|
||
Bệnh khô mắt là
bệnh diễn tiến âm ỉ kéo dài, khó chẩn đoán chính xác nếu bác sĩ
không chịu tìm hiểu kỹ, gây khó chịu cho bệnh nhân đồng thời nếu
không chữa trị đúng cách thì có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm
cho người mắc phải.
Tìm hiểu về bệnh
khô mắt
Khô mắt là tình trạng tổn thương của lớp phim nước mắt do sự giảm tiết nước mắt hoặc tăng sự bốc hơi (có bệnh nhân nước mắt chảy ròng ròng nhưng vẫn bị khô mắt do bị bốc hơi quá nhiều), gây tổn hại bề mặt nhãn cầu và tạo ra một số dấu hiệu khó chịu. Khoảng 95% nước mắt được tiết ra từ tuyến lệ chính nằm ở phần ngoài của mi trên, 5% còn lại được tiết ra bởi tuyến phụ nằm dưới giác mạc. Phim nước mắt có tác dụng làm ẩm bề mặt giác mạc, kết mạc, bôi trơn mi mắt, cung cấp dinh dưỡng và dưỡng khí cho tế bào biểu mô đồng thời có vai trò miễn dịch giúp ức chế sự phát triển của vi trùng. Chúng ta có thể thấy trẻ sơ sinh trong thời gian một tháng đầu khóc không có nước mắt, bởi thể mắt chúng không tự miễn dịch. Phim nước mắt còn có vai trò quang học giúp bề mặt giác mạc trơn láng, đẩy đi những chất lạ như bụi cát, dị vật... bám vào mắt bằng cách tiết ra nước mắt. Việc chớp mắt (nháy mắt) bình thường, mỗi người nháy mắt 15 lần/phút, thời gian giữa 2 lần nháy là 2,8 giây (ở nam) và 4 giây (ở nữ), với cơ chế nháy máy này giúp đưa nước mắt phủ đều lên nhãn cầu không bị khô mắt. Khô mắt có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi thành phần trong xã hội nhưng đối tượng có nguy cơ cao là nhân viên văn phòng (do sử dụng thường xuyên máy vi tính) và người già, phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Theo thống kê của các chuyên gia nhận thấy thì lứa tuổi từ 30-60 chiếm 11%, người già trên 65 tuổi chiếm 15%, tỉ lệ còn lại rơi vào phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, người đeo kính sát tròng, người có bệnh tự miễn, người đã mổ Lasik do cận thị. Có rất nhiều nguyên nhân gây khô mắt như tuổi tác, môi trường bị ô nhiễm (khói thuốc lá, máy lạnh, gió...), giảm chớp mắt do mắt bị tổn thương, sử dụng máy tính nhiều, các nguyên nhân như do bệnh lý khác mang tới như: viêm toàn thân (bệnh thấp khớp, bệnh Lupus...), tiểu đường, bướu giáp, thay đổi tình trạng nội tiết tố trong cơ thể (uống thuốc ngừa thai, có thai, mãn kinh...), dùng thuốc chữa bệnh của các bệnh khác. v.v... Dấu hiệu khi bệnh khô mắt thường gặp là khó chịu, cảm giác khô, rát bỏng, người bệnh như thấy có dị vật, hạt sạn trong mắt, nhìn khi mờ khi tỏ, ngứa, sợ ánh sáng, đỏ mắt, tăng tiết nhầy, chảy nước mắt. Những triệu chứng này đôi khi rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như viêm kết mạc (đỏ, đổ ghèn) hay viêm giác mạc (đỏ, sợ ánh sáng) nhưng 2 bệnh này cấp tính, lây lan nhanh, nhức nhối và cũng nhanh hết hơn khô mắt.
