Sự Gắn Bó Giữa Công An Đỏ và Xã Hội Đen
Thực trạng bảo kê cho các nhóm xã hội đen qua vụ mới nhất Đường “Nhuệ”
Thông tin cập nhật liên tục
Có thể nói trong suốt
những ngày trung tuần tháng 4 thông tin về nhân vật Nguyễn Xuân Đường, có biệt
danh là Đường “Nhuệ” tràn ngập các mặt báo, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư
luận tại Việt Nam.
Đường “Nhuệ” được
người dân địa phương biết đến như là người cầm đầu một băng nhóm “xã hội đen”,
núp bóng doanh doanh nghiệp (Công ty Bất động sản Đường Dương) để hoạt động phi
pháp trong gần chục năm qua ở Thái Bình.
Đường “Nhuệ” được biết
đến nhiều hơn qua bản tin trên truyền thông đại chúng rằng đã bị Công an tỉnh
Thái Bình khởi tố và bắt giam hôm 11/4 trong lúc đang trốn lệnh truy nã. Trước
đó vào ngày 7/4, vợ của Đường “Nhuệ”, đại gia Nguyễn Thị Dương cũng bị khởi tố
và bị bắt tạm giam.
Kể từ khi bị bắt,
thông tin về Đường “Nhuệ” được báo giới liên tục cập nhật và phanh phui. Tin
cho biết hai vợ chồng Đường “Nhuệ” có các hành vi đe dọa, ép những người tham
gia đấu giá phải bỏ đấu giá nhằm đấu giá trúng, sau đó bán chênh lệch kiếm lời,
thu về hàng trăm triệu đồng. Cặp vợ chồng Đường “Nhuệ” còn thu về nhiều tỷ đồng
qua việc cho đàn em thu phí 500 ngàn đồng/lượt hỏa thiêu tại các văn phòng làm
dịch vụ mai táng. Nếu các văn phòng này không hợp tác thì bị nhóm người của
Đường “Nhuệ” hành hung, đe dọa không cho tồn tại. Một vụ việc gây bức xúc cho
người dân tỉnh Thái Bình là gia đình mẹ con bà Đ.T.L bị nhóm của Đường “Nhuệ”
quấy phá, khủng bố tinh thần, thậm chí bị đánh đập ngay tại trụ sở Công an
phường Trần Lãm hồi trung tuần tháng 11 năm 2014 và đã có quyết định khởi tố vụ
án hình sự “cố ý gây thương tích” do Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thành
phố Thái Bình ban hành vào đầu tháng 1/2015; tuy nhiên cơ quan này 7 tháng sau
đó lại ra thông báo tạm đình chỉ điều tra vụ án.
Tại Việt Nam thì giám
đốc công an ở các tỉnh đều có chân rết là đội xã hội đen. Còn các đội, nhóm xã
hội đấy khi được giám đốc công an tỉnh gọi là đỡ đầu thì phát triển rất mạnh và
nguồn tiền lương hàng tháng vẫn cứ nộp đều cho các tay giám đốc công an bằng
những đồng tiền xã hội đen. Bây giờ trong cuộc thanh trừng nhau này thì dùng xã
hội đen để vấy bẩn và hạ bệ nhau. Câu chuyện này là công an mượn xã hội đen để
phang nhau
-Thanh niên ẩn danh
-Thanh niên ẩn danh
Mãi gần 5 năm sau, Cơ
quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thái Bình, vào ngày 16/4/20 ra quyết
định ‘phục hồi điều tra vụ Đường “Nhuệ” bị tố đánh người ngay tại công an
phường.
Đài RFA vào tối ngày
17/4 được một thanh niên trong giới xã hội đã hoàn lương ở Hải Phòng cho biết
vụ Đường “Nhuệ” đang “nổi đình nổi đám” là do công an tỉnh Thái Bình có sự
thanh trừng nhau vì quyền lợi. Thanh niên ẩn danh này lên tiếng:
“Theo như thông tin lề
đường mà tôi nghe được thì ông này có khả năng kiếm tiền bằng xã hội. Việc kiếm
tiền đấy được bao bọc tất cả, hết lớp công an này đến lớp công an kia. Thông
tin từ các nguồn quan hệ xã hội thì gần như chính xác với những tin tức đăng
trên báo là như thế. Nhưng mà có một vấn đề nặng nề hơn là ở đây có sự thanh
trừng nhau. Tại Việt Nam thì giám đốc công an ở các tỉnh đều có chân rết là đội
xã hội đen. Còn các đội, nhóm xã hội đấy khi được giám đốc công an tỉnh gọi là
đỡ đầu thì phát triển rất mạnh và nguồn tiền lương hàng tháng vẫn cứ nộp đều
cho các tay giám đốc công an bằng những đồng tiền xã hội đen. Bây giờ trong
cuộc thanh trừng nhau này thì dùng xã hội đen để vấy bẩn và hạ bệ nhau. Câu
chuyện này là công an mượn xã hội đen để phang nhau.”
