
hạ cấp này nó có « số kiếp » cả, thoát ra không được
đâu.
Ca
sĩ có cái « kiếp cầm ca », còn tụi mình thuộc loại «
kiếp cầm chim »… ! Nói xong họ cười thoải mái. Tôi
cười không nổi. Tôi nhất quyết, lòng bảo dạ, sau khi
dành dụm khá tiền , em tôi học hành tới nơi tới chốn,
tôi sẽ bỏ nghề, kiếm người chồng tánh nết như bố,
không cần đẹp trai, để xây dựng tương lai .
Tôi
đưa tiền cho mẹ nhưng mẹ nhất định không lấy. Mẹ
bảo: nếu bố mẹ nhận tiền này của con, làm sao bố mẹ
dám nhìn bàn thờ tổ tiên đây. Con cứ giữ để lo cho
thân con. Bố mẹ luôn cám ơn con đã lo cho các em và phụ
giúp cái ăn cái mặc cho gia đình ! ! !
Năm
20 tuổi, thân hình tôi « xuống cấp », tôi không được
làm gái gọi nữa mà trở thành gái thường trực trong
động, túc trực ngày đêm để sẵn sàng « ứng chiến
». Tiền thu nhập lại ít đi , không biết chừng nào tôi
mới thoát kiếp…
Hai
năm sau tôi gặp một « mối thường trực ». Lần nào
vào động , anh cũng kiếm tôi. Trông anh có vẻ bụi đời,
chắc sấp xỉ tuổi tôi. Người Bắc rặc « 75 », ốm
tong teo như người bị sốt rét kinh niên.
Sau
vài lần « hùng hục » với nhau, anh rủ tôi đi ăn, đi
chơi mỗi đêm khi nào tôi rảnh. Từ từ anh khai ra hết
cái gia phả nhà anh vì anh muốn cưới tôi làm vợ.
Bố
anh là bộ đội vượt Trường Sơn. « Giải phóng » xong
ông được làm Phó Giám Đốc cơ quan. Có chức, có quyền
và nhất là có tiền tham nhũng hối lộ, ông « cuỗm »
được một em « khoái tiền », sạch nước cản, người
Sài Gòn chính hiệu. Hàng ngày em « ra chiêu » độc đáo
trên giường làm ông quên mẹ nó vợ con ông đang ngày
đêm mong ngóng tin tức người chồng đã đi B hơn 10 năm
trời, không tin tức.
Vô
tình có người bạn cùng làng về Bắc thăm nhà, nói cho
vợ ông biết. Bà buồn lắm, bèn xin chuyển công tác vào
Nam để xem sự thật ra sao. Hơn nữa bạn bà nói trong đó
kiếm tiền dễ lắm. Đời sống sung túc, tiện nghi vật
chất hơn ngoài Bắc nhiều. Bà càng háo hức ôm giấc
mộng làm giàu. Dẫu rằng bà đang có chức lớn trong cơ
quan, bà cũng dứt khoát vào Nam . Bà ôm con vào Nam, được
Đảng « bố trí » cho làm chủ nhiệm hợp tác xã. Bà
còn được cấp cho 1 căn nhà cũ do tên « ôm chân đế
quốc » bỏ lại. Căn nhà 2 tầng đúc tuy nhỏ nhưng đối
với mẹ con bà sao nó lại « hoành tráng » đến thế !
