Tháng Tư Nhớ Nguyên Sa, chuyện trò cùng ‘Nga buồn như con chó ốm’
Vũ Đình Trọng/Người Việt
https://www.nguoi-viet.com/tin-chinh/thang-tu-nho-nguyen-sa-chuyen-tro-cung-nga-buon-nhu-con-cho-om/
WESTMINSTER (NV) – Mười chín năm qua, từ ngày nhà thơ
Nguyên Sa qua đời (18 Tháng Tư 1998), những đóa cúc vàng trên mộ ông trong
nghĩa trang ở thành phố Westminster vẫn vàng rực, nhờ sự chăm sóc ân cần từ
người vợ thủy chung.
Vợ nhà thơ Nguyên Sa,
bà Trịnh Thúy Nga, người đi vào cõi thơ Nguyên Sa với những câu mở đầu “tếu
táo”: “Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm/Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
/Ðôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình /Ðể anh giận sao chả là nước biển!…”
Trên đời, chắc chỉ có
mình ông, nhà thơ Nguyên Sa, viết thư thông báo đám cưới của mình bằng thơ.
Cũng chẳng có ai đặt tựa cho bài thơ báo hỷ “cộc lốc” như ông – chỉ vỏn vẹn một
chữ “Nga,” tên người con gái ông lấy làm vợ.
Thế mà người ta nhớ!
Có ai mà không nhớ thơ tình Nguyên Sa!
Và bà Nguyên Sa-Trịnh
Thúy Nga, luôn nhớ một câu chuyện chẳng thể nào cũ.
Tháng Giêng Mai Thảo đã qua
Tháng Tư chợt nhớ Nguyên Sa, lại buồn.
(Thơ Ngọc Hoài Phương)
Tháng Tư chợt nhớ Nguyên Sa, lại buồn.
(Thơ Ngọc Hoài Phương)
“Năm 1952, sau khi hồi
cư về Hà Nội, tôi được gia đình cho sang Pháp du học cùng với người anh họ. Ông
Lan (tên nhà thơ Nguyên Sa: Trần Bích Lan) qua trước hai năm. Ông thân sinh của
ông ấy buôn bán lớn, sợ Việt Cộng làm phiền nên cho ba người con lớn sang
Pháp du học. Tôi quen em gái ông ấy ở Paris, tình cờ đến nhà chơi nên quen
ông.”
Quen nhau Tháng Mười
Hai năm 1952, đến mùa Hè năm 1953, ông làm bài thơ tỏ tình tặng bà. Cho đến
giờ, chưa ai biết nội dung bài thơ đó như thế nào, vì bà muốn giữ kín, cho
riêng bà. Chỉ biết rằng, trái tim của cô nữ sinh tên Nga từ đó có một hình
bóng, mà cô luôn trân trọng nhớ về, từ mùa Hè năm đó.
Bà hồi tưởng lại: “Hồi
đó tôi còn trẻ, cũng chẳng suy nghĩ gì cả, chỉ lo học thi đậu xong rồi về. Phải
lo học xong cho sớm chứ đời sống bên Pháp đắt đỏ lắm. Cũng trong năm 1953, cụ
thân sinh ông Lan mất ở Hà Nội, ông ấy phải ngưng học, về nước để giúp đỡ gia
đình. Lúc đó chúng tôi yêu nhau rồi, ông ấy cũng muốn dỗ dành tôi về Việt Nam
chung, nhưng tôi còn ham học cao lên. Tuổi trẻ mà, ai cũng có giấc mơ lớn, và
tôi cũng muốn thực hiện ước mơ của mình.”
Cuộc chia tay này là
nguyên nhân bài thơ “Paris có gì lạ không em?” ra đời trong nỗi nhớ khắc khoải
của ông.
“Paris có gì lạ không
em?
Mai anh về em có còn ngoan
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
Em có tìm anh trong cánh chim
…
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về mắt vẫn lánh đen
Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen?…”
Mai anh về em có còn ngoan
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
Em có tìm anh trong cánh chim
…
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về mắt vẫn lánh đen
Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen?…”
Câu hỏi cuối ông gởi
lại bà trong sự chờ đợi, thay cho câu hỏi “Em có bằng lòng làm vợ anh không?”
Để rồi hai năm sau gặp lại nhau ở Paris, khi bà khẽ gật đầu ưng thuận “làm lá
sen” suốt đời cho ông, thì ông mới viết bài thơ đính hôn thay cho thiệp báo hỷ gởi
cho gia đình, bằng hữu, trong niềm vui sướng tột độ.
“Chúng mình lấy nhau
Cần gì phải ai hỏi…
Cả anh cũng không cần phải hỏi anh
‘Có bằng lòng lấy em?…’
Vì anh đã trả lời anh
Cũng như em trả lời em
Và cũng nghẹn ngào nước mắt!…”
(Nga – Nguyên Sa)
Cần gì phải ai hỏi…
Cả anh cũng không cần phải hỏi anh
‘Có bằng lòng lấy em?…’
Vì anh đã trả lời anh
Cũng như em trả lời em
Và cũng nghẹn ngào nước mắt!…”
(Nga – Nguyên Sa)
Bà Nga nhớ lại: “Sinh
viên tụi tôi ở lại Pháp sau Hiệp Định Genève chia đôi đất nước, gia đình lo tản
cư vào Nam nên đâu có gởi tiền qua được. Chúng tôi ra Tòa Đốc Lý Paris ký giấy
hôn thú, bạn bè theo đông lắm. Xong kéo nhau ra quán cà phê đối diện uống cà phê,
ăn bánh. Bạn bè chung tiền trả tiền cho cô dâu, chú rể. Thế thôi.”
