Vũ Linh: Tin Vắn Trong Tuần (August 8, 2020)
CẬP NHẬT THỐNG KÊ CORONA VIRUS
Ø Cali đã vọt lên hàng đầu về số ca nhiễm dịch
trên toàn quốc với gần 550.000 người bị nhiễm và hơn 10.000 người
chết, trong khi Florida và Texas cũng nhẩy lên hạng nhì và ba về số người
nhiễm. New York tuột xuống hạng tư về số người bị nhiễm, tuy nhiên vẫn giữ giải
quán quân với gần 33.000 người chết, hơn gấp ba lần Cali, và bốn lần
Florida và Texas.
Ø Bác sĩ giám đốc y tế thành phố New York, bà
Oxiris Barbot, đã từ chức và công bố một bức thư mạnh mẽ tố cáo thị trưởng Bill
de Blasio đã sai lầm lớn về đủ chuyện trong việc đối phó với dịch coronavirus.
Tiểu bang New York là một trong những ổ dịch
lớn nhất Mỹ. Hầu hết những ca dịch và chết đều nằm trong vùng thành phố New
York, lan qua các vùng ngoại ô lân cận trong các tiểu bang New Jersey và
Connecticut khiến hai tiểu bang này cũng có những số nhiễm và chết kỷ lục.
TT TRUMP NÓI LÁO?
HAY CNN NÓI LÁO?
1) TT Trump tuần qua tuyên bố “chúng ta đã kiểm
soát được dịch”. CNN tố TT Trump nói láo khi số người chết vẫn tăng.
Sự thật: TT Trump chưa bao giờ nói số người chết đã
giảm. Ông chỉ nói đã kiểm soát được, dựa trên sự kiện số người nhiễm và chết đã
tăng chậm lại hẳn trong mấy tuần qua.
[Hai ngày
sau câu tuyên bố của TT Trump, thống đốc New York Andrew Cuomo cũng tuyên bố y
chang “coronavirus is now under control” và cho phép tất cả các trường học mở
cửa lại, CNN không tố ông Cuomo nói láo dĩ nhiên vì ông ta là anh ruột của nhà
báo số 1 của CNN, Chris Cuomo.]
2) TT Trump tuyên bố “chúng ta khá hơn các nước
khác”. CNN tố TT Trump nói láo khi con số chết ở Mỹ cao nhất thế giới.
Sự thật: TT Trump nói về tỷ lệ, CNN phản bác bằng
con số tuyệt đối. Chỉ cần nhìn vào bảng thống kê dưới đây thì biết chuyện ‘ông
nói gà, bà nói vịt’, phơi bày tính gian trá, cố tình xuyên tạc của CNN.
Thống kê ngày 4/8/2020
Thêm thống kê của New York / New Jersey / Cali (DC), và Florida / Texas (CH)
để quý vị thấy thống kê của những tiểu bang
bị nặng nhất
TIN TRANH CỬ
Ø Dời
Ngày Bầu Cử
TTDC và truyền thông thông ngôn tuần qua đã
nhẩy tưng tưng lên tố cáo TT Trump vi phạm Hiến Pháp, làm chuyện ‘vô đạo’, tìm
cách ngồi lỳ trong Tòa Bạch Ốc,… khi đề nghị/quyết định hoãn cuộc bầu cử lại.
Câu chuyện một lần nữa, phản ảnh tính chống
Trump đến mức cuồng dại, chỉ lo xuyên tạc để chửi. Đây là nguyên văn câu tuýt
của TT Trump:
“With Universal Mail-In
Voting (not Absentee Voting, which is good), 2020 will be the most INACCURATE
& FRAUDULENT Election in history,” Trump tweeted Thursday. “It will be a
great embarrassment to the USA. Delay the Election until people can
properly, securely and safely vote???”
Diễn giải cho chính xác, TT Trump nghi ngờ
việc bầu bán qua thư bưu điện, có thể bị gian lận và sẽ là một bối rối lớn cho
cả nước. Và ông đặt câu hỏi về việc hoãn bầu cử như một giải pháp. Xin
nhắc lại ‘đặt câu hỏi’, với 3 dấu hỏi liên tục. Chứ KHÔNG phải là đề nghị hay quyết định gì
hết.
Một ngày hôm sau, để tránh hiểu lầm, ông tuýt
“Do I want to see a date changed, no. But
I don’t want to see a crooked election”.