Chỉ
sau 1 tháng là các đồng chí của bà bàn với bà cách «
kiếm tiền » bỏ túi. Đời sống bà thay đổi hẳn. Nhà
cao cửa rộng, tiền bạc rủng rỉnh, bà cũng quên bố nó
thằng chồng khốn nạn bỏ mẹ con bà…
Bà
cứ ở vậy kiếm tiền nuôi con làm giàu. Vả lại cũng
chẳng có ma nào thèm lấy bà vì bà cũng thuộc loại «
hăng rô », răng cỏ cứ như là hàng rào ấp chiến lược
của « thằng Diệm » vậy. Bà biết đứa nào mà ngó tới
bà là nó ngó cái túi tiền của bà thôi. Bà cưng thằng
con lắm . Nó chẳng chịu học hành gì. Tối ngày chỉ xin
tiền bà đi chơi. Bà chửi nó chừng nào nó đi nhiều
chừng đó. Bà thấy nó ốm yếu nay đau mai đau cũng làm
ngơ cho nó chơi nhưng bà không ngờ là nó « chơi bời đĩ
điếm » tới bến luôn …
Anh thú nhận với tôi là mẹ anh không biết anh đi chơi gái vì thấy anh ốm yếu quá. Ngày nào anh cũng chơi, chỉ toàn gái phế thải đứng đường, gặp tôi thì anh ngưng, chỉ biết có tôi thôi .
Anh thú nhận với tôi là mẹ anh không biết anh đi chơi gái vì thấy anh ốm yếu quá. Ngày nào anh cũng chơi, chỉ toàn gái phế thải đứng đường, gặp tôi thì anh ngưng, chỉ biết có tôi thôi .
Một
hôm anh đưa cho tôi 3 lượng vàng. Anh nói anh mới cạy tủ
của mẹ anh và bỏ nhà đi luôn để sống với tôi. Thời
gian qua, tấm chân tình của anh cũng làm tôi cảm động.
Mặc dù biết tôi làm đĩ nhưng anh vẫn muốn lấy tôi
làm vợ, vì thế tôi xiêu lòng, đồng ý sống với anh
như vợ chồng mà lòng thì không yêu anh.
Tôi
không dám đưa con « kẻ chiến thắng » về trình diện «
ông chiến bại », sợ bố nổi cơn uất hận mất nước
mà chết nghẹn trong lòng thì lại khổ cho tôi. Hai đứa
tôi mướn căn phòng trọ rẻ tiền để sống. Anh chẳng
biết làm ăn gì, tôi tính sao anh nghe vậy. Tôi tính tới
tính lui, thử buôn bán vặt ngoài lề đường. Vốn cứ
từ từ bay mất. Cuối cùng tôi lại trở về cái
kiếp cầm chim ! Ngày ngày anh lại chở tôi đi làm nuôi
anh.
Mấy
lần anh về thú thật với mẹ là anh đã có vợ người
Nam, xin bà cho anh làm đám cưới . Bà thuộc loại « răng
đen mã tấu, ăn chắc mặc bền » chỉ sợ thêm đứa con
dâu phá của nữa thì căn nhà này với 2 đám đất được
Đảng « chia chác » cho, sẽ từ từ bay mất khi bà nằm
xuống. Bà nói với anh, bà đã chọn vợ cho anh rồi. Bà
chỉ tin gái Bắc thôi. Anh nhất định không chịu và tiếp
tục bỏ nhà ra đi.
Mấy
năm sau anh bàn với tôi xin đứa con trai về nuôi rồi đem
về nói dối mẹ anh đó là con ruột, xin bà nhận cháu
nội.
Không
ngờ « cái đòn tình cảm » này lại « ăn tiền ». Nhìn
đứa bé kháu khỉnh, bà nghĩ nó giống tôi, trông đẹp
quá nên bà cũng mê tít thò lò… Hơn nữa trên 5 năm qua,
con bà bỏ bà cô quạnh một mình, những lúc ốm đau bà
lủi thủi một mình, tủi thân lắm, chỉ mong anh trở về,
bà sẵn sàng tha thứ tất cả.
