Sunday, November 10, 2019

Da “Made in USA” Ruột “Made in China!”


Da “Made in USA”  Ruột “Made in China!”
Mỹ phát hiện camera ‘Made in USA’ nhưng ruột Trung Quốc trong căn cứ quân sự
09/11/2019 
Các camera giám sát do một công ty Mỹ bán ra thị trường với nhãn Made in USA, nhưng kỳ thực sản phẩm này có xuất xứ từ Trung Quốc và rất dễ bị hack. Điều này đang khiến giới chức Mỹ lo ngại Bắc Kinh có thể đã sử dụng chúng để làm công cụ gián điệp.
Mỹ phát hiện Camera có “ruột” Trung Quốc
Theo tờ New York Times, các camera giám sát và thiết bị an ninh khác do Aventura Technologies, có trụ sở tại New York, bán cho quân đội Mỹ trong suốt hơn 10 qua, trông giống như các sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ. Chúng được đóng gói trong các hộp có dòng chữ “Made in USA” với logo hình ngôi sao và các đường sọc. Các sản phẩm của Aventura được các cơ quan chính phủ mua bao gồm camera nhìn đêm, thân máy, cửa quay tự động và các thiết bị an ninh khác. 
Có đến hơn 2.700 camera do công ty này bán ra được lắp đặt trên khắp các cơ quan chính phủ, bao gồm cả hàng không mẫu hạm và một cơ sở của Bộ Năng lượng Mỹ. Tuy nhiên, vào năm ngoái, một quân nhân tại căn cứ không quân Mỹ đã nhận thấy các ký tự chữ Trung Quốc trên màn hình một camera do Aventura sản xuất.
Phát hiện này đã dẫn đến cuộc điều tra của công tố viên quận Brooklyn, thành phố New York. Hôm 7/11, công tố viên liên bang quận Brooklyn, cho biết các thiết bị này thực sự được sản xuất tại Trung Quốc và dễ bị hack. Điều đó làm tăng nguy cơ các cơ quan chính phủ Mỹ đã lắp đặt các thiết bị và phần mềm an ninh mạng dễ bị phía Trung Quốc theo dõi.
Truy tố 7 người liên quan
Trong một đơn khiếu nại dài 40 trang, các công tố viên Brooklyn đã cáo buộc hình sự đối với công ty Aventura và 7 người liên quan. 
Công tố viên cho biết, 6 trong 7 bị cáo lần lượt là: Jack Cabasso, Frances Cabasso, Jonathan Lasker, Christine Lavonne Lazarus, Eduard Matulik và Alan Schwartz đều bị bắt hôm 7/11 và xuất hiện tại Tòa án liên bang quận Brooklyn ngay trong ngày. Bị cáo thứ bảy, Wayne Marino, dự kiến được triệu tập đến tòa vào ngày 8/11.
Các bị cáo bị buộc tội âm mưu lừa đảo, nhập khẩu trái phép. Trong đó, 2 bị cáo là cặp vợ chồng Jack Cabasso và Frances Cabasso bị buộc tội chủ mưu và rửa tiền.
Khách hàng lớn nhất của Aventura là cơ quan chính phủ, quân đội, không quân và hải quân Hoa Kỳ, giúp công ty này kiếm được tới 88 triệu USD doanh thu, tính từ năm 2010. 
Luật sư liên bang Richard P. Donoghue tại quận Brooklyn từ chối tiết lộ vụ việc có liên quan đến chính phủ Trung Quốc, hay có ai ở Trung Quốc đã xâm nhập vào thiết bị của Aventura hay không. Tuy nhiên, ông cho biết cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành. 
Phần mềm sử dụng cho các sản phẩm của Aventura được biết là có lỗ hổng cho phép người khác có thể truy cập vào các mạng nội bộ. Rõ ràng đó là một mối lo ngại lớn đối với Mỹ: cơ sở hạ tầng có thể bị tổn hại bởi phần cứng và phần mềm được sản xuất tại Trung Quốc”, ông Donoghue nói.
Chủ sở hữu Aventura từng làm ăn thân mật của Trung Quốc
Các công tố viên cho biết người chủ mưu trong vụ việc này là Jack Cabasso, 61 tuổi, chủ sở hữu của Aventura. Theo hồ sơ điều tra, công tố viên mô tả ông là một kẻ lừa đảo hàng loạt, có tiền sử phạm tội trong thời gian dài.
Kể từ năm 1982, Cabasso từng bị kết án lừa đảo và hàng loạt các tội danh khác. Ông ta có mối quan hệ kinh doanh sâu sắc với Trung Quốc và sử dụng nhiều công ty vỏ bọc để rửa tiền. Cabasso còn bị cáo buộc đưa ra tuyên bố không đúng sự thật, rằng vợ ông ta là CEO của Aventura, để công ty có thể giành được hợp đồng mà chính phủ dành riêng cho các doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ.
Các công tố viên đã tịch thu chiếc du thuyền sang trọng của Cabasso và đóng băng 12 tài khoản ngân hàng với số tiền khoảng 3 triệu USD của ông. 
Vụ việc tiếp tục khoét sâu vào những lo ngại từ lâu của các quan chức an ninh về tiềm năng các thiết bị viễn thông của Trung Quốc sẽ được sử dụng cho mục đích gián điệp. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, kể từ năm 2012, hơn 80% các vụ gián điệp kinh tế do các công tố viên liên bang điều tra đều có liên quan đến Trung Quốc.
Trong một động thái cho thấy sự lo ngại của các quan chức Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cấm các công ty Mỹ lắp đặt các thiết bị sản xuất ở nước ngoài có thể gây rủi ro cho an ninh quốc gia.
Lệnh cấm này đã ngăn chặn gã khổng lồ viễn thông Huawei của Trung Quốc hợp tác với các công ty Mỹ, mà không có sự chấp thuận của chính phủ.
Thiện Thành (t/h)


No comments:

Post a Comment