Mối tình
Maneli hay “bà mối” Maneli ?
Myeczyslaw
Maneli là tên một giáo sư Luật Đại học Varsovie, trưởng phái đoàn Ba Lan trong
Ủy hội Quốc tế Giám sát hiệp định Genève 1954, người được coi là làm trung gian
trong sự móc nối giữa ông Ngô Đình Nhu và ông Phạm Văn Đồng mấy tháng trước khi
hai anh em họ Ngô bị lật đổ và bị giết. Giới tình báo Mỹ thời đó gọi sự trung
gian này là “Sự việc Maneli” (Maneli affair). Tác giả Tú Hoa, trong một bài
viết mới đây trên Đàn Chim Việt, dịch là ‘Mối tình Maneli’. Tôi thấy nên dịch là “Bà mối
Maneli” thì đúng hơn, nếu theo như sự kể lại của tiến sỹ sử học Pierre Journoud
trong cuốn ” De Gaulle et le Vietnam ” (De Gaulle và Việt Nam).
Theo
cuốn này, người đầu nậu sự móc nối ông Phạm Văn Đồng với ông Ngô Đình Nhu không
phải là Maneli mà là Roger Lalouette, đại sứ Pháp ở Sài Gòn. Là một nhà ngoại
giao lão luyện có nhiều hiểu biết về những vấn đề Việt Nam, ông Lalouette, tuy
có vẻ như không nắm trong tay chỉ thị viết tay rõ ràng của Điện Élysée hay của
bộ Ngoại giao, cũng vẫn tự coi là được Paris ủy nhiệm công việc tìm cách móc
nối miền Bắc với miền Nam. Ông Lalouette cũng biết công việc này rất tế nhị, vì
chỉ cần lộ liễu một chút là ông Diệm có thể bị thay thế bằng một chính phủ hoàn
toàn theo đường lối của Mỹ. Ông thấy chỉ có một người có thể tin cậy được là
giáo sư Maneli nên nhờ Maneli làm chuyện này theo một kế hoạch gồm 3 giai đoạn
: Mở cuộc đối thoại giữa Hà Nội và Sài Gòn. Thiết lập trao đổi kinh tế và văn
hóa. Tổ chức những cuộc đàm phán chính trị. Maneli , trước vẫn phục tài ngoại
giao của Lalouette, nay lại thêm bị quyến rũ bởi một kế hoạch quá táo bạo, đã
chấp thuận làm người môi giới.
Ông
đi đi lại lại nhiều lần Hà Nội trong thàng Ba năm 1963. Trong những cuộc tiếp
xúc, Phạm Văn Đồng khẳng định với ông Maneli là chính phủ VNDCCH sẵn sàng mở
những cuộc thương lượng, công khai hay bí mật, bất cứ lúc nào, và tất cả có thể
thương lượng được ” trên nền tảng của độc lập và chủ quyền Việt Nam “.
Theo
lệnh của Hồ Chí Minh và của thủ tướng, bộ trưởng bộ Ngoại giao Xuân Thủy đưa ra
bản liệt kê những đồ vật có thể trao đổi với miền Nam. Để chứng tỏ thiện chí
của mình đối với chính phủ Diệm, Phạm Văn Đồng còn nói sẵn sàng cung cấp cho
miền Nam mà không đòi hỏi một điều kiện chính trị nào, một vài sản phẩm chế
biến công nghiệp, than với giá rẻ hơn giá thị trường quốc tế, để đổi lấy gạo,
thực phẩm và cao su. Hà Nội khi đó bị hạn hán khá nặng và cũng muốn thoát khỏi
sự giúp đỡ, của Tàu, quá bao trùm miền Bắc từ khi Tàu và Nga tuyệt giao.
Maneli,
khá lạc quan, trở về Sài Gòn và quyết định gặp Ngô Đình Nhu. Trước đó từ
1-6-1963, Lalouette đã thường xuyên báo cho tổng thống Diệm những chỉ dẫn mà
Maneli thâu thập được ở miền Bắc. Ngày 2-9-1963, Maneli được ông Nhu tiếp đãi
rất niềm nở. Ông Nhu nói Ba Lan là nước thứ hai sau Pháp được tôn trọng và được
biết đến nhiều nhất ở Việt Nam. Washington khi đó đã quyết định bỏ rơi ông Diệm
vì ông Diệm nhất quyết không rời ông Nhu, và Tình báo Mỹ thâu thập được nhiều
chứng cớ là ông Nhu liên lạc bí mật với phía bên kia.
Cũng
theo ông Maneli, CIA đã tích cực hỗ trợ Phật giáo chống lại ông Diệm trái với ý
của đại sứ Nolting. Ông này bị Cabot Lodge thay thế vì bị coi là thân ông Diệm.