Thế
là bà đồng ý cho chúng tôi về ở chung. Không có cưới
hỏi, chỉ làm hôn thú mà thôi. Anh nói với tôi để từ
từ anh tính vì trước sau gì tài sản này cũng thuộc về
anh. Tôi thấy gia sản của bà cũng phát thèm…
Bố
mẹ tôi khi nghe anh thuộc con cháu « bên thắng cuộc »,
ông nhất định không thèm kết thông gia. Dù chịu bao
đắng cay của người « bên thua cuộc » bị kẹt lại,
ông vẫn hiên ngang ngẩng mặt nhìn đời, cố gắng giữ
chút phẩm cách cuối cùng của người chiến sĩ Nhảy Dù
Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Bố vẫn nói : mình nghèo
thật nhưng lúc nào cũng phải giữ lấy tư cách của con
người. Ông còn cầu mong cho chúng tôi bỏ nhau nữa.
Mẹ
anh muốn đưa tôi vào làm với bà, tôi không chịu. Cuộc
sống tôi « nhàn hạ » quen rồi, không chịu cực nổi.
Tôi xin bà mở cho tôi cái tiệm cà phê hoặc cửa hàng
bán tạp hoá. Bà thấy tốn tiền quá, bà không chịu chi
tiền cho tôi làm ăn nuôi con bà.
Cuối
cùng bà cho được vài chục triệu, tôi mở cái sạp bán
cà phê nước ngọt như mẹ tôi trước cửa nhà thương.
Bán lời không bao nhiêu mà ăn tiêu phung phí đã quen nên
tôi vừa bán vừa « chài » mấy tên mê gái nuôi tôi. Khi
kiếm được « con mồi » tôi lại giả bộ về thăm mẹ
tôi để lén đi chơi với người tình. Anh vẫn tin tưởng
tôi, không nghi ngờ gì hết.
Từ
ngày tôi về ở chung với mẹ chồng, anh được bà « vổ
béo » để sinh cho bà 1 thằng cu nữa. Bà đâu biết rằng
« chim » con bà đã biếng « hót » từ lâu. Càng ngày anh
càng tiều tuỵ, lờ đờ như thằng chết rồi. Bà có
thằng con duy nhất nối dõi tông đường của thằng chồng
« mất nết », bà chỉ sợ nó « ngủm củ tỏi » nên
chạy thầy chạy thuốc cho nó hết mình. Cứ nghe ông lang
nào hay là bà hốt thuốc về cho anh uống…
Hằng
ngày tôi đem thằng con nuôi ra chơi với tôi, đóng vai «
gái 1 con trông lột tròng con mắt » để câu « cá mập
». Tôi cũng mới hơn 30 tuổi đầu, phấn son « đậm đà
» một chút , trông cũng còn trẻ đẹp chán.
Vậy
mà mấy năm sau mới có « một thằng dính chấu ». Con cá
này hết xảy: Việt Kiều Mỹ . Anh về VN thăm thân nhân
nằm nhà thương . Trong khi ngồi uống cà phê chờ tới
giờ mở cửa, thấy chàng cũng đáng tuổi cha tôi mà cứ
« địa » vào cái cổ áo khoét sâu hết cỡ trên ngực
tôi một cách lộ liễu, tôi bắt đầu « tấn công con
mồi ». Nhìn cách ăn mặc của chàng tôi biết chàng chắc
chắn thuộc loại « Việt Kiều yêu … gái ».
Tôi
ngồi sát bên chàng cho mùi nước hoa ngọt dịu bay vào
mũi chàng, mắt buồn vời vợi nhìn chàng cất tiếng «
hót », thảm não ca bài « kiếp nghèo » do tôi sáng tác,
đã thuộc nằm lòng trong bụng tôi từ trước:
«
Em bị chồng bỏ đã lâu. Sáng sớm em phải đem con ra đây
để buôn bán kiếm cơm nuôi nó. Đâu có ai đưa nó đi
học mẫu giáo. Buôn bán lại cứ bị công an thỉnh thoảng
hốt hết về đồn, vừa mất vốn còn phải đóng phạt.
Nhiều khi em muốn tự tử cho xong nhưng thấy cháu còn nhỏ
nên em lại thôi … ».