Dĩ nhiên, TTDC và truyền thông tỵ nạn không
đăng câu tuýt này. Thông tin phe đảng một chiều là vậy.
Ø Bầu Bằng Thư
Việc bầu bán bằng thư đang trở thành đề tài
tranh cãi lớn. Phe DC cổ võ vì giúp nhiều người được tham gia, tránh ra phòng
phiếu sợ bị nhiễm; trong khi phe CH chống vì cách bầu vẫn rất luộm thuộm, nhiều
khó khăn và rất dễ gian lận.
Có người biện giải từ xưa đến nay đã có bầu
bằng thư rồi, đâu có vấn đề gì đâu. Đúng ra, từ xưa đến giờ có bầu bằng thư
trong trường hợp đặc miễn qua hình thức gọi là ‘absentee voting’, là điều TT
Trump đã tuýt rõ ràng là “good” như ghi nhận trong câu tuýt trên. Cả
nước có đâu 20 triệu phiếu qua thư. Điều ông chống là
cả 200 triệu
dân ngồi nhà, bầu bằng thư, khác rất rất xa.
Một điều mà TTDC không bao giờ nhắc: Hiến
Pháp quy định cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong ĐÚNG MỘT NGÀY, thứ ba đầu tiên của
tháng 11, ngoại
trừ trường hợp đặc miễn cho những người bệnh, hay đi công tác xa nhà, hay có lý
do chính đáng nào đó, có thể bầu qua cách absentee vote, với điều kiện khắt khe
và phải nộp đơn xin có khi cả hai tuần trước với lý do phải được ghi rõ, và
phiếu bầu phải được nhận đúng ngày bầu hay trong vòng vài ngày sau ngày bầu,
tùy luật của từng tiểu bang (như Cali nhận trong 3 ngày,
Arizona nhận tới 7 giờ tối ngày bầu cử,…).
Bây giờ, cả nước bầu qua thư bưu điện thì sẽ
KHÔNG thể nào bầu trong một ngày được nữa, sẽ phải bầu cả tuần là ít, khi nhiều
vùng thôn quê -là đất của Trump- không phải chỗ nào cũng có bưu điện, có khi cả
tuần mới nhận thư hay gửi thư được một lần. Ngoài ra, việc đếm và kiểm mấy trăm
triệu phiếu sẽ phải mất cả tháng nữa, tức là cuộc bầu sẽ là trên dưới cả tháng
chứ không phải một ngày như Hiến Pháp quy định nữa. Muốn thay đổi thì phải có
tu chánh Hiến Pháp, phải được quốc hội liên bang, các tiểu bang chấp nhận và
tổng thống ký, mất cả nửa năm là ít nếu có sự đồng thuận.
Kinh nghiệm New York mới đây cho thấy chỉ có
bầu sơ bộ trong nội bộ đảng DC với vài trăm ngàn người bầu bằng thư, mà mãi ba
tuần sau mới có kết quả. Trong cuộc bầu sơ bộ này, có 85.000 phiếu
bầu bằng thư, sau khi kiểm chứng, 13.500 (16%) đã bị loại vì rất nhiều lý do, phần lớn
là nhận quá trễ sau hạn cuối. Trong các cuộc bầu tổng thống, cách biệt thắng
thua chỉ trong vòng 2%-3% tối đa (bà Hillary hơn ông Trump 3 triệu
phiếu hay 1%), bây giờ mà số phiếu bất hợp lệ lên tới hơn 15% thì
coi như kết quả công bố sẽ không thể nào chính xác được.
Tưởng tượng với cả trăm triệu dân Mỹ thì mấy
tháng mới có kết quả và bao nhiêu triệu phiếu sẽ bị loại? Trong khi theo quy
định của Hiến Pháp, cử tri đoàn phải chính thức bầu tổng thống đầu tháng Chạp
và tân tổng thống phải được tuyên thệ cuối tháng Giêng. Làm sao thực hiện kịp?
Phe DC âm thầm hy vọng việc đếm phiếu bầu Hạ
Viện không bị chậm trễ, đảng DC giữ được đa số, trong khi việc bầu tổng thống
bị chậm trễ kéo dài, nếu cần, qua cả trăm vụ kiện cáo khắp nơi do phe DC chủ
động, thì bà Pelosi sẽ được làm quyền tổng thống!
