Có
những tên mà người ta dùng mọi cách, kể cả khủng bố
tù đầy để tiêu diệt, mà nó vẫn hiên ngang tồn tại,
ngạo nghễ sống trong lòng dân tộc. Thí dụ như nhạc
vàng trước 75, hay thành phố Saigon chẳng hạn. Ngược
lại có những tên người ta muốn nó sống mãi, mà nó
vẫn chỉ èo uột, thoi thóp sống nhờ máy trợ thở. Cái
tên Hồ Chí Minh là một điển hình rõ nét nhất trong
trường hợp này!
Chuyện ba thành
phố
Bài TRẦN C. TRÍ
Để kỷ niệm 45 năm ngày
Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ
Khi
đặt tên cho bài viết này, tôi lấy cảm hứng từ tựa đề của cuốn tiểu thuyết A
Tale of Two Cities (tạm dịch là ‘Chuyện Hai Thành Phố’) của
Charles Dickens (1859). Tuy nhiên, sự giống nhau của cuốn tiểu thuyết và bài
viết này dừng lại ở tựa đề, còn nội dung của hai bên thì hoàn toàn khác nhau.
“Chuyện Hai Thành Phố” của Charles Dickens nói về hai thành phố Luân Đôn và
Paris cùng số phận của nông dân trong thời kỳ cách mạng Pháp; còn “Chuyện Ba
Thành Phố” nói về số phận của ba thành phố thuộc về ba nước cộng sản trên thế
giới. Hai trong số ba nước này ngày nay không còn là cộng sản nữa.
Thành
phố thứ nhất mà tôi muốn nhắc đến là St. Petersburg, thành phố lớn thứ nhì của
nước Nga ngày nay. Tên gọi này có nghĩa là “thành phố mang tên thánh Phê-rô”,
dựa theo Chính Thống Giáo của người Nga và nhiều nước Đông Âu khác. St.
Petersburg được Đại đế Peter thành lập vào năm 1703 và trong mấy trăm năm trời
đã hai lần được chọn làm kinh đô của đế quốc Nga thời đó.
Trong
lịch sử, St. Petersburg đã thay đổi tên nhiều lần. Vào năm 1914, thành phố này
được đổi tên thành Petrograd, có lẽ là để “Nga hoá” phần nào cái tên này. Lý do
là chữ “burg” (‘thành phố’) trong tên gọi đầu tiên có gốc từ tiếng Đức (mặc dầu
cũng đã được dùng như một chữ Nga chính thức là “burg”, trong khi hậu tố “grad”
là từ danh từ “gorod” - cũng có nghĩa là ‘thành phố - mới thật là chữ Nga chính
gốc.
Ít
lâu sau khi cuộc cách mạng vô sản thành công ở Nga, Petrograd lại bị đổi tên
thành Leningrad vào năm 1924, mang tên của lãnh tụ xô-viết mà có thời văn nô Tố
Hữu đã “trìu mến” đặt vào hai câu thơ (và đặt vào miệng trẻ em vô tội): “Ông
Lê-nin ở nước Nga, mà em lại thấy rất là Việt Nam”! Như vậy là Petrograd đã bị
bức tử và hoá thân thành một lãnh tụ cộng sản, nguồn cơn của nhiều chế độ cộng
sản sắt máu sau này. Cũng cần mở dấu ngoặc ở đây để nhận xét rằng thủ đô của
Hoa Kỳ cũng mang tên vị tổng thống đầu tiên của của xứ sở là (George)
Washington, nhưng đó là do sự đồng lòng của quốc hội để vinh danh người thực sự
đáng tôn xưng là “vị cha già dân tộc”. Tổng thống Washington được chọn lựa qua
bầu cử dân chủ chứ không như ai kia ở Việt Nam nghiễm nhiên nhảy lên làm cha
già dân tộc và trở thành chủ tịch nước mà chẳng cần ai bầu bán gì cả!
Trở
lại với Leningrad. Thành phố này đã mang một cái tên do bị bức bách mà ra suốt
nhiều thập niên ròng rã trong Liên Bang Xô-Viết. Cho đến năm 1991, khi chế độ
cộng sản sụp đổ ở Liên Xô cùng sự tan rã của liên bang này, St. Petersburg được
hồi sinh, lấy lại cái tên ban đầu từ mấy trăm năm trước, theo như ý nguyện của
người thành lập ra nó và của những người dân không bao giờ quên nguồn gốc hào
hùng của thành phố này.