Vừa
nói tôi vừa cố « nhỉ » ra vài giọt nước mắt . Gái
VN coi phim Đại Hàn đã quen nên đóng cảnh khóc dễ dàng
lắm.
Không
ngờ chàng cũng thuộc loại « dê gác chuồng », chàng đặt
tay lên vai tôi xoa xoa, không nói lời nào, mắt nhìn tôi
đắm đuối pha lẫn chút xót xa.
Tôi
chỉ chờ có dịp này là ngả đầu vào ngay ngực chàng «
khóc rống » lên, cứ như bố tôi mới « lăn đùng » ra
chết vậy…
Các
bà bạn hàng bên cạnh thấy tôi đóng kịch quen rồi nên
chẳng ai thèm để ý, còn chàng thì ôm lấy tôi thủ thỉ:
– Thôi
em đừng khóc nữa chiều nay anh sẽ tới đón mẹ con em
đi chơi. Mấy giờ em nghỉ bán ?
Tôi
« mở cờ » trong bụng , sụt xịt thì thầm: em còn lòng
dạ nào buôn với bán nữa hả anh ? ? ? Em sẽ dẹp về
sớm đây.
Thế
là chàng phụ tôi dọn dẹp, gởi đồ trong nhà của người
gác cổng. Chàng điện thoại cho người nhà trong bệnh
viện, nói cho họ biết , buổi chiều chàng mới tới
được. Chàng vẫy taxi đưa tôi về hotel chàng ở. Trên
đường đi tôi kêu chàng ghé qua nhà tôi để gởi đứa
con. Tôi cũng lén điện thoại cho chồng tôi biết là sẽ
ở bên Ngoại chơi vài ngày.
Tôi
dối chồng đi « vi vút » với chàng cả tháng trời, được
cho đi Thái Lan, Singapore, Malaysia chơi nữa. Bố tôi hay nói
khi xưa các nước này không thể nào so sánh với Sài Gòn
được. Thế mà bây giờ trông thấy nước người ta đồ
sộ quá chừng. Tôi lại càng phải quyết tâm « ôm cứng
» chàng hơn nữa để mong có ngày được theo chàng qua
Mỹ.
Bao
nhiêu « ngón nghề » tôi trổ ra hết, làm chàng « ngất
ngư con tàu đi », không kịp thở ! ! ! Ngày chàng sắp lên
đường trở về Mỹ, chàng mới thổ lộ hết tâm tư
cuộc sống của chàng cho tôi biết. Cha mẹ chàng đã chết
hết ở VN. Chàng là Chuẩn Uý Bộ Binh đóng ở Phú Quốc.
Sau ngày 30/04/1975 chàng theo tàu đi di tản mà ở nhà cứ
tưởng chàng chết .
Ở
Mỹ chàng đã có vợ. Con cái chàng đã lớn , đều ra ở
riêng. Gần 60 tuổi đầu nhưng chàng vẫn phải đi cày
nuôi thân.
Chàng
hứa sẽ chu cấp cho tôi chút đỉnh sống qua ngày, chờ
chàng kiếm cách bảo lãnh cho tôi qua. Ngày chàng cất bước
lên đường về Mỹ, tôi lo buồn khóc thật vì sợ mất
chàng …
Cuộc
tình « chồng già vợ trẻ là tiên trên … giường » của
tôi cũng được hơn 4 năm rồi. Mỗi năm chàng về « chơi
» với tôi 1 tháng . Chàng mê tôi như điếu đổ. Về Mỹ,
mỗi ngày chàng đều điện thoại cho tôi nói chuyện anh
anh em em ngọt như « mía lùi ».
Khi
nào kẹt tiền ăn diện tôi mới điện thoại cho chàng.
Tôi thường nói dối với chàng khi thì tôi đau, khi thì
con ốm để xin tiền. Đôi lúc nghe chàng xưng hô mày tao
là tôi biết có « sư tử Hà Đông » của chàng bên cạnh.