Tin giờ chót, dân biểu DC Jim Clayburn đã đưa
ra đề nghị Hạ Viện tu chánh Hiến Pháp, cho phép bầu cử trong một tuần, không kể
thời gian kiểm phiếu và đúc kết kết quả. Một đề nghị bá láp nặng phần trình
diễn vì chắc chắn 100% phe đa số CH tại Thượng Viện sẽ bác bỏ,
và TT Trump sẽ bác bỏ luôn, không bao giờ chịu ký. Mà cho dù Thượng Viện và TT
Trump chấp nhận, cũng không kịp để tất cả 50 tiểu bang biểu quyết về tu chánh Hiến
Pháp liên bang.
Ø Thăm
Dò
Tuần qua, đã có hai thăm dò cho thấy hậu
thuẫn của TT Trump tăng mạnh, lật đổ ưu thế của cụ Biden luôn.
- Thăm dò của Democracy Institute cho thấy TT
Trump dẫn trước cụ Biden 48%-46%. Cử tri da trắng hậu thuẫn TT Trump 53%-46%. Điều
gây ngạc nhiên là đã có tới 20% cử tri da đen ủng hộ TT Trump trong khi ông
chỉ được có 8% trong cuộc bầu năm 2016. TT Trump cũng dẫn trước cụ Biden 48%-43% trong 6 tiểu
bang xôi đậu quan trọng nhất (Florida, Iowa,
Michigan, Minnesota, Pennsylvania và Wisconsin). Điểm quan trọng nhất là đã có tới 71% cử
tri của TT Trump hăng hái chờ ngày đi bầu cho ông ta, trong khi chỉ có 41% cử
tri của cụ Biden hăng hái muốn bầu cho cụ. Việc cử tri hăng hái hay không là
yếu tố then chốt nhất quyết định kết quả các cuộc bầu.
- Theo Democracy Institute, có hai lý do hậu thuẫn của TT Trump tăng
mạnh: thứ nhất thiên hạ có vẻ chán chuyện COVID, bớt sợ và bây giờ lo nghĩ lại
chuyện kinh tế đường dài, mà theo Democracy Institute, TT Trump dẫn trước cụ
Biden khá xa về khả năng quản trị kinh tế 57%-43%; thứ nhì là thiên hạ lo về bệnh đãng
trí của cụ Biden, với 58% cử tri nghĩ cụ Biden đã vướng mắc vào
một hình thức nào đó của bệnh đãng trí -dementia.
Ø Tranh Luận
Báo phe ta New York Times vừa có bài bình
luận lạ: đề nghị hủy bỏ tất cả các cuộc tranh luận trên TV giữa TT Trump và cụ
Biden. Lý
do theo NYT là vì những cuộc tranh luận này hoàn toàn vô ích. Theo NYT, người
dân cần một tổng thống có khả năng lãnh đạo, thông minh, biết suy nghĩ chín
chắn, hiểu biết và có lòng nhân từ, là những điều tranh luận không giúp cho
người dân biết được.
Như một tình cờ, anh Joe Lockhart, cựu phát
ngôn viên của TT Clinton, cũng viết bài đề nghị hủy bỏ tất cả các tranh luận vì
lý do hơi khác là TT Trump ‘chuyên nói láo’, tranh luận là cho TT Trump dịp nói
láo lừa thiên hạ. Như thể cả nước đều ngu hết, cứ nghe Trump nói sao là tin
vậy.
Hiển nhiên, những lý do nêu trên chỉ là tào
lao, và lý do thật sự là phe ta đang toát mồ hôi, sợ cụ Biden lên TV tranh luận
sẽ nói hớ nặng là tiêu tùng.
Một lý do quan trọng hơn nữa giải thích tại
sao cụ Biden cần né tranh luận: vì ai cũng biết cụ khó có thể biện minh cho quá
trình sai lầm liên tục trong suốt cuộc đời chính trị của cụ (DĐTC sẽ viết về đề
tài hấp dẫn này).
Tin mới nhất, lấy lý do nhiều tiểu bang sẽ
bắt đầu cho bầu bằng bưu điện sớm, ngay từ trung trung tuần tháng 9 trong
khi cuộc tranh luận đầu tiên giữa TT Trump và cụ Biden được dự trù cuối
tháng 9,
TT Trump đã đề nghị tổ chức tranh luận lần
đầu sớm hơn, vào đầu tháng 9.