Thành
phố thứ hai trong câu chuyện của chúng ta là Chemnitz, ở Cộng Hoà Liên Bang
Đức. Đây là một thành phố được thành lập từ rất xa xưa (1143). Tên của thành
phố được đặt theo dòng sông Chemnitz, có nguồn gốc từ một ngôn ngữ Slavic và có
nghĩa là “đá”. Chemnitz nằm ở phía đông nước Đức nên khi cộng sản chiếm chính
quyền và thành lập nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức (Đông Đức), đối nghịch với Cộng
Hòa Liên Bang Đức (Tây Đức), thành phố này cũng chịu chung số phận như St.
Petersburg ở Nga.
Bốn
năm sau khi cộng sản lên nắm quyền ở phần đất phía đông nước Đức, (1949-1953),
Chemnitz bị đổi tên thành Karl-Marx-Stadt (có nghĩa là ‘thành phố mang tên Karl
Marx’). Rõ ràng đây là một sự sao chép không biết ngượng của những người cộng
sản Đức, hùa theo những người cộng sản Nga trong việc áp đặt tên của một người
vào một thành phố có hàng trăm năm lịch sử mà chẳng buồn đếm xỉa gì đến ý
nguyện của người dân.
Số
phận của Chemnitz, tuy vậy, cũng có phần khác với St. Petersburg. Có thể nói
rằng thành phố này “đi sau, về trước” so với St. Petersburg. Nó bị đổi tên muộn
màng hơn St. Peterburg đến hàng chục năm, nhưng lại “về trước” đàn chị khi được
hân hoan lấy lại cái tên nguyên thủy là Chemnitz vào năm 1990, lúc bức tường ô
nhục Bá Linh hoàn toàn sụp đổ, đánh dấu sự khởi đầu cho những sụp đổ của các
chế độ cộng sản khác ở Đông Âu trong một thời gian ngắn sau đó.
Thành
phố thứ ba trong câu chuyện này chính là thành phố Sài Gòn ở miền nam nước
Việt, thành phố lớn nhất Việt Nam ngày nay. Trước khi được sát nhập vào lãnh
thổ Việt Nam trong thế kỷ thứ 17, thành phố này nguyên là một hải cảng của
người Miên và có tên gọi là Prey Nokor (có nghĩa là ‘vương quốc rừng’ trong
tiếng Khmer).
Tên
gọi của Sài Gòn được diễn giải bởi nhiều giả thuyết khác nhau, dựa vào chữ Miên
hay chữ Hán. Một trong những giả thuyết giải thích rằng “Sài” có gốc từ tiếng
Hán (柴) , có nghĩa là “củi, cành”, còn “Gòn”, cũng từ
tiếng Hán (棍), có nghĩa là “cây,
gậy”. Cũng theo giả thuyết này, chữ “Gòn” dần dà phát triển thành nghĩa “bông,
bông gòn”. Như vậy, hai chữ “Sài Gòn” có nghĩa là “cây bông gòn”. Sự giải thích
này nghe cũng có lý, vì ngày xưa vùng Prey Nokor có trồng rất nhiều loại cây
thuộc họ gòn, có tên tiếng Miên là “kapok”.
Ngay
từ những ngày đầu, dù sinh sau đẻ muộn, Sài Gòn đã là một thành phố độc đáo về
nhiều mặt. Trong thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn được chọn làm thủ phủ của xứ Nam
kỳ thuộc địa và là một trung tâm kinh tế và văn hóa của cả Liên bang Đông
Dương. Sài Gòn đã được biết đến trong vùng là “Hòn Ngọc Viễn Đông” (‘La perle
de l’Extrême Orient’, như người Pháp gọi). Suốt hai mươi năm dưới chế độ cộng
hòa, Sài Gòn là thủ đô hoa lệ của miền Nam Việt Nam, là niềm hãnh diện của nước
Việt Nam Cộng Hòa.
So sánh giữa Sài gòn và Singapore vào cuối thập niên 1950, thủ tướng của Singapore thời đó là Lý Quang Diệu (1923-2015), đã đưa ra một so sánh giữa Singapore và Sài Gòn trong bài nói chuyện về sự phát triển của đất nước mình trong một lần viếng thăm đại học Harvard ở Hoa Kỳ vào năm 1971, nguyên văn như sau: “If one looked at Saigon and Singapore in 1954, one would have said Singapore was the goner, not Saigon.” (tạm dịch ‘Nếu chúng ta nhìn Sài Gòn và Singapore vào năm 1954, chắc chúng ta sẽ cho rằng chính Singapore chứ, không phải Sài Gòn, mới là một thành phố chết”). Tuy ông dùng sự so sánh này để tôn vinh thành tích của Singapore vào thời điểm của bài nói chuyện (1971), chúng ta cũng thấy được Singapore đã nhìn Sài Gòn bằng cặp mắt kính phục như thế nào trong quá khứ.
So sánh giữa Sài gòn và Singapore vào cuối thập niên 1950, thủ tướng của Singapore thời đó là Lý Quang Diệu (1923-2015), đã đưa ra một so sánh giữa Singapore và Sài Gòn trong bài nói chuyện về sự phát triển của đất nước mình trong một lần viếng thăm đại học Harvard ở Hoa Kỳ vào năm 1971, nguyên văn như sau: “If one looked at Saigon and Singapore in 1954, one would have said Singapore was the goner, not Saigon.” (tạm dịch ‘Nếu chúng ta nhìn Sài Gòn và Singapore vào năm 1954, chắc chúng ta sẽ cho rằng chính Singapore chứ, không phải Sài Gòn, mới là một thành phố chết”). Tuy ông dùng sự so sánh này để tôn vinh thành tích của Singapore vào thời điểm của bài nói chuyện (1971), chúng ta cũng thấy được Singapore đã nhìn Sài Gòn bằng cặp mắt kính phục như thế nào trong quá khứ.
Vào
ngày 30 tháng Tư năm 1975, Sài Gòn bị bức tử, khi quân xâm lược Bắc Việt cộng
sản phối hợp với lực lượng du kích của cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam
tiến vào chiếm thành phố. Một năm sau, năm 1976, Sài Gòn bị tức tưởi mang tên
Thành Phố Hồ Chí Minh. Lại một sao chép vụng về và trơ trẽn của những kẻ cầm
quyền ở Hà Nội, theo chân đàn anh Liên Xô và Đông Đức.
Gẫm
cho cùng, không phải nước cộng sản nào cũng làm điều này. Đa số các nước cộng
sản còn lại trong thời kỳ cực thịnh của chủ nghĩa cộng sản vẫn giữ nguyên tên
thủ đô hay thành phố lớn của họ chứ không áp đặt tên lãnh tụ lên những thành
phố đó. Thủ lãnh của mỗi nước cộng sản đều là những tay độc tài chuyên chế. Họ
có thể đàn áp hay nói nặng hơn là đè đầu cưỡi cổ người dân trong nước. Tuy vậy,
họ vẫn còn tỏ ra tôn trọng một điều thiêng liêng của đất nước họ: Đó là lịch sử
lâu đời của quốc gia, dân tộc họ.
Tên
gọi của thủ đô hay của những thành phố lớn trong một nước thường gắn liền với
lịch sử, với vận mệnh của quốc gia và dân tộc đó. Những tên gọi đó cũng như là
một phần máu thịt của dân, của nước. Những nước cộng sản sắt máu nhất như Trung
Cộng hay Bắc Hàn, có những lãnh tụ dường như không có trái tim con người, thế
mà họ cũng tỏ ra biết trân quý lịch sử của quốc gia họ. Nhóm cầm quyền của hai
nước này cũng biết giá trị lịch sử của những cái tên như Bắc Kinh (mà không sỗ
sàng đổi thành ‘Thành Phố Mao Trạch Đông’ chẳng hạn), hay như Pyongyang (mà
không ngang ngược đổi thành ‘Kim-Il-Sung City’).