Tôi
biết chàng thực lòng muốn lấy tôi làm vợ. Chàng phải
làm thêm buổi tối để có tiền chu cấp cho tôi. Mỗi
lần chàng về VN du hí , tôi lại phải nói dối chồng,
xin dẫn con về Ngoại chơi cả tháng để tôi « hầu hạ
» chàng. Chồng tôi không dám qua nhà tôi vì bố mẹ tôi
quyết không « đội trời chung » với giòng họ nhà anh .
Cũng may cho tôi quá chừng !
Bố
cũng không ưa chàng Việt Kiều của tôi . Ông bảo đúng
là thằng già không nên nết. Bố vẫn nuôi hy vọng một
ngày nào đó, các cấp chỉ huy của bố ở Hải Ngoại sẽ
tranh đấu cho xứ sở này được tự do như xưa. Từ khi
cái ông Tướng Tàu Bay từng hô hào sẽ ở lại chiến
đấu tới cùng, qua hôm sau lại xách đít lên máy bay bỏ
trốn ra nước ngoài, bây giờ về « nâng bi » mấy thằng
đánh Ông chạy có cờ thuở xưa để kiếm chút tiền đút
túi, bố nhục lắm…
Bố
vẫn mong có ngày gặp thằng nào từ ngoại quốc về,
ngồi xích lô của bố mà cứ vỗ ngực xưng tên, ta đây
hồi xưa là Tướng Tá, bố sẽ đứng nghiêm, chào một
phát rồi chửi vào mặt ngay. Tôi rất thông cảm nỗi khổ
của bố.
Năm
vừa rồi chàng nhờ một người bạn Mỹ về VN làm bảo
lãnh cho tôi. Tôi cứ tưởng chàng sẽ ly dị vợ, không
ngờ chàng cũng thuộc loại « chơi chịu », « vừa chơi
vừa run ». Tôi cũng không màng nghĩ chuyện đó làm gì,
miễn sao tôi được ra khỏi nước VN là OK rồi. Gái VN
bây giờ đi Tàu Cộng mà họ còn muốn đi huống hồ gì
đi Mỹ. Con cái cán bộ gộc cũng còn ham muốn « qui Mã »
kia mà … !
Chàng
nói với tôi khoảng 1 năm sẽ xong , cứ yên tâm chờ đợi.
Tôi định làm thủ tục ly dị với chồng sẵn, để khi
được kêu phỏng vấn xuất ngoại, mọi chuyện tiến
triển nhanh hơn. Bạn bè lại cản tôi, nhỡ phỏng vấn
không xong thì sao ?
Tôi
mà để mất cái gia sản của Đảng « ban cho » nhà chồng
của tôi thì … uổng lắm. Tôi thấy có lý nên không
làm.
Trong
khi chờ đợi, tôi đi khám sức khoẻ tổng quát, soạn
sẵn giấy tờ, nếu toà đại sứ Mỹ kêu phỏng vấn sẽ
đem nộp ngay. Khi cầm cái giấy thử máu, tôi rụng rời
tay chân: kết quả dương tính với AIDS .
Tôi
khóc lóc vật vã mấy ngày trời với cái án tử hình
trước mắt. Tôi không còn tha thiết gì cuộc đời này
nữa. Chồng tôi cũng không biết tại sao, cứ hỏi tại
sao em buồn. Tôi không muốn nói cho anh biết, có thể anh
cũng dính như tôi.
Bây
giờ trông anh như con mắm khô, cân cả lông lẫn củ chỉ
chừng 40 KG.
Tôi định kêu anh đi thử máu. Suy đi nghĩ lại, tôi lại thôi. Thà lăn đùng ra chết còn sướng hơn mang án tử như tôi.