Chưa nghe cụ Biden trả lời, chỉ thấy cụ đã
cho biết sẽ không tới Milwaukee tham dự đại hội đảng DC tại đây cuối tháng 8
này, lấy lý do trốn dịch. Cụ hiểu tới tham dự đại hội sẽ phải gặp và nói chuyện
với cả vạn cử tri, cả ngàn nhà báo,… bảo đảm sẽ nói nhầm cả triệu chuyện. Quá
nguy hiểm!
Thưa quý vị, đó là người đại diện ra tranh
cử tống thống của đảng DC đấy.
Ø Cụ Biden Tự Chiếu Bí
Cụ Biden trước đây long trọng hứa hẹn
ngày 1/8/2020 sẽ công bố tên người được chọn đứng cùng liên danh
với cụ. Sau đó, cụ nói lại là sẽ công bố trong tuần lễ đầu tháng 8. Rồi
mới đây lại khất lại tới 10/8/2020.
Tại sao lại dời ngày liên tục như vậy? Chỉ vì
cụ Biden đã tự trói mình trong cái thế mỵ dân, cam kết sẽ chọn một phụ nữ. Bây
giờ, sau những vụ nổi loạn của phong trào Black Lives Matter, cụ lại bị trói
chặt hơn vào khối dân da đen, khiến cụ bị bắt buộc phải chọn một bà da đen đứng
chung liên danh. Tiêu chuẩn mới để làm phó tổng thống: phụ nữ và da đen! [Hai
tiêu chuẩn quan trọng nhất của cụ Vũ Văn Lộc, còn những chuyện khả năng, kinh
nghiệm, viễn kiến, lý tưởng, ý thức hệ,… tất cả đều là ‘chiệng nhỏ’.]
Vấn đề là kiếm được một bà da đen không có
hành trang xấu lại cực kỳ gai góc, vì cho đến nay, theo phân tích của chính
TTDC, vẫn chẳng thấy có ai hết. Đây nhé:
- Bà ngôi sao số 1: TNS Cali Kamala Harris, sáng giá nhất, 'tốt mã' nhất, nhưng lại có ít
nhất 4 tội: 1) cựu
công tố và bộ trưởng Tư Pháp Cali, đã từng cứng rắn bắt nhốt nhiều dân da
đen, 2) có tính phách lối với những người thân cận và phụ tá, bị
rất nhiều người ghét, 3) từng công khai là vợ bé thị trưởng San
Francisco, nhờ ông này giúp leo thang sự nghiệp, và mới đây nhất, 4) đã
từng đập cụ Biden gần bể đầu tới chết luôn. Nhiều chính khách DC lo ngại bà
Harris sẽ không trung thành với TT Biden, sẽ tìm cách nổi hơn để chuẩn bị cho
việc chính bà ra ứng cử tổng thống sau này. Bà Harris là nghị sĩ Cali, sẽ
không giúp thêm phiếu nào vì Cali chắc chắn sẽ bầu cho cụ Biden.
- Bà ngôi sao số 2:
Susan Rice, cựu cố vấn An Ninh QG của TT Obama, kinh nghiệm cùng mình, nhưng
lại mang tiếng đệ tử dạ vâng trung thành nhất của Obama, lựa bà này, cụ Biden
sẽ bị mang tiếng vẫn hoàn toàn lệ thuộc vào Obama. Bà này cũng vướng mắc vào
nhiều xì-căng-đan chính trị thời Obama như vụ khủng bố giết đại sứ Mỹ tại
Libya, và vụ xì tin của tướng Michael Flynn cho truyền thông.
- Bà ngôi sao số 3, dân
biểu Karen Bass của Los Angeles, chủ tịch khối dân biểu da đen tại Hạ Viện: bà
này bị tố thân cộng nhất, từng đi Cuba cả chục lần cổ võ/làm việc với Fidel
Castro; khi Castro qua đời 2016, bà tuyên bố “sự qua đời của vị 'chỉ huy
trưởng' là một mất mát lớn cho dân Cuba” (nguyên văn: “the
passing of the Comandante en Jefe is a great loss to the people of Cuba”). Báo chí cũng mới khui ra chuyện năm 2017, một
lãnh tụ của Đảng CS Mỹ Oneil Marion Cannon qua đời, bà Bass đến tham
dự tang lễ, khóc như mưa, đọc diễn văn than vãn đã mất một người bạn cũng là
người đỡ đầu -mentor- cho sự nghiệp chính trị của bà.
