Chiến
hữu
“Tôi
nhân danh sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà xin hứa sẽ trở lại với đồng bào.”
Trung
úy Đỗ Lệnh Dũng.
Tưởng
gì chớ sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà, cấp bực làng nhàng, như ông Dũng,
tôi quen cả đống. Bạn cùng khoá độ vài trăm, cùng đơn vị khoảng vài chục, và
cùng trại (tù) chắc... vài ngàn!
Tôi
đã nghe vô số thằng kể lại những giờ phút cuối cùng của đơn vị mình, nhưng chưa
thấy ai bị lâm vào hoàn cảnh bi đát - và giữa lúc thập tử nhất sinh - vẫn
“tuyên bố” một câu (ngon lành) dữ vậy. Cỡ Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu (vào giờ
phút chót) cũng chỉ âm thầm... đào ngũ thôi, chứ chả hề có mở miệng nói năng gì
ráo trọi - với bất cứ ai. Còn Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ thì ồn ào hơn chút
đỉnh, cho nó đã miệng, rồi cũng chuồn êm - không lâu - sau đó.
Trường
hợp của Đỗ Lệnh Dũng thì hơi khác. Cách hành xử của ông cũng khác. Bảnh hơn
thấy rõ. Coi:
Đúng
nửa đêm 24/11/1974, trái đạn 82 ly đầu tiên rót vào trong vòng đai Đồng Xoài.
Với đại pháo và T-54 yểm trợ, hai trung đoàn của Sư Đoàn 7 của Bắc Quân - sử
dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung - đã chiếm được chi khu này, vào rạng sáng
7/12/1974.
Buổi
chiều cùng ngày, trong khi đang cùng những quân nhân còn sống sót tìm cách
thoát khỏi vòng vây, trung úy Đỗ Lệnh Dũng (bỗng) thấy một đoàn người - toàn là
đàn bà và trẻ con nhếch nhác, với tay nải hòm xiểng, lôi thôi, lếch thếch -
nằng nặc đòi đi theo toán quân của ông, để trốn ra khỏi vùng đất (sắp) được...
hoàn toàn giải phóng.
Tháng
6, 1965: Đồng Xoài, Vietnam. Nguồn: AP/Horst Faas
Trước
nguy cơ dân chúng có thể bị thiệt mạng oan uổng trong lúc giao tranh, và để
thuyết phục mọi người nên ở lại nhà cho được an toàn, trung úy Dũng đã dõng dạc
nói với mọi người:
- “Tôi nhân danh sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà xin hứa sẽ trở
lại với đồng bào.”
Và
Đỗ Lệnh Dũng đã trở lại thực, chỉ vài ngày sau, như là một... tù binh! Ngay sau
đó, ông bị đấu tố trước Toà Án Nhân Dân Huyện Đôn Luân (một tên gọi khác, mỹ
miều hơn, của Đồng Xoài) rồi bị đưa từ Nam ra Bắc - theo đường mòn Hồ Chí
Minh - để... học tập cải tạo. Gần muời năm sau, năm 1982, Đỗ Lệnh Dũng
lại được chuyển trại từ Bắc vào Nam (chắc) cho dễ thăm nuôi.
Cuộc
đời rõ ràng (và hoàn toàn) không may của trung úy Đỗ Lệnh Dũng đã được ghi lại
bởi nhà văn Lê Thiệp bằng một cuốn sách, dầy đến bốn trăm trang, lấy tên của
chính ông làm tựa. Tác phẩm này được nhà xuất bản Tiếng Quê Hương viết
lời giới thiệu như sau:
“Đỗ
Lệnh Dũng không chỉ là câu chuyện về chiến tranh, dù nhân vật chính là một
chiến binh mất tích giữa chiến khu D sau một trận đánh dữ dội. Đây là câu
chuyện về những oan khiên khắc nghiệt mà người dân Việt Nam phải trải gần trọn
thế kỷ qua cho đến ngày nay.”
“Nhân
vật chính giã từ cha mẹ khi tròn 18 tuổi và lúc được gặp lại cha mẹ thì đã gần
tới tuổi ngũ tuần. Thời gian xa cách là lửa đạn, là những ngày lê gót trên con
đường mòn vượt rừng núi Trường Sơn từ Nam ra Bắc, là những năm tháng đoạ đầy
tại những trại tù...”
“Dù
chỉ là một góc cạnh giữa muôn ngàn góc cạnh của một thời bão táp, câu chuyện
vẫn là bằng cớ vô giá về thảm trạng con người bị tước đoạt trọn vẹn tuổi trẻ,
tình yêu gia đình và mọi điều kiện an bình của cuộc sống.”