Còn có nguồn tin cho cuộc sát hại ngày 8-5 ở Đài Phát thanh Huế là do đại úy
Scott, một nhân viên của CIA gây ra. Sự kiện hòa thượng Thích Trí Quang, linh
hồn của cuộc nổi loạn Phật giáo chống Diệm, chạy trốn trong một nhà của một nhà
ngoại giao Mỹ rồi sau ẩn trú trong tòa Đại sứ Mỹ, là một thí dụ hiển nhiên có
sự nhúng tay của Mỹ.
Với
thời gian, có nhiều chứng cớ sở dĩ ông Diệm bị sát hại là vì ông chống đối Mỹ
tăng cường sự hiện diện ở Việt Nam để còn duy trì tính chính đáng và sự độc lập
của mình. Ở Hà Nội thì phe Hồ Chí Minh – Phạm Văn Đồng, cũng vì muốn thoát khỏi
khủng hoảng kinh tế và sự lệ thuộc Tàu khi hòa hiếu với miền Nam, nên cũng bị
phe Lê Duẩn – Lê Đức Thọ cho ngồi chơi xơi nước.
Phong Uyên
Phần Phản Hồi:
· Nguyễn Thanh
says:
Câu
chuyện hai ông Diệm và Nhu muốn thương lượng với miền Bắc chỉ là một thế cờ
(dọa Mỹ) tính sai nước cuả ông Nhu (?). Ông Nhu chỉ muốn chứng minh với Hoa Kỳ
rằng nếu bị Hoa Kỳ bỏ rơi ông ta có khả năng thương lượng trực tiếp với Bắc
Việt. Không như ông Nhu tính, đây lại chính là bằng chứng duy nhất để phía Hoa
Kỳ lập luận ông Nhu muốn thay đổi chiến lược chống Cộng của Hoa Kỳ. Người Mỹ đã
phản phé nước cờ một cách tàn nhẫn lấy lý do này. Theo bản tóm lược tháng 9 năm
1963 về Mục tiêu cuả Hoa kỳ trong cuộc chiến tranh Việt Nam của Hội Đồng An
Ninh Quốc Gia Hoa kỳ, nhiệm vụ cuả các nhân viên Hoa Kỳ là phải: ”… Ngụy tạo
những tài liệu liên kết Nhu với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (Hà Nội) làm cho Nhu mất
tín nhiệm với các tướng lãnh…”.(Nguyễn Quang Duy ).
Sau
1/11/1963, Phạm văn Đồng đã giải thích cho Maneli các nguồn tin từ tướng đảo
chánh về các cuộc đàm phán Bắc Nam như sau: ”Đó chỉ là giả dối, phe đảo chánh
thông báo tin này chỉ để giải thích lý do phản lại Diệm”. (Gnoinska K. Magaret,
2005, Poland and Vietnam , 1963: New Evidence on Secret Communist Diplomacy and
the “Maneli Affair”, Working Paper No 45, Cold War International History
Project, Woodrow Wilson International Center for Scholar ). Myeczyslaw Maneli
là giáo sư luật Đại học Varsovie, trưởng phái đoàn Ba Lan trong Ủy hội Quốc tế
Giám sát hiệp định Genève 1954.
Tin
đồn Ngô đình Nhu gặp Phạm Hùng ( CS Bắc Việt) đã được cựu đại sứ William Colby
ghi trong hồi ký của ông. Colby còn cẩn thận ghi thêm “Giai thoại này có thể là
chuyện bịa” (Ở thời điểm này, ông William Colby đang làm vụ trưởng Vụ Viễn Đông
của Cơ Quan Tình Báo Hoa Kỳ (CIA).
Tối
thứ bảy 24-8-1993, phe chủ chiến Hoa kỳ M – W. Averell Harriman, Roger Hilsman,
Ball, Getsinger và V. Forrestal, đã đồng ký một công điện mang số 243 chỉ thị
cho ông Lodge thực hiện cuộc đảo chánh lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm. Công
điện ghi rõ: “Chính phủ Hoa Kỳ không thể để cho Nhu nắm quyền hành trong tay.
Chúng ta sẽ cho Diệm cơ hội để tách rời ra khỏi Nhu và bè đảng của Nhu và thay
vào đó bằng những nhân vật có khả năng trong giới quân nhân và chính trị có thể
tìm được. Tuy nhiên, sau khi dùng mọi nỗ lực mà Diệm vẫn khước từ và đối kháng,
chúng ta sẽ phải đối diện với một khả thể: chính ông Diệm cũng không thể nào
được để tồn tại.” Như vậy việc lật đổ Chính phủ Ngô đình Diệm đã được quyết
định trước ngày Maneli gặp ông Nhu.
(Trong
cuộc tiếp tân chiều ngày 25-8-63 của Quyền Ngọai Trưởng VNCH Trương Công Cừu,
các ông Lalouette, d’Orlandi, Goburdhun and d’Asta đã giới thiệu Maneli với ông
Nhu. Ông Nhu đã vui vẻ ngỏ lời mời Maneli thu xếp gặp riêng. Ngay ngày hôm sau
văn phòng của ông Nhu đã liên lạc và hẹn cuộc gặp vào sáng ngày 2-9-1963.