Các bà da đen khác đều không đáng kể. Thực
tế, chỉ còn hai bà Harris và Rice. Kẻ này đoán mò bà Rice có triển vọng hơn,
nhất là bà này đang được TT Obama hậu thuẫn rất mạnh.
Việc chọn người phó được coi như là quyết
định đầu tiên, quan trọng nhất của một người có thể là tổng thống tương lai, và
các chuyên gia thường nhìn vào đó để đánh giá khả năng và cách làm việc. Qua
việc chần chờ cả nửa năm vẫn chưa chọn được người phó, cụ Biden đã hiển nhiên
chứng minh ông là người không có tính quyết đoán, không dám lấy quyết định, mà
chỉ lo loay hoay xem hướng gió của thời cơ, đếm phiếu cử tri, khác rất xa
Trump, cứ việc đúng là làm, nếu dư luận không đồng ý vẫn cứ làm rồi tìm cách
dẫn dắt dư luận. Đó mới chính là việc của một người ‘lãnh đạo đi trước’, chứ
không phải là của người ‘lãnh đạo từ sau lưng’ hay lãnh đạo theo chiều gió.
ĐẢNG DC VÀ DI DÂN
Cơ quan thăm dò Rasmussen cho biết
trong 10 người Mỹ đã có 7 người (70%) ủng
hộ quyết định của TT Trump không cho phép ghi nhận di dân lậu trong thống kê
dân số Mỹ.
Con số 70% này rất ý nghĩa khi số cử tri của
CH chỉ khoảng 35% dân Mỹ, tức là hầu hết dân độc lập không đảng phái đã
ủng hộ, và một số không nhỏ dân theo đảng DC cũng ủng hộ.
Thống kê dân số được thực hiện mỗi 10 năm,
lần này đang được thực hiện, và theo luật, không được kể di dân lậu, và phải
chấm dứt ngày 31/12/2020 tới. Phe DC đòi phải kể cả di dân lậu và phải
triển hạn tới tháng 4/2021 vì những khó khăn làm thống kê gây nên bởi
dịch corona.
Thực tế, phe DC cố tìm cách ghi nhận càng
nhiều di dân lậu càng tốt để những tiểu bang nhiều di dân lậu như Cali, New
Mexico, Arizona,… có thêm dân số, tức là có thêm dân biểu địa phương cũng như
liên bang, thêm phiếu cử tri đoàn bầu tổng thống, và có thêm tiền trợ cấp của
liên bang.
Đây là thống kê dân số của Mỹ, sao lại có thể
ghi nhận cả chục triệu dân tứ xứ sống lậu trên đất Mỹ? Đã lậu không giấy tờ hợp
pháp gì thì làm sao thống kê chính xác được? Cho dù kéo dài thêm vài tháng thì
giúp được gì? Việc kéo dài qua tới tháng Tư năm tới thật ra là cái mánh của phe
DC hy vọng qua tháng Hai, tân TT Biden sẽ tuyên thệ nhậm chức và ngay khi đó
thay đổi cách thống kê, cho phép ghi nhận di dân lậu như cụ đã hứa.
Báo phe ta Washington Post đã có bài báo
động TT Trump đang mưu đồ chuyện xóa bỏ đảng DC để biến nước Mỹ thành độc đảng.
WaPo dẫn chứng rất hùng hồn là sắc lệnh của TT Trump cấm
ghi di dân lậu trong thống kê dân số Mỹ đưa đến hậu quả tất yếu là sẽ loại hơn
một chục triệu di dân lậu ra khỏi khối cử tri trong các cuộc bầu bán. Và hậu quả
tiếp theo là… xóa sổ đảng DC! Hiển nhiên là WaPo đã thú nhận đảng DC
hoàn toàn trông cậy vào số dân ở lậu, không giấy tờ, nếu không kể khối này thì
đảng DC tiêu tùng vì trong khối cả trăm triệu dân Mỹ hợp pháp, đảng DC không đủ
hậu thuẫn để tồn tại nữa.
WaPo cũng lớn tiếng tố cáo việc TT Trump
không chấp nhận triển hạn thống kê qua tới tháng Tư năm tới là một âm mưu gian
lận bầu cử vì ông biết chắc chắn sẽ thua.