Đám cưới sinh viên
Việt Nam nghèo ở kinh đô ánh sáng diễn ra như thế. Chú rể chẳng mặc lễ phục, cô
dâu không có áo cưới, mà ngay cả nhẫn cưới họ cũng chẳng mua được. Nhưng có sao
đâu, vì ông trao cho bà những thứ quý hơn nhẫn cưới.
“Người ta làm thế nào
cấm được chúng mình yêu nhau
Nếu anh không có tiền mua nhẫn đeo tay
Anh sẽ hôn đền em
Và anh bảo em soi gương
Nhìn vết môi anh trên má
Môi anh tròn lắm cơ
Tròn hơn cả chữ O
Tròn hơn cả chiếc nhẫnTròn hơn cả hai chiếc
nhẫn đeo tay!…”
(Nga – Nguyên Sa)
Nếu anh không có tiền mua nhẫn đeo tay
Anh sẽ hôn đền em
Và anh bảo em soi gương
Nhìn vết môi anh trên má
Môi anh tròn lắm cơ
Tròn hơn cả chữ O
Tròn hơn cả chiếc nhẫnTròn hơn cả hai chiếc
nhẫn đeo tay!…”
(Nga – Nguyên Sa)
***
Mười chín năm ông ra
đi, chữ O tròn trên má vẫn chẳng phai nhòa, vì với bà, ông chẳng bao giờ đi xa
cả, mà chỉ chuyển chỗ từ ngôi nhà ở thành phố Irvine đến nơi đầy nắng và gió ở
thành phố Westminster.
“Đối với tôi thì lúc
nào ông cũng quanh quẩn đâu đây, trong cái nhà này. Tôi ở trong nhà, hay đi bất
cứ con đường nào, đều thấy hình bóng ông ở bên cạnh tôi hết.” Bà Nga nói.
Nhà thơ Ngọc Hoài
Phương cho biết, lúc sinh thời Nguyên Sa rất thích hoa cúc vàng – như câu thơ
trong bài “Áo lụa Hà Đông” của ông: Áo nàng vàng, anh về yêu hoa cúc – nên bà
Nga chỉ mang hoa cúc ra mộ ông thôi. “Nếu để ý sẽ thấy, hoa cúc vàng trên mộ
nhà thơ Nguyên Sa không bao giờ tàn hay héo cả vì được bà Nga chăm sóc rất kỹ.
Hoa sắp héo sẽ được bà thay bằng hoa mới.” Nhà thơ Ngọc Hoài Phương cho biết.
Hôm gặp bà ở mộ ông,
bà cho hay: “Ông ấy không bao giờ nghĩ đến cái chết, hay mình được chôn cất ở
đâu cả. Khi ông ấy mất, tôi ra đây xem rồi chọn cho ông chỗ này. Nó gần hồ
nước, lại dưới một bóng cây. Lúc trước trông vắng vẻ, giờ trông ấm cúng vì
chung quanh ông có rất nhiều bạn bè.”
“Hồi nhà tôi mới mất,
ngày nào tôi cũng ra đây, sửa bông, cắt cỏ. Giờ thì lớn tuổi rồi, thì một tuần
tôi ra thăm ông ấy 2 lần. Nhiều khi bực mình với ông ấy cũng ra đây nói cho ông
ấy biết.”
“Hồi ông Lan còn sống,
tôi rất ít tiếp xúc với bạn ông ấy lắm, nhưng từ hồi ông ra đây, tôi được gặp
nhiều người thăm ông, an ủi nâng đỡ tôi. Tôi nhớ ông Đỗ Ngọc Yến (nhà báo, sáng
lập nhật báo Người Việt), hồi đó, cứ có ai từ xa đến Little Saigon, muốn gặp
tôi thì ông ấy cứ nói cứ ra thăm mộ Nguyên Sa thì gặp bà Nga. Cho nên ở đây tôi
được gặp nhiều người lắm, kể cả bạn cũ ở Việt Nam sang chơi. Cuối năm còn có
người hẹn tôi ra đây cho cá kho, dưa chua nữa.”
Điều trùng hợp là sự
lựa chọn nơi yên nghỉ cho ông, lại chính là nơi ông từng mơ ước được về qua câu
thơ của ông, được bà khắc trên mộ.
“Nằm chơi ở góc rừng
này
Chưa thiên thu cũng đã đầy cỏ hoang
Xin em một sợi tóc vàng
Làm hoa khởi sự cho ngàn kiếp sau
Biết đâu thảo mộc bớt đau
Biết đâu có bản kinh cầu dâng lên?”
Chưa thiên thu cũng đã đầy cỏ hoang
Xin em một sợi tóc vàng
Làm hoa khởi sự cho ngàn kiếp sau
Biết đâu thảo mộc bớt đau
Biết đâu có bản kinh cầu dâng lên?”
Và trong bài Tân Ước
trong tập thơ cuối cùng, hình như lời “năn nỉ” của ông cũng được bà chiều theo.
“…Anh vẫn nhận ra em,
em khác biệt mà vẫn đồng nhất, giấc mơ gián đoạn bao nhiêu, em vẫn trở lại,
giấc mơ phi lý, em khắng khít bằng những liên tục vuốt ve, liên tục hiền dịu,
liên tục chăm sóc. Em liên tục không gian em, liên tục luận lý em. Tân ước nói
có thế giới ở ngoài thế giới, khác biệt và bao trùm thế giới. Em có phải là
giấc mơ ở trong giấc mơ và phủ kín giấc mơ?”
Chẳng biết như thế
nào, nhưng trong thế giới thật này, “Nga buồn như con chó ốm” tiếp tục dùng đôi
tay “làm lá sen” phủ kín “hương cốm” Nguyên Sa cho đến tận cùng.
Click>> Video:Thơ
Nguyên Sa Phổ Nhạc và Diễn Ngâm
No comments:
Post a Comment