Ảnh:NXB Tiếng Quê Hương
|
Cuốn Đỗ Lệnh Dũng đã được ra mắt tại thành phố San
Jose, California. Hôm đó, tôi được hân hạnh nhìn thấy Trung Úy Dũng và Thiếu
Tá Đặng Vũ Khoái - chỉ huy trưởng Chi Khu Đôn Luân - người mà không mấy ai tin
là còn có thể sống sót, sau khi đơn vị này bị tràn ngập bởi địch
quân.
Thiếu
tá Khoái cho biết nhờ tác phẩm này mà trong thời gian qua, một số những người
lính năm xưa - đang tản mát khắp năm Châu - đã tìm lại được nhau. Và ông nghẹn
ngào khi giới thiệu với mọi người, vài quân nhân khác của đơn vị hiện (cũng)
đang có mặt trong buổi ra mắt sách.
Tôi
ngồi ở cuối hội trường, không nhìn được rõ nét mặt của những nhân vật này
nhưng có thể đoán được rằng mắt họ đều ngấn lệ. Tôi cũng là một cựu chiến binh,
cũng có cái may mắn lớn lao còn sống sót sau cuộc chiến vừa qua, và thoát thân
được đến một nơi an bình nên cảm thông (thấm thía) tình cảm xúc động
này.
Trong
giây phút đó chắc chắn mọi người đều cảm thấy an ủi và ấm lòng, trước cảnh
trùng phùng bất ngờ (và khó ngờ) đến thế. Cái cảm giác sung sướng vì sự may mắn
(hiếm hoi) của mình đã theo tôi suốt cả buổi chiều hôm ấy, và đã cùng với tôi
đi vào giấc ngủ.
Nửa
khuya, tôi thức giấc. Tôi vẫn luôn thức giấc vào giấc đó. Và đó cũng là
lúc mà tôi hay lò dò trở về... chốn cũ! Như một công dân “part-time” của nước
Hoa Kỳ, tôi chưa bao giờ sống hết mình và hết tình nơi quê hương mới. Hơn nửa
đời lưu lạc, tôi vẫn cứ sống mộng mị - theo kiểu “ngày ở / đêm về” - như
thế.
Tôi
thường trở về Đà Lạt. Đây là nơi mà tôi đã lớn lên, và đã ướp đẫm tuổi thơ
(cũng như tuổi trẻ của mình) bằng rất nhiều đặc sản của núi rừng: nuớc hồ Xuân
Hương, sương mù, phấn thông vàng, mùi cỏ khô của Đồi Cù, cùng với hàng trăm
loại hương hoa man dại.
Có
dạo, tôi hay trở về những đồi trà, đồi bắp, đồi khoai mì - bao quanh trại cải
tạo Tân Rai - ở Blao. Tôi cùng lũ bạn tù cứ đi trong nắng sớm, trên những con
đường mịn màng (thơm nồng mùi đất) sau một đêm mưa. Cũng có khi tôi về lại Sài
Gòn, ghé thăm một người bạn đồng đội, chỉ vừa mới biết sơ, qua một bài báo
ngắn - của ký giả Bùi Bảo Trúc:
Thương binh Nguyễn Văn Thìn
Nguồn: OntheNet |
“Sáng
nay mở e-mail ra đọc, tôi nhận được từ một người không hề quen biết, không kèm
theo một giòng chữ nào, bức hình một người đàn ông mà tôi cũng chưa gặp bao
giờ. Hình chụp người đàn ông đang ngồi trên giường có trải chiếu, đằng sau là
bức tường loang lổ, hoen ố những vết đen mốc. Ông có một bộ ria, tóc dầy và
đen, một mắt to, một mắt nhỏ mà tôi nghĩ là bị hư, chỉ còn một con. Ông không
còn chân tay. Hai chân bị cụt trên đầu gối. Và hai tay cụt ở trên khuỷu tay,
gần nách.”
“Trong
hình có ghi tên ông. Ông tên là Thìn, Nguyễn Văn Thìn. Năm sinh được ghi là
1952. Hàng chữ phía dưới cho biết ông là thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Đơn
vị cuối của ông là Trung Đoàn 49, Sư Đoàn 25 Bộ Binh. Cấp bậc của của ông là
Trung Sĩ Nhất. Ông sinh năm 1952, tuổi Thìn nên tên cũng là Thìn. Ông không còn
chân tay. Từ 30 năm nay, ông không có chân, cũng không có tay.” “Ông làm sao
sống nổi qua bằng ấy năm không có hai chân mà cũng không có cả hai tay. Tôi
tưởng tượng, không khó khăn lắm, cũng vẫn thấy ra được những khó khăn của ông.
