Bệnh bí hiểm
biến thức ăn trong ruột thành rượu
Helen Thomson
Hội chứng 'nhà
máy bia tự động' lần đầu tiên được ghi nhận tại Nhật hồi thập niên 1970
Ban
đầu, Nick Hess không biết chuyện gì đang xảy ra.
“Thật
là kì lạ, tôi chỉ ăn một ít đồ có thành phần carbohydrate cao, và bỗng cảm thấy
đờ đẫn.”
Ông
trở nên khó chịu và nhức đầu một cách khó hiểu.
“Một
năm sau đó, hôm nào tôi cũng nôn khi mới thức dậy,” ông nói.
“Có
lúc triệu chứng này xảy ra trong vài ngày, có lúc thì đột nhiên tôi như người
say rượu.”
Hess
không chạm môi vào bất cứ chất cồn nào, nhưng không phải ai cũng tin lời ông.
Có
lúc bà vợ ông đã lùng sục khắp nhà xem ông có giấu rượu bia đâu đó không.
“Tôi
cứ nghĩ mọi người đang làm khó mình, cho đến khi vợ tôi ghi hình và cho tôi xem
- tôi nhìn như người say xỉn.”
Hess
sau đó nhận ra rằng ông bị “hội chứng nhà máy bia tự động” (ABS), một hội chứng
rất hiếm và gây nhiều tranh cãi, bắt nguồn từ việc có một lượng men tăng quá
ngưỡng trong ruột và do vậy nó biến thành phần carbohydrate từ thức ăn thành
rượu trong máu.
Làm
sao để chung sống với căn bệnh kỳ lạ này? Nếu những người mắc chứng này bị tất
cả mọi người, từ bạn bè đến toà án tưởng nhầm là những kẻ nghiện rượu, thì họ
phải làm gì?
"Tất cả
cùng uống mỗi người một ly rượu... kết quả là Joe có độ cồn cao gấp ba lần so
với người khác" (Thinkstock)
Bằng
chứng về các trường hợp như Hess được ghi nhận từ những năm 1970, khi các nhà
nghiên cứu ở Nhật Bản diễn tả một hội chứng bí ẩn xuất hiện ở các bệnh nhân mắc
bệnh nhiễm trùng men kinh niên.
Trong
một số công trình nghiên cứu khi đó, các nhà khoa học ghi nhận việc các bệnh
nhân có một enzyme gan biến tính, đồng nghĩa với việc họ không thể thải chất
cồn ra khỏi người.
Mỗi
chúng ta đều có một ít chất men trong ruột. Chất men này khi tương tác với
carbohydrate và bột đường trong thức ăn sẽ sản xuất ra một lượng cồn nhỏ.
Trong
trường hợp các bệnh nhân người Nhật, lượng men quá tải do nhiễm trùng, kết hợp
với việc họ ăn nhiều gạo, vốn là chất giàu thành phần carbohydrate, và chất
enzyme biến tính đã khiến cho cơ thể không thải hồi chất cồn đủ nhanh.
Barbara
Cordell, trưởng khoa y tế và chăm sóc sức khoẻ tại Đại học Panola ở Texas, đang
nghiên cứu hội chứng này.
Bà
cùng đồng nghiệp Justin McCarthy là hai người đầu tiên phát hiện ra hội chứng
này tại một người khá mạnh khoẻ ở Hoa Kỳ và kiểm tra hội chứng trong một môi
trường có kiểm soát.
Vào
năm 2005, một trong những người bạn của bà, tạm gọi là Joe, bắt đầu mắc hội
chứng giống với cơn say xỉn.
Ông
cảm thấy chóng mặt, nôn nào và kiệt sức, giống như cảm giác sau một đêm chơi
bời, dù không hề đụng tới một giọt rượu nào.
Vợ
ông bắt đầu ghi chép lại mỗi lần điều này xảy ra. Có lần, Cordell ngồi cạnh bàn
cùng với cặp vợ chồng và con trai của họ nhằm tiến hành một bài thử nghiệm nồng
độ cồn trong hơi thở.
