Kim Ngân, Kim Cự, và dòng người ra đi
Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-08-01
2016-08-01
Tân đại biểu quốc hội Võ Kim Cự và
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
12:26/12:27
Kim
Ngân
“Trước cờ đỏ sao vàng thiêng
liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi xin
tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt
nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.“
Đó là lời tuyên thệ nhậm chức của bà
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vào này 31 tháng 3 năm nay. Gần bốn tháng
sau, ngày 22 tháng 7 bà lại tuyên thệ một lần nữa, với cùng một chức vụ.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do đảng cộng sản điều khiển, các nhân
vật đứng đầu phải tuyên thệ nhậm chức, đây cũng là lần đầu tiên mỗi người phải
tuyên thệ hai lần sau hai lần chọn lựa giống nhau, của hai khóa quốc hội khác
nhau.
Ngay sau buổi tuyên thệ lần thứ hai
bà Ngân trả lời báo chí về những phê bình chỉ trích chính phủ của dân chúng về
chủ quyền biển Đông, thái độ đối với Trung Quốc, và thảm họa môi trường Vũng
Áng rằng:
“Một số tổ chức, cá nhân lên
tiếng hô hào thế này thế khác nhưng vấn đề là những tổ chức đó làm được gì cho
đất nước? Chưa làm gì cả. Họ chỉ kích động, làm đất nước rối ren và Việt Nam
không chấp nhận việc đó”
Lời phát biểu của bà Ngân gây ra một
làn sóng chỉ trích ngập tràn các trang mạng xã hội và blog cá nhân.
Câu nói “đã làm được gì cho đất nước?” tôi nghĩ chỉ có bọn
dư luận viên mới hay dùng. Ai dè chủ tịch quốc hội cũng nói câu này.
- Blogger Vân Hồng Vương
- Blogger Vân Hồng Vương
Blogger Vân Hồng Vương hỏi ngược lại
bà Ngân rằng bà đã làm gì cho nhân dân và đất nước:
Câu nói “đã làm được gì cho đất
nước?” tôi nghĩ chỉ có bọn dư luận viên mới hay dùng. Ai dè chủ tịch quốc hội
cũng nói câu này. Lời thề của bà cách đây mấy tháng hùng hồn thế, mà giờ đây bà
đã quên rồi sao? Bà phủi công ơn của chúng tôi nhanh quá khi kết luận bạc bẽo:
chúng tôi “chưa làm gì cả”.
Bà hãy tự kiểm điểm, với những đồng
thuế chúng tôi đóng để nuôi bà, bà đã làm được gì cho chúng tôi và cho đất nước
này?
Blogger Viết từ Sài Gòn cho rằng câu
hỏi của bà Ngân là ngớ ngẩn:
Bà Ngân, với tư cách là đại biểu tối
cao của nhân dân, lẽ ra bà phải thay mặt nhân dân để nói lên tiếng nói, nguyện
vọng của nhân dân trước quốc hội, chính phủ và đảng Cộng sản Việt Nam chứ không
phải là cố tình hỏi vặn nhân dân bằng một câu hỏi thiểu năng rằng “anh chị đã
làm được gì cho đất nước này?”!
Ông Nguyễn Tiến Trung, một cựu tù
chính trị trẻ tuổi, trích dẫn những lời lẽ tuyên truyền mà người dân thường
nghe thấy đảng cộng sản, đối lại với lời chỉ trích của bà Ngân:
Không phải cứ hô hào thật to rằng ở
VN có chính quyền "của dân, do dân, vì dân" là sự thực như vậy.
Không phải cứ hô hào thật to rằng ở
VN có "độc lập, tự do, hạnh phúc" là thực tế như thế.
Không phải cứ hô hào thật to rằng ở
VN tôn trọng quyền con người, quyền công dân là người dân và cộng đồng quốc tế
tin như thế.
