Hỏi
đáp Y học: Chữa bệnh bằng trích huyết
Chữa bệnh bằng trích huyết
( Bloodletting, phlebotomy).
( Bloodletting, phlebotomy).
Trước khi nền y khoa tây phương phát
triển theo cơ sở khoa học như hiện nay, các bác sĩ châu Âu và Châu Mỹ thực hành
một loại y khoa khá thô sơ, với hai thủ thuật chính là trích huyết và bơm thuốc
vào hậu môn để súc ruột già. Cơ sở lý luận là bệnh được giải thích bằng sư bất
quân bình của các thể dịch ("humors"). Cắt cho máu chảy ra bớt được
xem như giải toả bớt sự bất quân bình đó.
Còn được nhắc đến nhiều là trường
hợp chữa bệnh của Tổng thống Mỹ George Washington vào cuối thế kỷ thứ 18. Năm
1799, ông bị bệnh sưng họng thông thường và yêu cầu được chữa bằng trích huyết.
Trong vòng 10 tiếng đồng hồ, người ta trích huyết trên 3,5 lít máu, trong số
lượng máu toàn thân là 5 lít, làm vị tổng thống Mỹ đầu tiên chết có lẽ không
phải vì họng sưng mà vì áp huyết quá thấp và bị shock theo như quan điểm hiện
nay.
Hiện nay một số y khoa cổ truyền vẫn
dùng phương pháp trích huyết để chữa bệnh. Riêng về tây y, với kiến thức y khoa
căn cứ trên kiến thức khoa học hiện đại, trích huyết có thể có ích:
1) Trong quá khứ,
với những trường hợp huyết áp cao mà thời đó người ta chưa hiểu. Trong những
trường hợp này lấy máu làm cho lượng máu trong các huyết quản giảm đi và do đó
hạ áp suất quá cao trong huyết quản (mạch máu, to decrease intravascular blood
volume).
2) Bệnh
polycythemia vera (poly=nhiều, cyto=tế bào, hemia=máu, vera=thật, chân chính):
người bệnh có quá nhiều hồng cầu do tủy xương (bone marrow) sản xuất hồng cầu
mới nhiều quá. Lý do là người bệnh mang một gen bất bình thường, thừa hưởng từ
cha mẹ mình, nên tủy xương không bị kiềm chế đúng mức lúc tạo máu.
Người bị polycythemia cần được rút
máu (phlebotomy) đều đặn để máu không đặc quá, tuy có những thuốc có thể dùng để
kiềm chế tuỷ xương.
Máu đậm đặc quá (blood
hyperviscosity) làm cho máu khó lưu thông, dễ bị đông, làm nghẽn các mạch máu,
gây đau tim (heart attack), tai biến mạch máu não; tương tự như nếu có quá
nhiều thuyền chạy trên sông thì sông sẽ bị tắc nghẽn.
3) Những người vì
lý do nào đó có quá nhiều chất sắt (iron, fer, Fe) trong cơ thể mình, làm hại
các bộ phận như gan, tim. Chúng ta sẽ bàn chi tiết sau đây:
Trong cơ thể, chất sắt phần lớn nằm
trong huyết sắc tố (hemoglobin) của các hồng cầu (red blood cells). Lúc hồng
cầu chết đi, chất sắt này được dự trữ trong các tế bào khác dưới dạng ferritin.
Nếu quá nhiều chất sắt, sắt dưới dạng hemosiderin (hemo=máu, siderin=sắt) sẽ
đọng lại ở các bộ phận và gây hư hại. Trong hemochromatosis (hemo=máu, chrom =
sắc tố, osis= quá nhiều) là một bệnh gây ra do chất sắt (Fe, iron) lắng đọng
trong các bộ phận của cơ thể: ở gan làm xơ gan, ở tuỵ tạng (pancreas) làm phá
huỷ các tế bào đảo (beta islet cells) gây ra bệnh tiểu đường, ở các khớp làm
đau khớp (các tinh thể calcium pyrophosphate), ở da làm da xám nâu, ở các bắp
cơ như trong cơ tim làm bệnh tim.
Nguyên nhân:
a) Hemochromatosis
có thể do di truyền (hereditary hemochromatosis).
Một đột biến trong di thể HFE
(autosomal recessive gene, chromosome 6) hoặc tương tự làm chất sắt ứ đọng
trong cơ thể. Bình thường, một người lớn có chừng 2-6 gram sắt trong cơ thể,
trong gan được dự trữ chừng 0.5 gram sắt. Ruột chỉ hấp thụ một lượng sắt đủ để
thay thế lượng sắt mất đi. Trong bệnh hemochromatosis di truyền, sự hấp thụ sắt
từ thức ăn qua ruột không được kiềm chế đúng mức, và mỗi năm lượng sắt dự trữ
tăng quá nhiều, lên 1 gram/năm, làm cơ thể có thể chứa đến 50 gram sắt, với 1/3
(chừng 17 gram nằm trong gan).
Xảy ra nhiều nhất ở người da trắng
(gốc bắc Âu, hay các đảo Anh quốc, Ireland). Đàn ông tỷ lệ có triệu chứng cao
hơn đàn bà 24 lần.
b) Cơ thể có quá
nhiều chất sắt (iron overload) còn có thể xảy ra trong những trường hợp sau
đây:
● Những người bị
bệnh huyết tán (hemolysis, vd beta thalassemia, sickle cell anemia), trong đó
các tế bào máu bị vỡ thường xuyên, thải ra nhiều chất sắt từ huyết sắc tố
(hemoglobin) bị huỷ hoại.
● Những người phải truyền máu thường xuyên, lúc hồng cầu (red blood cells) chết đi sẽ thải thêm một số lượng chất sắt vào cơ thể.
● Một số người bị chảy máu trong phổi (hội chứng Goodpasture) bị sắt ứ trong phổi (pulmonary hemosiderosis).
● Những người lọc máu thận nhân tạo (dialysis).
● Những người phải truyền máu thường xuyên, lúc hồng cầu (red blood cells) chết đi sẽ thải thêm một số lượng chất sắt vào cơ thể.
● Một số người bị chảy máu trong phổi (hội chứng Goodpasture) bị sắt ứ trong phổi (pulmonary hemosiderosis).
● Những người lọc máu thận nhân tạo (dialysis).
Người ta chữa bệnh các trường hợp
này bằng cách lấy máu chừng 300-500 cc, lúc đầu hàng tuần, sau đó cách xa hàng
tháng hay 3 tháng một lần khi mức ferritin trong máu đã giảm xuống bình thường.
Khuyến khích cho (hiến) máu. Trong một số trường hợp, người dùng chất chelating
agent là deferoxamine để giúp cơ thể thải bớt chất sắt vào nước tiểu. Thuốc kết
hợp với chất sắt trong máu, và sắt được thải ra nước tiểu, làm nước tiểu màu
đỏ.
Những nhận xét trên đây chỉ có tính
cách thông tin để chúng ta cùng học hỏi. Xin đừng dùng để định bệnh và xâm phạm
đời tư người khác.
Chúc quý thính giả may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
No comments:
Post a Comment