Khi có quá
nhiều chất men trong bụng, bạn sẽ bị những triệu chứng kỳ quặc, khó chịu
(Hình: SPL)
Tất
cả cùng uống một ly rượu và sau đó tiến hành việc kiểm định. Kết quả cho thấy
nồng độ cồn trong hơi thở của Joe cao hơn gấp ba lần so với những người ngồi
cùng bàn.
“Thật
là bí hiểm,” Cordell nói, Tình trạng này bắt đầu trở nên xấu đi và đến năm 2010
thì Joe trải qua 2 đến 3 cơn say như vậy mỗi tuần.
Nhà máy rượu trong bụng
Vào
tháng Giêng năm đó, Joe được đưa vào bệnh viện và được giám sát 24 giờ.
Các
bác sỹ nghi rằng ông là một người nghiện rượu và đã kiểm tra đồ đạc của ông để
xem ông có mang trộm rượu bia vào theo hay không.
Bên
cạnh đó, không có bất cứ ai ngoài các bác sỹ và y tá được phép tiếp cận ông
trong thời gian trong viện.
Ông
được cho thức ăn có thành phần carbohydrate cao trong ngày và sau đó được thử
máu hai tiếng một lần.
Có
lúc nồng độ cồn trong máu của Joe tăng lên đến 120mg/100 ml máu - tương đương
với uống bảy ly whisky.
May
là Joe quen biết một nhà nghiên cứu, người có thể điều tra hội chứng của mình,
thế nhưng Hess lại không được thế.
Hess
đã phải chịu đựng trong nhiều năm và có lúc đã muốn buông xuôi tất cả. Ông đã
đi gặp nhiều bác sỹ và trải qua mọi loại xét nghiệm ruột kết, nội soi và xét
nghiệm gan.
Lúc Nick Hess
mới bị hiện tượng như say rượu, vợ ông cũng không tin là ông bị bệnh (Hình:
Nick Hess)
Rất
may mắn là vợ ông đã tỏ ra vô cùng kiên nhẫn và họ tình cờ tìm thấy những thông
tin mà bà Cordell viết về hội chứng kỳ lạ của Joe trên mạng.
Họ
đã liên lạc với bà Cordell và một bác sỹ khác, Anup Kanodia. Cả hai hiện đang
nghiên cứu hội chứng ABS.
Kanodia
đã phân tích mẫu phân của Hess và thực hiện các cuộc kiểm định giúp làm rõ điều
gì đang xảy ra trong ruột của ông.
“Lượng
men trong ruột ông cao hơn 400% so với bình thường,” Kanodia nói.
“Đây
là lượng men lớn nhất ở một người mà tôi từng chứng kiến trong suốt sự nghiệp
của mình”.
Kể
từ đó, khoảng 50 người đã lên tiếng về việc họ mắc hội chứng tương tự, dù bà
Cordell ước tính số trường hợp mắc bệnh tại Hoa Kỳ có thể cao gấp đôi.
Vấn
đề là không một ai trong số này có enzyme gan biến tính như trong trường hợp
các bệnh nhân ở Nhật. Vậy điều gì đang xảy ra?
Cordell
giải thích một giả thiết mà họ đang nghiên cứu: “Vấn đề này nảy sinh khi chất
men trở nên mất kiểm soát. Vi khuẩn thường giúp giữ chất men ổn định nhưng đôi
khi men lại giành quyền kiểm soát”.
Khi
nhìn vào ruột của những người mắc hội chứng ABS, bạn sẽ luôn nhìn thấy một
lượng men lớn bất thường, mà phổ biến nhất là biến thể men có tên Saccharomyces
cerevisiae, loại được các nhà sản xuất bia gọi là “men ủ bia”.
Bà
nói những người này thường có thể chỉ ra chính xác thời điểm mắc ABS và thường
thì nó trùng với việc sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài.
Nhiều
khả năng thuốc kháng sinh đã huỷ diệt vi khuẩn trong ruột của những người này
trong một thời gian dài, khiến chất men phát triển quá mức.