Ông Nguyễn Khắc Mai, một trí thức
hay lên tiếng phản biện các chính sách của chính phủ, trách bà Ngân có một thái
độ phũ phàng, của kẻ cai trị:
Tôi biết có nhiều tổ chức văn hóa,
xã hội, nhiều trí thức, nhân sĩ, thanh niên, sinh viên, doanh nhân, cả tu sĩ
khả kính, có cả sĩ quan, tướng lĩnh, lão thành cách mạng, cả nhiều vị từng giữ
những trọng trách trong đảng trong chính quyền đã tham gia những hành động yêu
nước, chống Tàu làm hại làm nhục Dân ta Nước ta. Điều thật thú vị là họ vẫn làm
khoa học, viết sách, dạy học, chữa bệnh, làm kinh doanh, truyền bá đức tin,
lòng nhân ái, lối sống tử tế cho đồng bào, giới trẻ, nhiều người làm từ thiện,
khuyến học… Những người lao động, sau những cuộc xuống đường, họ lại trở về
tiếp tục những công việc nặng nhọc, lương thiện của họ để nuôi gia đình và chắc
chắn là đã góp phần không nhỏ cho xã hội. Đó là điều đáng kính của họ. Một quốc
gia có những con người như vậy là điều đáng tự hào, đáng biết ơn, cớ sao lại ăn
nói phũ phàng, như tâm địa của kẻ ăn trên ngồi trốc, cầm quyền, cai trị, chứ
không hề là kẻ công bộc của nhân dân.
Khi bà Kim Ngân mới xuất hiện như
một ngôi sao đang lên của chính trị Việt Nam, bà cũng đã nhận được nhiều lời
nhận xét rất tích cực, mặt dù giới quan sát và bất đồng chính kiến vẫn cho rằng
với thể chế chính trị Việt Nam hiện tại, vai trò của quốc hội chỉ rất mờ nhạt dưới
cái bóng của đảng cộng sản thì cũng khó tạo nên chuyển biến gì.
Giải thích lý do tại sao bà Ngân lại
đưa ra một lời phát biểu thiếu trách nhiệm chịu nhiều chỉ trích như vậy,
blogger Cánh Cò nhận xét:
Sự thiển cận quen thuộc của một cán
bộ ăn cơm Đảng quá lâu, tuy ngồi ở vị trí nào thì sự sợ hãi và ơn Đảng đã trở
thành hồn cốt khiến bà không thể nói khác, dù một chút, so với những người đi
trước trong căn nhà Quốc hội.
Bà nói trong niềm tim mù lòa rằng
chỉ có Đảng của bà đang phục vụ là đúng và mọi thành phần khác trong xã hội là
sai lầm, là phá hỏng kế hoạch nhịn nhục qua ải của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Một cuộc biểu tình chống Trung Quốc
tại Hà Nội vào ngày 14 tháng ba năm 2016, kỷ niệm trận chiến Việt - Trung năm
1988 trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. AFP PHOTO
Chúng tôi, những “Tổ chức, cá
nhân” mà bà nói là những trí thức không được lên tiếng trước quốc hội hay
trên báo chí như bà. Họ là những người dân bình thường nhưng đau đớn vì tổ quốc
bị hiếp đáp, xâm lăng. Họ là những người nói hộ cho ngư dân bỏ thây ngoài biển
để cho bà và Đảng của bà còn có chút gì đó bám víu vào cái gọi là chủ quyền
biển đảo. Bởi nếu họ không ra Hoàng Sa đánh cá thì ai sẽ nhắc cho thế giới biết
Hoàng Sa từng là của Việt Nam khi cả chế độ của bà theo chủ trương nhỏ nhẹ rất
“hòa bình”?
Họ, những người bị bà cho là kích
động ấy không bị ràng buộc gì với Đảng Cộng sản Trung Quốc nên trong phát biểu
của họ đầy chất lửa. Họ không cam tâm nhìn đất nước mất dần vào tay ngoại bang,
thật khác xa với bà và đồng sự, chỉ thấy đồng nhân dân tệ lấp lánh qua từng dự
án, từng cái lót tay êm ái.