Tôi định kêu anh đi thử máu. Suy đi nghĩ lại, tôi lại thôi. Thà lăn đùng ra chết còn sướng hơn mang án tử như tôi.
Đêm
đêm nằm thức trắng khóc thầm, tôi tiếc cho cuộc đời
quá ngắn của mình.
Chúng tôi sinh ra không đúng lúc đúng thời, chỉ là nạn nhân của 2 chủ thuyết Cộng Sản và Tự Do đấu đá nhau. Không may cho chúng tôi Cộng Sản lại thắng nên cuộc sống xã hội đã đưa đẩy tôi tới cái kết quả tất yếu của « kiếp cầm chim » khốn khổ này…
Chúng tôi sinh ra không đúng lúc đúng thời, chỉ là nạn nhân của 2 chủ thuyết Cộng Sản và Tự Do đấu đá nhau. Không may cho chúng tôi Cộng Sản lại thắng nên cuộc sống xã hội đã đưa đẩy tôi tới cái kết quả tất yếu của « kiếp cầm chim » khốn khổ này…
Hôm
qua chàng Việt Kiều điện thoại cho tôi biết, tháng tới
chàng với vợ về VN thăm gia đình. Chàng sẽ cố kiếm
cách đi chơi với tôi . Không biết chàng có dính không,
tôi thấy thương chàng quá. Dẫu rằng kỳ này tôi khoẻ
, không phải nói dối chồng để ngủ với chàng, lòng
tôi chẳng còn háo hức vui thú như trước nữa. Chàng hẹn
tôi ở phi trường để chàng được lén nhìn tôi cho thoả
lòng mong nhớ hơn 9 tháng qua. Đời oái oăm quá !
Bây
giờ tôi mới nghĩ tới Chúa. Cha mẹ tôi rất ngoan đạo,
còn anh em tôi được Đảng giáo dục « vô thần » nên
không tha thiết tới đạo nghĩa. Hằng đêm tôi vẫn tha
thiết cầu xin Chúa cho tôi trước khi chết, được một
lần « ôm chân đế quốc » coi cái miếng « bơ thừa sữa
cặn » nó ra sao mà thiên hạ cứ nao nức để đi.
Một
tháng trôi nhanh. Hôm nay tôi trang điểm thật kỹ để đi
đón chàng. Tôi muốn chàng giữ mãi hình ảnh đẹp nhất
của tôi lần cuối. Không biết sang năm tôi có còn sống
để gặp chàng nữa không ?
Gần
tới phi trường, tôi nhận được điện thoại của mẹ
chồng cho biết chồng tôi té xỉu trong nhà, đang nằm
phòng cấp cứu. Tôi lái xe trở về, vào bệnh viện thăm
anh ngay. Tôi túc trực bên anh suốt mấy ngày. Anh vẫn mê
man cho tới khi ngừng thở. Bác sĩ chẩn đoán anh bị bịnh
AIDS đã lâu. Anh chết vì kiệt sức.
Tôi
ôm anh khóc lóc thảm thiết. Không biết tôi khóc thương
thân anh hay thương chính thân tôi. Vậy là anh lây bệnh
cho tôi từ lâu !
Người
đau khổ nhất chính là mẹ anh. Bà vật vã khóc lóc mấy
ngày trời. Bà cũng giống như hầu hết các cán bộ gộc
khác, khi nghèo thì vô thần, theo chính sách của Đảng,
lúc giầu sợ chết nên trở thành hữu thần. Bà lo cúng
kiếng, cầu khẩn Trời Phật cho bà sống lâu để hưởng
thụ. Cục con cưng của bà mất, tâm hồn bà cũng chết
theo.
Bà
đã về hưu mấy tháng nay. Bây giờ cô quạnh một mình,
bà chán đời, ngày ngày tụng kinh gõ mõ, ăn năn sám hối
tội lỗi của mình, cầu mong khi chết bà được lên cõi
Niết Bàn. Từ một cán bộ trung kiên, tự nhiên trở
thành một ni cô tại gia, tôi thấy thương bà lắm.