Trong một chế độ thân thiện với ông, ông cũng đã vô cùng bất hạnh vì thiếu con
mắt, thiếu hai tay, lại thiếu luôn cả hai chân. Huống chi trong một khung cảnh
không thân thiện nếu không muốn nói là thù nghịch, thì ông còn khổ biết là bao
nhiêu nữa. Tôi không dám tưởng tượng thêm ra những chuyện khác trong đời sống
hàng ngày của ông, nếu đó có thể gọi được là một đời sống.”
Người
bạn đồng đội luôn luôn nhìn tôi với đôi mắt u buồn và lắc đầu ra dấu, như có
ý nói là đừng đến thăm nhau nữa: “muộn mất rồi.” Mãi sau này tôi mới biết là...
muộn thật! Trong những trang sổ tay cũ, khi viết về trung sĩ Nguyễn Văn Thìn,
cách đây khá lâu, tôi đã có dịp phổ biến địa chỉ của ông: nhà số 9/8 đường
Bông Sao, phường 5, quận 8, Sài Gòn.
Độ
một tháng sau, có độc giả báo cho tôi biết là họ đã gửi quà về biếu ông
Thìn nhưng không còn... kịp nữa. Ông bạn của tôi đã qua đời, vài tuần, trước
đó!
Có
đêm thì tôi về miền Trung, phần quê hương khốn khó mà trước đây tôi chưa bao
giờ có dịp ghé qua, để thăm một đồng đội khác:
“Tôi
phải vượt đường xa tít tăp từ Huế tìm đến nơi 1 anh Thương Binh mù hai mắt, cụt
2 tay lẫn 2 chân gần Lăng Cô... Tôi nhìn thấy anh Dương Quang Thương nằm xấp
ngay ngạch cửa. Tôi lên tiếng chào, anh bật ngồi dậy hỏi tôi là ai?”
TPB Dương Quang Thương
và tác giả Nguyễn Cảnh Tân. Nguồn: Báo Việt Luận |
“Qua
những phút giây trao đổi, tôi thấy anh khóc, những dòng nước mắt lăn ra từ hai
hố mắt sâu thẳm ấy làm tôi phải khóc theo. Nghe tiếng người lạ, vợ anh từ sau
hè chạy lên trên tay còn cầm nắm rau dền hoang vừa mới ngắt về để lo bữa ăn
chiều, chị chào hỏi tôi rồi rót nước mời tôi uống...”
“Thoạt
đầu tôi chỉ nói tôi là người mang tiền và thuốc tây đến cho anh do bà con từ
bên Úc đóng góp gửi về. Tôi gởi anh 100 đô Úc và 5 hộp thuốc tây. Anh đã rưng
rưng khóc lần nữa và cảm ơn nhiều lắm đến bà con ở Úc và Hội. Sau một hồi tâm
sự anh nhắn gửi lời cảm ơn đến người điều hành Hội mà gia đình anh thường thư
từ qua lại nhiều năm nay. Tôi xúc động quá và cho biết là: Thưa anh chị chính
tôi đây… Nghe đến đó anh quờ quạng hai cái cùi tay còn lại lết thật nhanh về
hướng tôi và ôm lấy tôi mà khóc.”
“
Vợ anh cũng khóc. Tôi cũng khóc. Người chạy xe ôm cũng khóc theo… Sự hy sinh
của anh quá lớn, hai mắt, hai tay và hai chân cho tổ quốc còn cá nhân chị đã hy
sinh cả cuộc đời cho những người mà cả tổ quốc phải tri ân. Chị đã khóc nhiều
lắm vì những khó khăn đè nặng thân phận của người phụ nữ ốm o gầy còm cố vươn
vai suốt hơn ¼ thế kỷ gánh gồng, ẵm bồng tắm rửa, đút ăn và những cơn lũ lụt
khủng khiếp phải cõng chồng chạy tìm sinh lộ… Ra tới đầu ngõ, tôi và anh xe ôm
vẫn còn khóc...” (Nguyễn Cảnh Tân, “Nỗi Sầu Riêng Hay Cái Đau
Chung,” Việt Luận, 27 Oct. 2006).
Những
giọt nuớc mắt của ông Nguyễn Cảnh Tân (2) tuy muộn màng nhưng vẫn hơn
không. Chả hiểu còn có bao nhiêu ông Dương Quang Thương, và bao nhiêu bà
vợ (đã hy sinh cả cuộc đời cho những người mà cả tổ quốc phải tri ân) nhưng
hơn một phần tư thế kỷ qua chưa bao giờ có ai nhớ đến họ - nói chi
đến chuyện khóc thương, dù muộn!
No comments:
Post a Comment