Kim
Cự
Trong lúc bà Kim Ngân bị chỉ trích
về lời phát biểu được cho là thiếu trách nhiệm, thì ông Võ Kim Cự, một tân đại
biểu quốc hội, từng đứng đầu tỉnh Hà Tĩnh của đảng, cũng đang bị các blogger,
và cả báo giới chính thống của nhà nước, nêu ra vấn đề trách nhiệm của ông
trong thảm họa môi trường Vũng Áng.
Ông luôn cho rằng những lời phe, văn
bản ký duyệt dự án của ông đều đúng qui trình.
Nhà báo tự do Kami nhận định:
Việc hàng loạt vụ việc nhạy cảm gần
đây thường được người những có trách nhiệm giải thích là “đúng quy trình” đã
cho thấy, những phát ngôn như vậy của các quan chức lãnh đạo là chuyện hết sức
phổ biến, nó đồng nghĩa với việc “chúng tôi (Nhà nước) không chịu trách nhiệm”.
Đây không chỉ là sự vô trách nhiệm của bộ máy nhà nước ở Việt nam mà còn là sự
coi thường nhân dân, biểu hiện xa dân. Trong lịch sử loài người quan hệ
giữa kẻ cai trị và người bị trị cũng khó có thể tìm thấy trường hợp tương tự
như ở Việt nam hiện nay.
Ông Cự không chỉ trúng cử đại biểu
quốc hội mà còn được phân công giữ những trọng trách trong quốc hội. Nhà văn
Phạm Đình Trọng nói rằng những con cá chết do tay ông Cự đã ám vào cơ quan được
coi là quyền lực lớn nhất của đất nước, Quốc hội do bà Ngân đứng đầu:
Nhìn Võ Kim Cự hốt hoảng hấp tấp
chạy trốn nhà báo ở ngay bản doanh Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mà Võ Kim Cự
là thủ lĩnh, có đầy quyền uy, thấy rõ sự khuất tất, bất minh đang chạy trốn dư
luận. Nhận ra cả những toan tính tư lợi trên gương mặt u ám, bần tiện, ở ánh
mắt lấm lét Võ Kim Cự. Nhìn bộ mặt Võ Kim Cự, tôi như nhìn thấy con cá chết bốc
mùi ở biển miền Trung. Đưa sự khuất tất bất minh hốt hoảng chạy trốn dư luận
vào Quốc hội, đưa bộ mặt u ám của toan tính tư lợi vào Quốc hội, đưa bộ mặt cá
chết bốc mùi vào Quốc hội. Quốc hội của nhà nước cộng sản Việt Nam, cơ quan
quyền lực cao nhất của nhà nước Việt Nam hôm nay là vậy ư?
Tuy nhiên Tiến sĩ Nguyễn Quang A,
một nhà hoạt hoạt động dân sự nổi tiếng thì nói là ông Cự làm sai, nhưng chịu
trách nhiệm cao nhất vẫn là đảng cộng sản Việt Nam, nhóm người độc quyền cai
trị đất nước mấy mươi năm nay.
Chia sẻ ý kiến đó, luật sư Lê Công
Định, một cựu tù chính trị cho rằng nếu không có Võ Kim Cự, nếu không có thảm
họa Formosa thì vẫn sẽ có những thảm họa khác, trong cơ chế hiện nay của chính
trị Việt Nam.
Dòng
người tiếp tục ra đi
Trong lúc ông Cự, bà Ngân đang bị
chỉ trích thì báo chính thống của Việt Nam đưa ra một con số thống kê cho rằng
mỗi năm có khoảng 100 ngàn người Việt nam bỏ nước ra đi.
Blogger Song Chi, người từng làm
nghề điện ảnh tại Việt Nam, hiện sống ở Na Uy như một người tị nạn chính trị,
nói rằng dòng người Việt hôm nay ra đi có nhiều người ra đi không phải vì lý do
sinh kế.
