Thursday, October 3, 2019

Biểu tình Hong Kong: Một nhà báo bị bắn mù mắt


Biểu tình Hong Kong: Một nhà báo bị bắn mù mắt
·         9 giờ trước
Một nhà báo người Indonesia bị mù mắt phải vĩnh viễn sau khi trúng đạn cao su của cảnh sát trong một cuộc biểu tình ở Hong Kong hôm 29/9.
Vither Mega Indah đang đưa tin về biểu tình Hong Kong hôm Chủ Nhật 29/9 thì một viên đạn bắn xuyên qua kính bảo hiểm mà cô đang đeo, luật sư của cô nói.
Tình trạng bất ổn trong nhiều tháng qua tại Hong Kong đã trở nên bạo lực hơn hôm thứ Ba 1/10, khi đạn của cảnh sát làm (bắn đạn thật) bị thương một người biểu tình.
Căng thẳng dâng cao vào ngày Trung Quốc đại lục kỷ niệm 70 năm Đảng Cộng sản cai trị.
Người biểu tình - một số mang theo gậy gộc, bom xăng và các loại đạn khác - đã chiến đấu với các cảnh sát ở một số khu vực tại Hong Kong.
Tổng cộng, cảnh sát đã thực hiện 269 vụ bắt giữ, nhiều hơn bất kỳ ngày nào kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu. Hơn 100 người đã được đưa đến bệnh viện và 30 cảnh sát bị thương.
Trong cuộc bất ổn hôm thứ Ba 1/10, cảnh sát bắn 900 viên đạn cao su và 1.400 viên đạn hơi cay. Trong khi trong suốt hai tháng đầu biểu tình, cảnh sát chỉ bắn 1000 đạn hơi cay.
Nhà báo bị thương như thế nào?
Video hôm Chủ nhật 29/9 cho thấy cảnh sát bắn đạn cao su vào một nhóm người biểu tình và nhà báo trên một cây cầu ở khu vực Wan Chai, Hong Kong.
Viên đạn trúng kính bảo hiểm của nữ nhà báo Indonesia từ khoảng cách 12 mét, làm bị thương cả hai mắt, luật sư của Michael Vidler nói.
Cô được đưa đến bệnh viện, vào thứ Tư 2/10, các bác sĩ xác nhận cô sẽ bị mù vĩnh viễn một bên mắt.
Nhà báo Michael Vidler, người làm việc cho tờ báo tiếng Indonesia Suara, khi đó mặc một chiếc áo vest và mũ bảo hiểm có chữ "báo chí".(Trang phục của nhà báo rất dễ nhận biết-BBC)
Một nhà báo khác được cho là đã hét lên "Đừng bắn, chúng tôi là nhà báo" ngay trước khi nữ nhà báo bị bắn.
Xác nhận nhà báo đã bị thương, tổng lãnh sự quán Indonesia tại Hong Kong kêu gọi công dân của mình tránh Wan Chai và các khu vực khác đang bị cuốn vào tình trạng bất ổn.
Anis Hidayah, giám đốc của tổ chức phi chính phủ Migrant Care, cho rằng chính phủ Hong Kong nên chịu trách nhiệm về vụ việc.
"Chính phủ Indonesia thông qua Tổng lãnh sự quán tại Hong Kong nên có hành động nhanh chóng để điều tra việc này," bà nói với tờ Jakarta Post.
Hôm thứ Tư 2/10, những người biểu tình ở Hong Kong đã tuần hành để phản đối việc cảnh sát dùng vũ lực quá mức.

No comments:

Post a Comment