CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA
TT TRUMP
(Tin Vắn Trong Tuần Dec.8, 2018)
Vũ
Linh
TT Trump vẫn tiếp tục tiến tới trong chính sách ngoại thương ông
đã vạch ra từ hồi còn tranh cử. Đại khái, chú tâm vào việc giảm bớt những bất
lợi cho Mỹ, đặc biệt là đối với hai nước láng giềng Canada và Mexico qua hiệp
ước thương mại NAFTA của TT Clinton, và đối với Trung Cộng mà nổi bật nhất là
thâm thủng cán cân mậu dịch cả nửa tỷ đô một năm.
Bất kể những chỉ trích không ngừng nghỉ của TTDC, dường như TT
Trump đang từng bước đạt được ý nguyện.
Đối với hai quốc gia láng giềng, cuối cùng thì lãnh đạo ba nước
bắc Mỹ đã bắt tay ký một thoả ước mới gọi là USMCA (US-Mexico-Canada Agreement)
để thay thế NAFTA.
Đối với Trung Cộng, sau cuộc gặp mặt tay đôi tại Hội Nghị G20 mới đây tại Argentina
giữa TT Trump và CT Tập Cận Bình, Mỹ và TC đã đồng ý tạm ngưng các biện pháp
tăng thuế quan của cả hai bên trong 90 ngày, để tiếp tục cuộc thảo luận về
chính sách mậu dịch tổng quát căn bản. Ngay sau đó, thị trường chứng khoán Wall
Street đã đón mừng tin này bằng cách tăng gần 300 điểm trong ngay Thứ Hai,
nhưng qua ngày hôm sau thì sực tỉnh vì nghĩ đã hơi quá hồ hởi, rớt ngay
gần 800 điểm.
Qua Thứ Năm, rớt thêm 700 điểm sau khi có tin
bà phó chủ tịch tập đoàn viễn thông Huawei bị Canada bắt theo lời yêu cầu của
Mỹ vì tội giao thương với Iran là xứ bị Mỹ cấm vận. Không ai rõ tại sao Mỹ có
thể bắt bà này, rất có thể vì bà đã phạm nhiều tội khác, chỉ biết Trung Cộng đã
phản ứng khá mạnh, khiến các nhà kinh doanh lo sợ cuộc chiến thương mại
Mỹ-Trung Cộng sẽ leo thang mạnh trong những ngày tới. Tuy nhiên, đến cuối ngày
thì thị trường hoàn hồn lại, leo thang lên lại và Dow chỉ rớt còn có 80 điểm.
Qua ngày Thứ Sáu, lại rớt hơn 550 điểm. Hiển nhiên các ông doanh gia đang đoán
mò xem TT Trump và TC sẽ đánh nhau tới đâu.
Dĩ nhiên là trong tiến trình điều đình, các phe đều tố qua tố lại,
hét giá, chỉ trích lẫn nhau, coi như những chuyện bắt buộc phải có trong tất cả
các cuộc điều đình. Bình thường thì ta ít thấy những chuyện này vì theo mô thức
chính trị gọi là ‘cổ điển’, những chuyện trả giá này thường được thảo luận kín
đáo trong hậu trường. Nhưng ai cũng thấy đây không phải là cách TT Trump làm
việc. Trong tiến trình điều đình, ông công khai đánh phé, tố rồi pha, tiến rồi
lui,… miễn sao đạt được ý nguyện tối hậu là thay thế NAFTA bằng một hiệp ước có
lợi cho Mỹ hơn, hay cũng có thể nói là ít thiệt thòi cho Mỹ hơn, và ép Trung
Cộng phải điều đình để giữa Mỹ và Trung Cộng, có những trao đổi ngoại thương ít
hại hơn cho Mỹ.
Những bước tiến thoái đó đã là những dịp để TTDC bôi bác, chê
trách Trump khi hung hẵn quá, khi nhát tay quá, khi đi quá xa, khi bị lừa, khi
đang thua, khi lập trường chao đảo. Nói cách khác, sau hai năm nhìn TT Trump
làm việc mà hình như TTDC vẫn không hiểu mô thức thương lượng theo kiểu kinh
doanh của TT Trump, mà ông đã gọi là “The Art of a Deal”. Hay là TTDC hiểu rất
rõ, nhưng chỉ là cố tình kiếm dịp để đả kích và bôi bác.
KINH ĐÔ ÁNH SÁNG BA-LÊ LOẠN
Trung tâm thủ đô Paris, đại lộ nổi tiếng nhất Pháp, Champs Élysées
và khải hoàn môn Arc De Triomphe trong ba cái cuối tuần qua đã thành biển lửa.
Liên tục trong ba dịp cuối tuần, hàng trăm ngàn
người gọi là ‘Áo Vàng’ đã đổ xuống đường, đốt xe, phá cửa tiệm,… Lần
đầu hơn 300.000 người, lần thứ nhì gần 200.000, lần thứ ba hơn 100.000. Gọi là
‘Áo Vàng’ vì dân biểu tình mặc áo an toàn màu vàng mà tất cả các xe hơi bên
Pháp đầu bắt buộc phải có.
Cho đến nay, hơn 250 người đã bị thương và gần 700 người đã bị
bắt. Cuộc nổi loạn bắt đầu từ một lá thư của một phụ nữ bình thường, kêu gọi
tẩy chay việc Nhà Nước tăng thuế xăng, gọi là để lấy tiền bảo vệ môi trường gì
đó, nhưng đã mau chóng biến thái thành những cuộc biểu tình bạo động với sự
tham gia của cả trăm ngàn người, chống đời sống đắt đỏ, để rồi bây giờ trở thành
những cuộc biểu tình đòi truất phế TT Macron.
Giá xăng tại Pháp hiện nay là khoảng 1,8 đô
một lít, hay khoảng 7 đô một ga-lông, đắt
gấp 2 lần xăng Mỹ. Theo nghiên cứu của OCDE, Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh
Tế Âu Châu, Pháp là nước có những mức thuế cao nhất Âu Châu.
TT Macron đã có thái độ cứng rắn, cho biết sẽ
không chấp nhận chống đối bạo động và những người bị bắt sẽ bị truy tố đầy đủ
theo đúng luật, không nương tay.
Ông Macron đắc cử tổng thống Pháp nhờ cách tổ
chức bầu cử hơi ‘khác người’ của Pháp. Trên căn bản, tất cả công dân Pháp đều
có quyền ra tranh cử tổng thống, đưa đến tình trạng ‘lạm phát’ ứng cử viên của
không biết bao nhiêu đảng phái lớn và nhỏ. Theo luật, nếu không có ai đạt
được 50% thì hai người được
nhiều phiếu nhất sẽ tranh cử vòng hai. Vòng hai là vòng của các chính khách
thương thảo, trả giá, đổi chác điều kiện để lấy hậu thuẫn. Trong kỳ bầu tổng
thống mới nhất năm 2017, trong vòng
đầu, có bốn khuynh hướng chính: 1) phe hậu thân của đảng do tướng De Gaulle thành lập, chia năm xẻ
bẩy (thật ra, có 7 ứng cử viên nặng ký tranh chức nhau thật), nội bộ đánh nhau loạn xà bần, 2) phe thiên
tả, đảng Xã Hội, đảng Cộng Sản,… 3) phe thiên hữu của Mặt Trận Quốc gia Front
National, và 4) phe độc lập, đảng mới toanh do một nhân vật tầm thường, ông
Macron, gốc De Gaulle, thành lập.
Vòng đầu, tất cả các nhóm thiên tả dồn phiếu cho ứng cử
viên đảng Xã Hội, nhưng cũng chẳng đi đến đâu. Cánh De Gaulle chia phiếu của
nhau. Kết quả Front National và bất ngờ nhất, ông Macron đoạt được nhiều phiếu
nhất. Ông Macron và bà LePen, chủ tịch Front National tranh cử vòng hai. Tất cả
các nhóm De Gaulle, đảng Xã Hội, và tất cả các đảng thiên tả khác như đảng Cộng
Sản Pháp liên minh lại để hạ bà LePen. Ông Macron đắc cử tổng thống với
66% phiếu, cũng là tổng thống trẻ và thiếu kinh nghiệm
nhất lịch sử cận đại Pháp.
Liên minh chống LePen đã ủng hộ ông Macron chỉ là liên minh cơ
hội, không thọ. Những thăm dò mới nhất cho thấy TT Macron chỉ còn hậu thuẫn của
18% dân
Pháp. Các cụ bị dị ứng Trump, mê mô thức xã hội chủ nghiã văn minh của Tây Âu
cứ nhìn vào hậu thuẫn của ông Macron hay nhìn vào các bà Merkel của Đức và May
của Anh thì sẽ tỉnh ngủ.
Dân Pháp nổi loạn, biểu tình, đình công như
cơm bữa vì tính ưa gây gỗ nổi tiếng, cả thế giới đều biết. Nhưng đây có lẽ là
những bạo động lớn nhất kể từ những ngày bạo động tháng 5 – 1968 khiến TT De
Gaulle mất chức. Những cuộc bạo động lần này rõ ràng là có ý phá hoại thật sự
khi rất nhiều xe tư nhân bị lật, phá hay đốt, các cửa tiệm bị đập phá, hai
trung tâm thương mại lớn nhất Galleries Lafayette và Au Printemps đều bị phá
đến phải di tản khách hàng, đóng cửa. Khải Hoàn Môn bị xịt sơn bôi bẩn, bảo
tàng dưới hầm bị phá.
Những cuộc biểu tình đều có vẻ tự phát, không
phải đã được khích động hay điều khiển bởi một đảng chính trị hay chính khách
nào, khiến chính phủ Pháp bối rối, không biết phải nói chuyện với ai để hiểu rõ
yêu sách của nhóm chống đối và điều đình. Hiện nay phong trào nổi loạn bạo động
chống TT Macron đã bắt đầu lan qua vài tỉnh lớn của Pháp như Lyon và
Marseilles.
Tin giờ chót: TT Macron đã thu hồi luật tăng
thuế xăng, nhưng bị phe nổi loạn công kích là quá ít và quá muộn.
Xin mời quý vị xem hình ảnh của Paris nổi
loạn:
CẬP NHẬT CHUYỆN CÔNG TỐ MUELLER
Gọi là cập nhật nhưng thật ra chẳng có gì quan trọng để cập nhật.
Vẫn chưa ai biết công tố Mueller hiện đang làm trò trống gì, điều tra tới đâu
rồi, và đã khám phá ra những tội gì của ai. Ông vẫn từ chối mọi câu hỏi của báo
chí, nên tất cả vẫn mù mờ, đoán mò theo tính phe đảng. Phe chống thì phán TT
Trump sắp tiêu đời, phe ủng hộ thì hô Mueller sắp bị nhốt.
Cựu luật sư riêng của TT Trump, ông Cohen, đã nhận một tội nói láo
quốc hội, và cam kết hợp tác khai báo hết cho công tố Mueller. TTDC nhẩy bổ
vào, cho đó là phát đạn kết liễu cuộc đời TT Trump vì ông Cohen sẽ ‘khai báo
hết’.
Trong khi đó, ông Jerome Corsi, một tác giả bảo thủ viết sách ủng
hộ TT Trump, đã chấm dứt cuộc điều đình với công tố Mueller và đưa đơn kiện ông
này về tội ép ông phải khai phịa tội của TT Trump đổi lấy việc công tố Mueller
miễn truy tố ông Corsi về vài tội gì đó. Nếu chuyện này có thật, công tố
Mueller sẽ bị rắc rối to.
Có nhiều tin công tố Mueller đang đúc kết hồ sơ và thảo báo cáo
cuối cùng, có thể sẽ được nộp cho bộ Tư Pháp trong tháng Giêng tới, sau khi
quốc hội mới đã nhậm chức, với DC chiếm đa số mạnh trong Hạ Viện, sẽ đòi công
khai hóa báo cáo ngay và bộ Tư Pháp không thể tính chuyện ém nhẹm được. Một
kịch bản mang nhiều mây đen u ám cho TT Trump.