Mối quan hệ cộng sinh
Qua trao đổi với một
vài người trong giới xã hội và chúng tôi được cho biết các đội, nhóm xã hội ở
Việt Nam luôn có sự hợp tác tương hỗ với công an địa phương, mà giới xã hội ở
vị trí của thế “bị động” hơn. Những người này giải thích với RFA rằng công an
nắm thế chủ động, tức là “quyền sinh sát” thuộc về công an quyết định cho đội,
nhóm xã hội nào được đỡ đầu hay được bảo kê. Giới xã hội gọi Đường “Nhuệ” chỉ
là một “đầu gấu thôn” và đang được Công an tỉnh Thái Bình sử dụng trong cuộc
đấu đá quyền lực nội bộ mà thôi. Thế nhưng, một vài người trong giới xã hội mà
RFA tiếp xúc được khẳng định rằng Đường “Nhuệ” chỉ là phần nổi của tảng băng
chìm trong hoạt động cộng sinh giữa công an và giới xã hội ở Việt Nam.
Nhà quan sát tình hình
Việt Nam, Luật sư Nguyễn Văn Đài giải thích thêm về mối quan hệ cộng sinh này:
“Tức là các cơ quan
chính quyền từ cấp phường, họ sử dụng các băng đảng xã hội đen như trong việc
quản lý bãi đỗ xe, quản lý chợ búa hay những nơi có những cảng sông, cảng
biển…Họ sử dụng băng đảng xã hội đen để thay mặt cho chính quyền quản lý hay
chèn ép người dân là diễn ra ở khắp nơi tại Việt Nam. Cụ thể như ở Thái Bình đã
hơn 10 năm, đã trải qua 3 đời giám đốc công an rồi thì nó vẫn tồn tại. Nhưng do
nó đã gây ra quá nhiều bức xúc cho nên đến cuối năm 2019, khi họ thay giám đốc
(công an) mới thì họ thấy cần phải xử lý băng đảng này để tạo ra một trật tự
mới. Dẹp xong băng nhóm Đường ‘Nhuệ’ này thì sau một thời gian sẽ có một băng
đảng mới ngay. Hoặc có những băng đảng trước khia bị Đường ‘Nhuệ” khống chế và
sau khi bị xóa bỏ rồi thì các băng nhóm kia lại nổi lên và cấu kết với những
quan chức công an mới ở địa phương để tiếp tục chèn ép người dân.”
Trong chế độ Cộng sản
luôn luôn song hành như vậy. Các băng đảng xã hội đen được dùng để thay mặt
chính quyền trấn áp người dân, đồng thời họ chia chác với nhau những lợi ích mà
tước đoạt được từ người dân, từ doanh nghiệp thậm chí của nhà nước như trong vụ
Đường ‘Nhuệ’ thông qua đấu giá đất trong các dự án để họ mua với giá rẻ và bán
lại với giá đắt, sau đấy các quan chức chia nhhau. Thứ hai là khi cần thì các
phe nhóm trong nội bộ hệ thống chính quyền dùng để đấu đá với nhau
-Luật sư Nguyễn Văn Đài
-Luật sư Nguyễn Văn Đài
Luật sư Nguyễn Văn Đài
nhấn mạnh rằng các nhóm xã hội đen được công an coi như là một lực lượng để bảo
vệ chế độ, đặc biệt trong những trường hợp công an không dám ra tay trực tiếp
thì họ sẽ dùng các băng nhóm xã hội đen để khống chế, đe dọa người dân.
“Trong chế độ Cộng sản
luôn luôn song hành như vậy. Các băng đảng xã hội đen được dùng để thay mặt
chính quyền trấn áp người dân, đồng thời họ chia chác với nhau những lợi ích mà
tước đoạt được từ người dân, từ doanh nghiệp thậm chí của nhà nước như trong vụ
Đường ‘Nhuệ’ thông qua đấu giá đất trong các dự án để họ mua với giá rẻ và bán
lại với giá đắt, sau đấy các quan chức chia nhhau. Thứ hai là khi cần thì các
phe nhóm trong nội bộ hệ thống chính quyền dùng để đấu đá với nhau.”
Trong những ngày vừa
qua, một số Đại biểu Quốc hội như Đại biểu Phạm Văn Hòa, Đại biểu Lưu Bình
Nhưỡng hay Thiếu tướng Lê Văn Cương yêu cầu cần làm rõ nhóm lợi ích bao che,
chống lưng cho nhóm Đường “Nhuệ” ở tỉnh Thái Bình; đồng thời đề nghị Bộ Công an
vào cuộc để làm rõ trách nhiệm của địa phương.
Tuy nhiên, giới quan
sát tình hình Việt Nam như Luật sư Nguyễn Văn Đài và những người trong giới xã
hội quả quyết với RFA rằng ngày nào Đảng CSVN còn lãnh đạo đất nước thì ngày đó
vẫn tồn tại mối quan hệ cộng sinh giữa “công an đỏ” và “xã hội đen”.
Tin, bài liên quan
No comments:
Post a Comment