Chiều
hôm đó – 2/9, ông Nhu đã tiếp Đại sứ Hoa kỳ Lodge, Đại sứ Ý d’Orlandi và Khâm
sứ tòa thánh Vatican d’Asta. Ông Nhu cho biết về cuộc gặp gỡ với Maneli vào ban
sáng. Ông Nhu nói Maneli đã yêu cầu ông chú ý đến tuyên bố của De Gaulle và Hồ
Chí Minh về giải pháp trung lập Việt Nam và tiến hành tổng tuyển cử, rồi hỏi
ông Nhu muốn chuyển lời gì cho Phạm Văn Đồng. Ông Nhu trả lời “Chẳng có gì cả.”
)
Nhà
biên khảo Minh Võ : …những tin đồn về việc Hồ Chí Minh đã gửi thiệp chúc Tết
tới Ngô Đình Diệm và cho mở những tiếp xúc sơ khởi với Ngô Đình Nhu trong ý
hướng tiến tới lập “liên bang Đông Dương”
cho tới nay, không hề có một tài liệu nào ở cả mọi phía cho thấy những tin đồn này là sự thực.
cho tới nay, không hề có một tài liệu nào ở cả mọi phía cho thấy những tin đồn này là sự thực.
· qdnb says:
Đọc
cho vui thôi
Thời kỳ chiến tranh lạnh mọi chuyện trên thế giới do Mỹ-Nga-Trung Cộng giải quyết De Gaulle chẳng có tư cách gì mà xía vô chuyện VN.
Năm 1945 De Gaulle núp sau xe tăng Mỹ về giải phóng quê hương làm lãnh đạo chính phủ lâm thời Pháp tới 1946, năm 1958 trở lại chính trường, chủ trương trung lập hóa miền nam nhưng tiếng nói của Pháp yếu như cơn gió thoảng..
Đ
Thời kỳ chiến tranh lạnh mọi chuyện trên thế giới do Mỹ-Nga-Trung Cộng giải quyết De Gaulle chẳng có tư cách gì mà xía vô chuyện VN.
Năm 1945 De Gaulle núp sau xe tăng Mỹ về giải phóng quê hương làm lãnh đạo chính phủ lâm thời Pháp tới 1946, năm 1958 trở lại chính trường, chủ trương trung lập hóa miền nam nhưng tiếng nói của Pháp yếu như cơn gió thoảng..
Đ
· Minh Đức
says:
Trích:
“Ngày 2-9-1963, Maneli được ông Nhu tiếp đãi rất niềm nở. …. Washington khi
đó đã quyết định bỏ rơi ông Diệm vì ông Diệm nhất quyết không rời ông Nhu”
Bài
viết này thiếu phần nói về tình hình chống Cộng tại miền Nam lúc đó. Vào tháng
9, 1963 thì miền Bắc đã có ba năm đưa vũ khí nặng và người vào miền Nam, tính
từ 1960. Súng đạn đi đường biển, người đi bằng đường mòn Hồ Chí Minh. Trong ba
năm, hàng chục ngàn tấn vũ khí đã được các chiếc tàu từ miền Bắc chở vào miền
Nam. Một mình chiếc tàu bị bắn chìm ở Vũng Rô trung bình mỗi năm đi bốn chuyến,
mỗi chuyến chở hơn 100 tấn. Chỉ một mình chiếc tàu này trong ba năm có thể đã
đưa vào Nam đến hơn ngàn tấn vũ khí. Ngoài ra còn các chiếc tàu khác. Vì thế
tình hình chiến sự sôi động trở lại sau thời kỳ 1959 yên ổn. Cộng sản ngày càng
đánh lớn vì có vũ khí mới và nặng hơn. Trong khi đó, về phần phe quốc gia, số người
bất mãn với chính quyền Ngô Đình Diệm cũng gia tăng. Vì thế chỉ kể ra một
chuyện anh em ông Diệm mật đàm với Hà Nội thì chưa đủ và có thể làm cho người
đọc tưởng là chỉ vì anh em ông Diệm mật đàm với Hà Nội nên bị Mỹ lật đổ. Các
yếu tố khác là Cộng Sản ngày càng gia tăng tấn công, có sự bất mãn trong quân
đội quốc gia và các trí thức miền Nam. Chính sự gia tăng tấn công của CS đã làm
cho người Mỹ lo rằng nếu anh em ông Diệm tiếp tục cầm quyền thì tình hình sẽ tệ
hơn.
Nguồn:
http://www.danchimviet.info/archives/96608/moi-tinh-maneli-hay-ba-moi-maneli/2015/06
No comments:
Post a Comment