Có tin công tố Mueller đã khuyến cáo không nhốt tù tướng Michael
Flynn, cựu cố vấn An Ninh của TT Trump vì “ông này đã hợp tác chặt chẽ” với ông
Mueller. Không biết đây là tin tốt hay tin xấu cho TT Trump.
Cũng có tin ‘lạ’ mà không nghe TTDC bàn: trước đây, trong cuộc
điều tra Nga can dự vào bầu cử Mỹ, công tố Mueller đã chuyển qua bộ Tư Pháp hồ
sơ về ông Tony Podesta (em ruột ông John Podesta, chủ tịch Ủy Ban Vận
Động Tranh Cử của bà Hillary),
và Greg Craig (Cố Vấn Pháp Luật của TT Obama). Ông Mueller ‘khám phá’ ra nhiều
chuyện mờ ám liên quan đến quan hệ giữa các ông Podesta và Craig với chính phủ
Ukraine, đặc biệt là trong vụ mua bán công ty uranium Mỹ (Ukraine trả công ty
của ông Podesta/Craig 4 triệu đô không rõ để làm việc gì), nhưng vì ngoài phạm
vi điều tra của ông, nên đã chuyển hồ sơ để bộ Tư Pháp điều tra. Bộ này đã âm
thầm điều tra cả năm nay trong khi TTDC im re không nhắc tới chuyện này.
Bộ Tư Pháp qua văn phòng công tố Manhattan (New York) đang ‘phỏng
vấn’ cả chục người trong tổ chức lobby của ông Podesta. Ta chờ xem.
Tin mới nhất, TT Trump đã loan tin cựu bộ trưởng Tư
Pháp của TT Bush cha, ông William Barr đã được đề cử làm tân bộ trưởng Tư Pháp.
Có tin ông này không ủng hộ việc công tố Mueller điều tra liên miên về những
cái mà ông cho là chẳng phải tội gì hết.
KHUNG THUẾ LỢI TỨC MỚI
Sở thuế IRS đã công bố khung thuế lợi tức mới, áp dụng cho năm
2019. Dưới đây là bảng tóm lược để quý vị có một khái niệm sơ khởi thôi. Trên
thực tế, quý vị phải đóng bao nhiêu tùy thuộc rất nhiều yếu tố cá nhân khác,
gồm nhiều loại khấu trừ. Nếu không có khấu trừ gì, quý độc giả có thể tự khai
thuế qua mẫu khai giản dị nhất, nếu có nhiều khấu trừ, cần nhờ chuyên viên khai
thuế.
12%: cá nhân với lợi tức $9,700 hay thấp hơn/cặp vợ chồng với
$19,400 hay thấp hơn. Trên căn bản, những người này, sau khi khấu trừ tiêu
chuẩn thì không còn phải đóng thuế nữa, trái lại, có nhiều hy vọng lấy lại được
ít tiền đã bị trừ trước trong giấy lương mỗi tháng.
22%: cá nhân với lợi tức trên $39,475/ cặp vợ chồng trên $78,950
24%: cá nhân với lợi tức trên $84,200/ cặp vợ chồng trên
$168,400
32%: cá nhân với lợi tức trên $160,725/ cặp vợ chồng trên
$321,450
35%: cá nhân với lợi tức trên $204,100/ cặp vợ chồng trên
$408,200
37%: cá nhân với lợi tức trên $510,300/ cặp vợ chồng trên
$612,350
(Lợi
tức lặt vặt dưới $600 một
năm khỏi phải khai, ngoài ra phải khai hết, kể cả lợi tức bằng tiền mặt)
Khấu trừ tiêu chuẩn:
Một cặp vợ chồng: $24,400
Một người: $12,200
VỀ ÔB CLINTON
Cuộc du hành/nói chuyện của ôb Clinton đã khởi hành trong thất
bại. Như DĐTC đã loan tin, buổi nói chuyện tại Toronto thu hút được hơn 3.000
người trong một hội trường chứa được 20.000 người. Tất cả, dù mua vé hạng bét,
cũng đều được dồn lên hạng nhất, và ban tổ chức đã kéo màn che bớt một nửa hội
trường để hình ảnh lên TV coi bớt trống trải.