Không
biết bà nghĩ sao lại viết di chúc giao hết tài sản cho
thằng cháu đích tôn của bà. Nó chỉ là đứa con nuôi
của vợ chồng tôi. Nếu nó lớn lên, tìm được nguồn
cội của nó, tài sản của bà đúng là « của Thiên trả
Địa »…
Bà
khẩn khoản xin tôi đứng trung gian « hoà hợp hoà giải
dân tộc » với bố tôi. Tôi cứ chần chờ mãi. Tôi biết
bố tôi giờ đây cũng chẳng hận thù gì bà. Ông chỉ
chán nản cho một kiếp người phải sống trong một nước
nhược tiểu mà thôi.
Từ
ngày có internet, bố rất chịu khó đọc tin tức thế
giới. Bố vẫn ngày đêm tìm hiểu tại sao miền Nam đang
đánh đấm ngon lành lại buông súng đầu hàng. Từ từ
sự thật phơi bày , bố chán đời tìm quên trong ly rượu
hàng đêm.
Bây
giờ bố biết thằng Mỹ đi tới đâu nó quậy tanh banh
nước người ta rồi bỏ về, mặc kệ mày sống chết ra
sao, miễn sao quyền lợi của nó không sứt mẻ là OK. Bố
hận Mỹ lắm, thế mà ông vẫn nuôi hy vọng cho tôi được
qua đó để làm lại cuộc đời, thoát khỏi cái « kiếp
cầm chim ». Nếu bố biết tôi đang mang bản án tử hình,
chắc bố chết mất !
Từ
khi chàng tình già « Việt Kiều yêu … gái » của tôi,
về với vợ thăm quê nhà, không liên lạc được với
tôi, chàng như con thú điên. Về Mỹ chàng điện thoại
tới tấp cho tôi. Hết trách móc , dỗi hờn đến năn nỉ,
tôi vẫn cương quyết khuyên chàng hãy quên tôi đi vì tôi
đã có chồng.
Sau
khi chồng chết, tôi thấy cuộc đời thật trớ trêu.
Chồng tôi giết tôi mà anh vẫn không biết . Khi biết
thân tôi bị bệnh quái ác này, tôi làm sao đang tâm giết
người khác cho được. Tôi đành phải dối chàng để
chàng xa tôi.
Thật
ra tôi chỉ cầu mong chàng chưa bị lây nhiễm. Lòng tôi
luôn cảm động trước tấm chân tình của chàng vì chàng
quá yêu tôi. Làm sao tôi có thể để chàng lây bệnh của
tôi mà chết cho đành. Đối với tôi chàng chẳng có tội
tình gì. Đối với bố tôi lại khác: thằng sĩ quan «
Nguỵ » nào về đây ăn chơi đều có tội hết.
Tội
của chàng cũng giống như bao nhiêu người đã trốn chạy
trong ngày định mệnh 30/04/1975, họ chưa được hưởng
cái thiên đường Xã hội chủ nghĩa nên không có nỗi «
uất hờn » như bố tôi. Bây giờ họ hân hoan đem tiền
về đây để hưởng thụ trên những nỗi đau của người
kẹt lại. Họ vẫn không cảm thấy hổ thẹn với lương
tâm bao giờ vì toàn là bọn mất tư cách mang hình thù
con « dê gác chuồng » , họ có tư cách đâu mà mất !
Đời
chàng không may, đụng phải con nhỏ mang « kiếp cầm chim
» như tôi. Nếu chàng cũng bị dính AIDS, chàng có còn
thương xót cái thân bọt bèo của tôi nữa không ?
Vĩnh biệt chàng ! ! !
Vĩnh biệt chàng ! ! !
Khảm
Rỗ
, Tháng 3-2013
No comments:
Post a Comment