Người dân ra đi vì không có niềm tin vào chế độ, vào nhà cầm
quyền. Quan chức ra đi để bảo vệ tài sản tham nhũng, ăn cắp được sau bao nhiêu
năm.
- Blogger Song Chi
- Blogger Song Chi
Quan trọng hơn, họ ra đi vì không
tin rằng chế độ này, nhà nước này sẽ tốt đẹp hơn hoặc sẽ đưa đất nước, dân tộc
đến một tương lai sáng sủa -thời gian đảng cộng sản cầm quyền đã quá lâu đủ để
chứng minh điều đó.
Không chỉ dân thường bỏ nước ra đi,
những năm sau này, số lượng người thành đạt, có chức vụ trong xã hội, kể cả
quan chức cũng ra đi ngày càng nhiều. Người dân ra đi vì không có niềm tin vào
chế độ, vào nhà cầm quyền. Quan chức ra đi để bảo vệ tài sản tham nhũng, ăn cắp
được sau bao nhiêu năm. Chất xám, trí tuệ, và tiền bạc, tài sản của dân của
nước bị các quan tham và những kẻ lừa đảo mang theo, ồ ạt chảy sang nước khác.
Với những người tài ra đi, là nỗi
buồn chảy máu chất xám. Với những quan chức tham nhũng, đại gia lừa đảo ra đi,
là nỗi lo số tài sản tiền bạc của nhân dân bị thất thoát không biết làm sao lấy
lại.
Đảng cộng sản VN đã thất bại trong
việc điều hành quản lý đất nước. Thất bại trong việc xây dựng VN trở thành một
quốc gia độc lập - tự do - hạnh phúc đúng với câu khẩu hiệu có khắp nơi và trên
mọi giấy tờ hành chính, nơi mà người dân cảm thấy gắn bó, muốn cống hiến và
muốn sống từ đời này sang đời khác. Thất bại trong việc tạo nên niềm tin cho người
dân vào năng lực của nhà cầm quyền và tương lai của đất nước dưới sự lãnh đạo
của họ.
Nhà thơ Thái Bá Tân nhìn dòng người
ra đi mà thảng thốt nói rằng phải chăng con tàu của đất nước đang chìm, cho nên
người ta phải tháo chạy như vậy. Ông nhìn những người ở lại qua bài thơ làm
theo thể 5 chữ quen thuộc của mình:
Có lẽ rồi đi hết,
Những người có thể đi.
Ta, những người ở lại,
Bất chấp còn lại gì.
Những người có thể đi.
Ta, những người ở lại,
Bất chấp còn lại gì.
Ta sẽ tiếp tục sống
Với đúng nghĩa làm người,
Trên mảnh đất tiên tổ
Đã gây dựng bao đời.
Với đúng nghĩa làm người,
Trên mảnh đất tiên tổ
Đã gây dựng bao đời.
Dẫu sao, ta vẫn có
Hy vọng và đôi tay.
Vậy thì ta chung sức
Vực dậy non sông này.
Hy vọng và đôi tay.
Vậy thì ta chung sức
Vực dậy non sông này.
Vực dậy như thế nào?
Theo nhà hoạt động dân sự trẻ tuổi
Nguyễn Anh Tuấn, điều đó vô cùng khó khăn trong thể chế hiện nay:
Đất nước đang thiếu cạnh tranh chính
trị, chúng ta thì lại không dám dấn thân để thiết lập một xã hội cạnh tranh
chính trị, chấp nhận toàn bộ thị trường cầm quyền bị thao túng chỉ bởi một nhà
cung ứng, thế thì có khả thi không nếu chúng ta đòi hỏi được thụ hưởng những
chính sách công tốt đẹp vốn là sản phẩm của dịch vụ cầm quyền?
Nhiều người cho rằng dù sau xã hội
Việt Nam cũng đang thay đổi, với sự thành lập của các tổ chức xã hội dân sự do
chính các nhà hoạt động dân sự thành lập, những người mà bà Nguyễn Thị Kim Ngân
chỉ trích rằng không làm gì cho đất nước!
No comments:
Post a Comment