Ấy
vậy mà những “kẻ chiến thắng” trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã ngang nhiên
ngồi xổm trên lịch sử, sẵn sàng khai tử tên của một thành phố đã đem lại niềm
hãnh diện cho cả dân tộc, để thay thế bằng tên một kẻ có trong danh sách đen
của những tên tội đồ trên thế giới. Những kẻ thắng trận đã vênh váo, hiu hiu tự
đắc, áp đặt cái tên gọi mới kệch cỡm lên thành phố Sài Gòn, mà không biết rằng
đã tự vạch trần chân tướng của mình qua hành động vô ý thức này. Đó là chân
tướng của những kẻ võ biền, thiếu hiểu biết. Họ đã bức hại lịch sử của chính
họ, và đồng thời cũng cho cả thế giới thấy rõ họ là những người như thế nào. Họ
là những người mang tiếng là đứng đầu một quốc gia, một dân tộc, nhưng lại xử
sự một cách không xứng đáng với địa vị của mình.
Nhìn
lại lịch sử của hai thành phố St. Petersburg và Chemnitz, chúng ta có thể dễ
dàng thấy rằng lịch sử sẽ lặp lại với Sài Gòn. Học lịch sử để làm gì nếu không
phải là rút ra những bài học quý báu từ quá khứ để áp dụng vào hiện tại và
tương lai? Nhất định một ngày nào đó, Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ trở lại là Sài
Gòn như bấy lâu nay. Đã có “Phong Trào Quốc Dân Đòi Trả Tên Sài Gòn” được thành
lập vào năm 2006. Sẽ có nhiều phong trào tương tự nổi lên trong tương lai. Bằng
cách này hay cách khác, Sài Gòn sẽ lấy lại cái tên nguyên thuỷ của nó, như St.
Petersburg, như Chemnitz.
Đã
trót thì cũng nên trét, những kẻ thắng trận ở Việt Nam trước đây đã bắt chước
các quan thầy cộng sản thay tên đổi họ thành phố của mình; nay thì vì những
quan thầy đó đã thay đổi ngược lại, họ cũng nên noi theo, cho trọn chữ thuỷ
chung. Trước sau gì Sài Gòn cũng lấy lại tên cũ, chi bằng những kẻ thắng trận
hãy mau mau làm trước việc này, may ra còn có dịp để tạ tội cùng lịch sử, cùng
dân tộc. Cũng như hai chế độ cộng sản Nga-xô và Đông Đức, chế độ cộng sản ở
Việt Nam rồi cũng sẽ sụp đổ. Nói theo giọng lưỡi của chính họ, đó là “quy luật
tất yếu của lịch sử”.
Những
kẻ cầm quyền bất hợp pháp ở Việt Nam hãy làm một điều cuối cùng để chuộc lỗi,
trước khi sụp đổ. Đó là trả lại tên cho thành phố Sài Gòn. Theo Phúc Âm Matthew
22:15-22, khi được hỏi rằng việc người Do Thái phải nộp thuế cho Caesar có hợp
pháp không, Chúa Giê-su đã phán: “Hãy trả lại cho Caesar những gì của Caesar,
và trả lại cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa” (nguyên văn trong tiếng
La-tinh là Reddite quae sunt Caesaris Caesari et quae sunt Dei Deo).
(Chúa Giê-su nói như vậy vì thời đó đồng tiền có in hình của Caesar).
Phần
đầu của câu nói bất hủ này, Hãy trả lại cho Caesar những gì của Caesar,
đã trở thành một thành ngữ được áp dụng một cách khái quát trong nhiều trường
hợp tương tự, mà trường hợp của Sài Gòn là một. Vậy thì, tất cả những gì thuộc
về Sài Gòn phải được trả lại cho Sài Gòn: Tên gọi nguyên thủy, niềm hãnh diện
của một dân tộc, gợi lên nếp sống hiền hòa, êm đềm của một thành phố văn minh
và vẻ tráng lệ của một nơi chốn lịch sử, cả về vật chất lẫn tinh thần. Chỉ khi
nào Sài Gòn đã lấy lại tên gọi ngày xưa của nó thì câu chuyện về ba thành phố
St. Petersburg, Chemnitz và Sài Gòn mới thực sự được kể lại một cách trọn vẹn.
No comments:
Post a Comment