Buổi nói chuyện thứ hai tổ chức tại Houston (Sugar Land),
dự trù vào ngày Thứ Ba 4/12 đã
bị hoãn lại vô hạn định, tức là hủy bỏ, lấy cớ... để tang cố TT Bush cha! Tin báo chí cho biết giá vé vào cửa cao nhất
là 399 đô, nhưng thực
tế đã bán có vài chục đô, với giá thấp nhất là có 7 đô.
Khi viễn tượng làm bà tổng thống đầu tiên của Mỹ còn huy hoàng,
thì Qũy Clinton kiếm cả hai tỷ đô dễ dàng. Bây giờ kiếm 7 đô
cũng khó khăn. Mua DVD phim cũ của Lý
Tiểu Long còn đắt hơn.
Trong câu chuyện này, bà Maureen Down, một nhà bình luận cấp tiến
cực đoan, nổi tiếng với cái lưỡi –hay cây bút- sắc hơn dao cạo, đã viết bài
công kích ôb Clinton thậm tệ. Đại khái, bà Dowd nhận định hai ôb này đã hết
thời từ lâu rồi mà vẫn cố bám víu vì cái bã danh vọng và ‘cái tôi’ hão. Theo
bà, tuồng hát Clinton đã hạ màn từ lâu rồi.
Quý độc giả nào có hứng thú, có thể đọc bài của bà Dowd dưới đây.
Nếu bị bệnh ‘cuồng Hillary’ thì không nên đọc, có thể bị tai biến mạch máu não.
QUỐC TÁNG CHO TT BUSH CHA
TT Trump đã ký sắc lệnh lấy
ngày Thứ Tư 5/12 làm ngày Quốc Táng cho cố TT Bush cha, qua đời tuần rồi, đại
thọ 94 tuổi. Cờ rủ sẽ được treo trên toàn quốc một tháng. Phi cơ Air Force One
của tổng thống đã được dùng để chở quan tài từ Houston và gia đình về Hoa Thịnh
Đốn và quan tài sẽ được đặt ở Điện Capitol, trụ sở quốc hội Mỹ. Ngay sau khi
tới nới, TT Trump và Đệ Nhất Phu Nhân đã đến viếng.
Còn sinh thời, TT Bush cha và cả gia đình Bush đã không ủng hộ ông
Trump, phần lớn vì có ông Jeb Bush đã ra tranh cử. Sau khi ông Trump đắc cử,
hai bên cũng không hợp nhau lắm, tuy có giữ kẽ, không công kích nhau quá đáng,
như trong trường hợp TT Obama. Nhưng TT Trump vẫn tôn trọng một cựu tổng thống
một cách tuyệt đối, làm tang lễ với đầy đủ lễ nghi tôn kính.
Trái lại, dưới thời TT Obama, TT Bush cha đã có quan hệ rất thân
thiết với gia đình Clinton. Ngay cả TT Bush con đã từng nói đùa Bill Clinton là
‘anh em’ với mình. Cho dù ông Bill Clinton là người đã khiến ông Bush cha chỉ
làm tổng thống có một nhiệm kỳ. Thế mới hiểu họ ý thức rõ đâu là bạn, đâu là
thù, thế nào là phục vụ đất nước. Phục vụ đất nước có nhiều cách, nhưng không
có nghiã khác kiểu là trở thành tử thù phải thoá mạ nhau.
Đây là bài học mà TTDC Mỹ ngày nay, và truyền thông tỵ nạn theo
gót, hiển nhiên đã không học được. Ngay cả bây giờ, TTDC cũng đã lợi dụng việc
TT Bush cha qua đời để ‘tung hô’ ông, ca ngợi ông lên đến chín tầng mây, nhưng
thật ra, chỉ là để ‘đá giò lái’ TT Trump. TTDC quên hết những bôi bác và chống
phá trước đây, khiến ông Bush chỉ thọ được một nhiệm kỳ. Khi ông Bush cha tung cái quảng cáo chính trị về vụ
anh tù da đen Willie Horton được tại ngoại rồi đi giết người, cả đảng DC và khối
TTDC mạt sát ông Bush như tay kỳ thị nặng. Trong con mắt TTDC khi đó, ông Bush
chỉ là một thứ công chức cạo giấy vô tài bất tướng, được bầu vì dựa hơi Reagan.