Chẩn đoán và
điều trị đúng cách
Khi có những dấu hiệu trên kéo dài, tốt nhất người bệnh nên đến những cơ sở y tế hay chuyên khoa về mắt để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bởi đây không phải là bệnh cấp tính nhưng nếu không điều trị, trước tiên sẽ gây cảm giác khó chịu cho người mắc, để lâu dễ gây tổn thương giác mạc và là cơ hội cho bệnh loét giác mạc, mà loét giác mạc xem như thua vì đây là bệnh rất khó chữa, có thể dẫn đến mù lòa! Để định đúng bệnh này, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa mắt thăm hỏi quá trình diễn tiến bệnh, khám toàn thân, khám mắt dưới kính hiển vi, đồng thời sẽ được thực hiện một số xét nghiệm chuyên biệt để có thể chẩn đoán rõ ràng, chính xác. Khô mắt không chỉ là một bệnh mà là một tổn thương do nhiều yếu tố phức tạp tạo thành nên việc điều trị phải gồm sự kết hợp nhiều liệu pháp. Những biện pháp điều trị thường được áp dụng là: vệ sinh bờ mi (chườm nóng mi, xoa mi mắt), đóng điểm lệ, chườm nóng lạnh, dinh dưỡng, đeo kính giữ ẩm và liệu pháp thay thế nước mắt nhân tạo. Nước mắt nhân tạo là một loại dung dịch nhỏ mắt chứa polyme tan trong nước, hiện có 3 dạng: nước, nước-mỡ (liq-uidgel), mỡ (gel). Trên thị trường hiện có rất nhiều loại nước mắt nhân tạo, các bác sĩ khuyên nên sử dụng loại không có chứa chất bảo quản, nếu có thì chỉ nên dùng loại có chứa 2 chất thay thế không ô xy hóa Purite và Polyquad (ít độc tính), không nên dùng loại có chất bảo quản bảo quản BAK (Benzalkonium) độc tính cao. Việc dùng thuốc nói chung phải tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa, tùy theo loại hội chứng khô mắt.
Phòng tránh chứng
khô mắt
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới khô mắt, vì vậy tùy theo công việc cũng như điều kiện có thể gây ra, sau đây là một số biện pháp phòng tránh đối với một số hội chứng khô mắt thường gặp: Hội chứng khô mắt ở nhân viên văn phòng
Do làm việc trong
môi trường máy lạnh (khô) và làm việc với vi tính liên tục (giảm tần
số chớp mắt, tăng bốc hơi của phim nước mắt), vì thế đối tượng
này nên uống nhiều nước, chú ý vị trí ngồi, đừng ngồi ngay luồng
gió bay ra của máy lạnh và quạt gió, cần thời gian nghỉ giải lao,
nên nhắm mắt vài giây trong mỗi 30 phút (để nước mắt tráng đều qua
giác mạc), khi có điều kiện thuận tiện nên nhắm mắt lại! Nên bố
trí đèn, màn hình máy vi tính ở vị trí thích hợp.
Hội chứng khô mắt
sau mổ Lasik và người dùng kính tiếp xúc (kính sát tròng).
Ở hai trường hợp
này: một do tổn thương trong lúc phẫu thuật, một do thay đổi thành
phần và tăng sự bốc hơi của phim nước mắt, giảm số lần chớp mắt
nên cách phòng ngừa tốt nhất là sử dụng kính đúng cách và dùng
nước mắt nhân tạo trong thời gian dài (6 tháng đối với Lasik và
thường xuyên với kính sát tròng).
Hội chứng khô mắt
và viêm kết mạc dị ứng:
Viêm kết mạc dị ứng thường kèm theo khô mắt do rối loạn quá trình tiết nước mắt và tác dụng phụ của thuốc vì thế nên điều trị phối hợp với nước mắt nhân tạo.
Ở hai trường hợp
này: một do tổn thương trong lúc phẫu thuật, một do thay đổi thành
phần và tăng sự bốc hơi của phim nước mắt, giảm số lần chớp mắt
nên cách phòng ngừa tốt nhất là sử dụng kính đúng cách và dùng
nước mắt nhân tạo trong thời gian dài (6 tháng đối với Lasik và
thường xuyên với kính sát tròng).
Hội chứng khô mắt
và viêm kết mạc dị ứng:
Viêm kết mạc dị ứng thường kèm theo khô mắt do rối loạn quá trình tiết nước mắt và tác dụng phụ của thuốc vì thế nên điều trị phối hợp với nước mắt nhân tạo.
(Theo Sức
khỏe và đời sống)
|
Sunday, January 31, 2016
Bệnh khô mắt
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment