Tăng
đường
huyết
buổi
sáng sớm
“Tăng đường huyết bình minh” (morning hyperglycemia) là thuật ngữ
chỉ lượng đường trong máu vượt quá mức bình thường vào buổi sáng khi vừa thức
dậy. Cả người bệnh đái tháo đường và
người bình thường đều có thể gặp tình trạng này.
Tăng đường huyết được xác định khi lượng đường trong máu lúc đói
(đo vào buổi sáng, sau khi nhịn ăn ít nhất 8 tiếng) cao hơn 130mg/dL (7.0
mmol/L). Đây có thể chỉ là một hiện tượng tự nhiên do nhịp sinh học bình
thường, được cơ thể tự điều chỉnh nên không gây ra triệu chứng nào đáng kể.
Nhưng với người mắc tiểu đường cơ thể không tự điều chỉnh được nên đường trong
máu bị tăng cao kéo dài... và xuất hiện các biểu hiện như chóng mặt, khô miệng,
khát nước, đi tiểu thường xuyên, nhìn mờ, mệt mỏi.
Tăng đường huyết bình minh có thể xảy ra do một trong ba nguyên
nhân riêng biệt là hiện tượng bình minh, hiệu ứng Somogyi hoặc thuốc tiêm insulin bị giảm hiệu lực.
1. Hiện tượng bình minh (Dawn phenomenon)
“Hiện tượng bình minh” xuất phát từ việc đường huyết tăng cao vào
buổi sáng do sự điều chỉnh nồng độ hormon theo điều kiện tự nhiên của cơ thể.
Cụ thể, vào lúc nửa đêm cho đến 3h sáng (khoảng thời gian bạn ngủ ngon nhất)
thì lượng insulin sẽ rất thấp do tuyến tụy không tiết insulin. Sau đó vào
khoảng 3 – 8h sáng, cơ thể bắt đầu giải phóng lượng đường (glucose) lưu trữ
trong gan vào máu cùng với các hormon khác (hormon tăng trưởng, cortisol và
glucagon) để chuẩn bị sẵn sàng cho một ngày mới. Các hormon này làm giảm độ
nhạy của cơ thể đối với insulin, cùng với nồng độ insulin sẵn có trong máu
thấp, khiến cho lượng đường huyết tăng cao đột ngột. Những người khỏe mạnh có
thể đối phó với tình trạng này bằng cách cơ thể tiết ra nhiều insulin để điều
chỉnh nồng độ glucose máu. Nhưng người bị đái tháo đường không làm được điều
này và kết quả tất yếu là đường huyết tăng lên quá cao.
Tăng đường huyết do hiện tượng bình minh có thể được điều trị bằng thuốc đái tháo đường. Nếu đang phải tiêm insulin, có thể bạn sẽ cần điều chỉnh liều
lượng (tham khảo ý kiến bác sỹ).
2. Hiệu ứng Somogyi
Nguyên nhân phổ biến thứ hai gây tăng đường huyết bình minh là
hiệu ứng Somogyi, còn được gọi là “tăng đường huyết phản ứng”. Hiệu ứng này
được đặt tên theo vị bác sỹ đầu tiên viết về nó.
Hiệu ứng Somogyi thường gặp ở những người bệnh đái tháo đường
không kiểm soát tốt đường huyết do ăn không đủ nguồn tinh bột, uống quá nhiều rượu hoặc sử
dụng quá liều insulin, nên đường huyết của người bệnh hạ thấp trong khi ngủ. Cơ
thể sẽ đối phó với tình trạng này bằng cách tăng tiết hormon có tác dụng đối
nghịch với insulin, tức là làm tăng đường trong máu, điển hình như glucagon,
điều này vô tình khiến cho lượng đường trong máu tăng lên quá cao. Một nguyên
nhân khác có thể liên quan đến tình trạng này, là do người bệnh dùng không đủ
liều thuốc hạ đường huyết trước khi đi ngủ, nên lượng đường huyết khi thức dậy của họ
tăng cao.
Tăng đường huyết do hiệu ứng Somogyi không phải lúc nào cũng có
biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, đổ mồ hôi và nhức đầu vào buổi sáng có thể là một
dấu hiệu cảnh báo. Nếu bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Somogyi, người bệnh nên ăn nhẹ
trước khi đi ngủ hoặc yêu cầu bác sỹ điều chỉnh liều insulin sử dụng ban đêm.
3. Giảm hiệu lực insulin
Nếu bạn dùng insulin và gặp phải tình trạng tăng đường huyết bình
minh, nguyên nhân có thể đơn giản là thuốc insulin của bạn bị hết hiệu lực quá
sớm. Cách xử trí đơn giản trong tình huống này là yêu cầu bác sỹ thay đổi liều
lượng hoặc thời gian sử dụng insulin.
4. Điều trị tăng đường huyết bình minh
Điều quan trọng là bạn phải hiểu được nguyên nhân gây tăng đường
huyết bình minh trước khi áp dụng các biện pháp điều trị. Để phân biệt được một
trong ba nguyên nhân chính, bạn cần ghi lại lượng đường huyết trước khi đi ngủ,
lúc 2 – 3 giờ sáng và khi vừa ngủ dậy. Việc này phải được thực hiện trong nhiều
đêm liên tiếp.
Biểu đồ ghi lại đường huyết trong đêm để tìm nguyên nhân gây tăng
đường huyết
- Nếu đường huyết thấp trong khoảng 2 – 3 giờ sáng và cao khi vừa
ngủ dậy thì có thể bạn bị tăng đường huyết do hiệu ứng Somogyi.
- Nếu đường huyết cao lúc 2 – 3 giờ sáng và cao hơn khi vừa ngủ dậy thì có thể là insulin bị giảm hiệu lực.
- Nếu đường huyết bình thường lúc chuẩn bị đi ngủ và cả ở thời điểm 2 – 3 giờ sáng nhưng lại cao khi vừa thức dậy thì có thể bạn đang bị ảnh hưởng bởi hiện tượng bình minh.
- Nếu đường huyết cao lúc 2 – 3 giờ sáng và cao hơn khi vừa ngủ dậy thì có thể là insulin bị giảm hiệu lực.
- Nếu đường huyết bình thường lúc chuẩn bị đi ngủ và cả ở thời điểm 2 – 3 giờ sáng nhưng lại cao khi vừa thức dậy thì có thể bạn đang bị ảnh hưởng bởi hiện tượng bình minh.
Ngay sau khi xác định được nguyên nhân gây tăng đường huyết bình
minh, bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị phù hợp, lấy lại
đường huyết ổn định vào buổi sáng. Thông thường, bác sỹ có thể yêu cầu bạn:
- Thay đổi thời gian sử dụng insulin tác dụng kéo dài vào buổi tối
để khoảng tác dụng của nó rơi vào thời điểm đường máu bắt đầu tăng cao.
- Thay đổi loại thuốc insulin sử dụng vào buổi tối
- Tăng liều insulin sử dụng vào buổi tối
- Ăn sáng nhẹ
- Tăng liều insulin vào buổi sáng
- Chuyển sang sử dụng dạng cấy dưới da có chức năng tự lập trình để tăng lượng insulin vào buổi sáng.
- Thay đổi loại thuốc insulin sử dụng vào buổi tối
- Tăng liều insulin sử dụng vào buổi tối
- Ăn sáng nhẹ
- Tăng liều insulin vào buổi sáng
- Chuyển sang sử dụng dạng cấy dưới da có chức năng tự lập trình để tăng lượng insulin vào buổi sáng.
Không có người bệnh đái tháo đường nào muốn bắt đầu một ngày mới
bằng những cơn chóng mặt do tăng
đường huyết. Tuy nhiên, tình trạng này
thường là do sự thay đổi tự nhiên trong cơ thể và khó tránh khỏi. Vì thế, người
bệnh cần tự theo dõi sức khỏe và lắng nghe cơ thể mình để phát hiện sớm các
triệu chứng và điều trị kịp thời.
Xem kinh nghiệm điều trị khô ngứa da, dày móng do biến chứng tiểu
đường
Xuân Thuỷ
No comments:
Post a Comment