Cái lý tưởng ‘một ngàn ngọn đuốc’ –a thousand points of light- của TT Bush,
cũng như lời kêu gọi ‘một nước Mỹ tốt bụng hơn, hiền lành hơn’ – a kindler,
gentler America- bị nhạo báng hết nước.
Cái giả đối của phe cấp tiến khó mà lường được, khiến một nhà báo
bảo thủ đã cay đắng viết “một ông CH tốt là một ông CH đã chết”. Thật ra, theo
TTDC hiện nay, một ông CH tốt là một ông CH chống Trump đến cùng, bất kể sống
hay chết, chết càng tốt.
Đài truyền hình ABC vừa đoạt chức ‘vô địch’
khi đưa lên màn ảnh hình TT Trump đang đăm chiêu trước quan tài TT Bush cha,
với hai bình luận gia bàn “Trump đang ưu tư làm sao cho đám táng của mình sau
này vĩ đại hơn”. Một lời bình nói lên đầy đủ tư cách của giới TTDC.
THƯA KIỆN TT TRUMP?
Nhắc lại, luật sư ồn ào và màu mè Avenatti đã nhân danh cô đào
đóng phim sex Stormy Daniels khởi kiện TT Trump về tội sỉ nhục gì đó. Ra tòa,
quan tòa xử TT Trump thắng kiện, bắt cô đào phải trả lệ phí tòa và tiền luật sư
của TT Trump.
Ngay sau đó, cô đào Stormy đã lên tiếng tố LS Avenatti đã khởi
kiện mà không có sự cho phép của cô. Cô cũng tố cái quỹ đặc biệt thiên hạ gửi
tiền đến tặng cô để trang trải chi phí ‘đánh nhau’ với TT Trump, ông LS này
cũng 'kiểm soát' mà cô chẳng hay biết gì, chẳng biết đã có bao nhiêu, và bao
nhiêu đã được xài vào chuyện gì.
Bây giờ, các luật sư của TT Trump đã gửi biên lai, đòi hoàn trả
hơn 800.000 đô.
Cả cô đào và ông LS trơ mắt nhìn nhau, đổ thừa cho nhau. Ta chống mắt chờ xem
họ giải quyết ra sao. Nghe tin giờ chót, tòa đã giảm số tiền này xuống còn
đâu 340.000 đô.
Tin vui này, rất tiếc không thấy có cụ nào
gửi emails thông báo cho thiên hạ cùng chia vui gì hết.
Những cụ nào nghĩ đánh TT Trump hay thưa kiện
ông này là những chuyện dễ dàng nên lưu ý nếu không muốn tan gia bại sản.
Chưa hết đâu các cụ ơi. Tuần qua Tối Cao Pháp
Viện từ chối thụ lý một vụ kiện chính quyền Trump. Bức tường biên giới đang dự trù
xây bị kiện vì bị tố vi phạm một lô luật môi sinh, bảo vệ môi trường, bảo vệ
rừng núi sông ngòi, bảo vệ thú vật, bảo vệ cây cỏ, bảo vệ linh tinh đủ thứ.
Nhóm thưa kiện lôi hết ra, nhưng lại quên mất cái thứ quan trọng nhất cần bảo
vệ: đó là bảo vệ biên giới, lãnh thổ Hoa Kỳ. Tòa dưới phán TT Trump có
quyền. Phe thưa kiện kháng cáo lên tới TCPV. TCPV không nhận thụ lý,
tức là phán quyết của tòa dưới đúng, có giá trị, không cần TCPV truy xét.
Sao vẫn chưa thấy có cụ nào gửi emails tùm
lum rủa Trump ‘dốt luật’ nhỉ?
No comments:
Post a Comment