Tuy
nhiên, Cordell cho biết hiện bà vẫn chưa rõ vì sao vấn đề này không xảy ra một
cách phổ biến hơn ở những người uống thuốc kháng sinh trong một thời gian dài.
Bác
sỹ pháp y chuyên về chất độc, ông Wayne Jones, thì không hoàn toàn đồng ý với
giả thiết của nhóm bà Cordell.
Ông
cho rằng bất cứ chất cồn nào ruột chúng ta sản xuất ra từ carbohydrate cũng
phải đi qua gan trước khi hoà vào huyết mạch.
Ở
trong gan, chúng ta có các enzyme xử lý chất cồn để hầu hết chất này bị loại ra
khỏi máu.
Tòa án cần phán
xét ra sao trong trường hợp người phạm tội mắc hội chứng 'nhà máy bia tự
động'? (Hình: Thinkstock)
Chính
vì quá trình này, Jones vẫn chưa hoàn toàn tin rằng người ta có thể tự sản xuất
ra đủ chất cồn trong máu chỉ vì bị rối loạn men ruột, ngoại từ một số trường
hợp bất thường ở Nhật Bản.
Ông
đã thể hiện quan điểm của mình tại toà án với tư cách chuyên gia trong nhóm bào
chữa cho bên bị hại. Luật sư bào chữa cho một người bị cáo buộc lái xe trong
lúc say xỉn nói thân chủ của mình mắc hội chứng ABS.
“Trong
những năm qua, nhiều người nói lượng cồn trong máu của họ không phải là do bia
rượu mà do cơ thể tự sản sinh ra,” ông nói.
Vài
năm trước ở Thuỵ Điển, toà sơ thẩm đã chấp nhận lời khai như vậy từ một bị cáo.
Tuy
nhiên, phía công tố kháng cáo và Jones đã được yêu cầu tham gia để đưa ra bằng
chứng.
Tài
xế này sau đó bị buộc tội lái xe trong lúc say xỉn.
Bản
thân Hess cũng đang tìm cách kháng cáo tội lái xe trong lúc say xỉn mà ông bị
cáo buộc tại Hawaii. Hess đã khai nguyên nhân là do hội chứng ABS.
Tôi
đã đưa cho Jones xem báo cáo mới nhất của Cordell về thời gian điều trị tại
bệnh viện của người bạn của bà, Joe.
Ông
nói ông muốn có thêm thông tin về phương pháp mà các bác sỹ đã sử dụng để đo
nồng độ cồn trong máu bệnh nhân, cũng như lượng carbohydrate mà bệnh nhân được
cho ăn.
Ông
cũng muốn nghiên cứu thời gian rượu được sản xuất ra từ trong ruột trong hội
chứng này.
“Tôi
không nói nghiên cứu của Cordell là sai, nhưng tôi muốn xem thêm các thông tin
chi tiết trước khi chấp nhận đây là sự thật,” ông nói.
Cordell
thừa nhận cần có thêm nhiều nghiên cứu được thực hiện. Bà muốn có các cuộc
nghiên cứu về gen cũng như quy trình trao đổi chất trong cơ thể các bệnh nhân.
“Tôi
muốn rằng các bác sỹ có cách nhìn cởi mở hơn nếu có bệnh nhân mắc hội chứng này
tìm đến họ”, bà nói.
Đối
với Hess và Joe, thức ăn ít carbohydrate, đường và thuốc chống nấm đã giúp họ
làm dịu hội chứng ABS.
“Tôi
vẫn bị say khoảng hai lần một tháng,” Hess nói. “Thế nhưng bệnh của tôi không
còn tệ như trước đây nữa. Tôi phải cảm ơn vợ mình. Bà ấy đã không ngừng tìm
kiếm câu trả lời, ngay cả khi tôi đã sẵn sàng bỏ cuộc. Tôi rất biết ơn bà.”
Nguồn:
www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/06/150618_the-man-who-gets-drunk-on-chips_vert_fut
No comments:
Post a Comment