Hả??? Hạn chót của thống kê là 31/12/2020 theo
đúng luật đã có từ mấy vạn năm nay, bây giờ TT Trump tuân hành luật thì là âm
mưu gian lận bầu cử sao? Mà việc triển hạn thống kê dân số qua tháng 4/2021 ăn
nhập gì đến cuộc bầu tháng 11/2020 này? Thống kê dân số mới chỉ áp dụng sớm
nhất cho cuộc bầu cử năm 2024 thôi, khi mà TT TRump có thắng năm nay cũng không
ra lại được nữa.
TIN KINH TẾ
Ø Tuần qua, đã có 1,8 triệu người đi làm lại,
và tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống còn 10,2%.
Cả hai con số đều tốt hơn dự đoán của các chuyên gia. Đại khái trong ba tháng qua, đã có hơn 9 triệu người đi làm lại, phản ảnh việc kinh tế đã loi ngoi lên lại nhanh hơn dự đoán của các chuyên gia.
Cả hai con số đều tốt hơn dự đoán của các chuyên gia. Đại khái trong ba tháng qua, đã có hơn 9 triệu người đi làm lại, phản ảnh việc kinh tế đã loi ngoi lên lại nhanh hơn dự đoán của các chuyên gia.
Giới kinh doanh hiển nhiên đã coi rất nhẹ hậu
quả của dịch trên kinh tế Mỹ. Sau cơn hoảng hốt của mấy ngày đầu khiến chỉ số
thị trường Dow Jones rớt từ hơn 29.000 điểm xuống tới
18.000, Dow bây giờ, 4 tháng sau, đã leo lên tới trên 27.000 điểm, tăng 50%.
Nasdaq rớt từ hơn 9.000 điểm xuống dưới 7.000, bây giờ đã hơn 11.000 điểm, tăng
60%.
Ø Tin từ bộ Canh Nông cho biết TC đang cố gắng
thi hành lời cam kết trong Phần 1 của thỏa ước mậu dịch ký với TT Trump hồi đầu
năm.
Trong thời gian qua, TC đã đặt mua 1.937 tấn
bắp trị giá 325 triệu đô cho tài khoá 2020-2021 (bắt
đầu từ 1/9/2020). Đây là số mua tiếp theo số lượng đặt đầu tháng là 1.762 tấn.
Cả hai đều là những con số kỷ lục. Đại khái trong tháng, TC đã đặt mua tới gần 600 triệu
đô tiền bắp, không kể các ngũ cốc khác.
Điều đáng ghi nhận là việc đặt mua này đã
được thực hiện trong khi hai nước đang ‘đánh nhau’, qua việc đóng cửa lãnh sự
quán tại Houston và Thành Đô.
TỘI ÁC GIA TĂNG
Tin từ
‘thủ đô’ tội phạm của Mỹ, Chicago, cho biết tại đây, con số người bị giết
tăng 50% so với năm ngoái. Riêng trong một tháng Bẩy vừa qua, số
người bị giết đã tăng gần 140%! Tháng Bẩy là tháng sau khi cả nước, kể
cả Chicago, ào ạt xuống đường chống cảnh sát và đòi giải tán hay ít nhất cắt
giảm ngân sách cảnh sát.
Tại thành phố New York, các vụ bắn giết nhau
đã tăng 177%; trong khi các vụ giết người tăng 59%, trộm
cướp tư gia tăng 31%.
Hiện nay, chưa cắt giảm gì hết mà tội phạm đã
tăng kinh hồn như vậy vì cảnh sát lo ngại, không đi tuần hành các khu da đen
bất an nữa, hay đi cho có lệ mà không dám bắt giữ ai hết.
Mai này, nếu giải tán hay cắt tiền cảnh sát
thì không ai biết sẽ ghê hồn như thế nào. Mà đó lại là chuyện sẽ xẩy ra nếu cụ
Biden đắc cử tổng thống. Cụ Biden đã kêu gọi “chuyển tiền trong ngân sách
cảnh sát -redirect police
funding- qua những
mục tiêu xã hội”.
Bà thị trưởng Chicago, Lori
Lightfoot (bên phải) và… bà vợ
CẢNH SÁT MINNEAPOLIS ĐẦU HÀNG?
Tại Minneapolis, là thành phố xẩy ra vụ anh
Floyd bị cảnh sát chấn cổ chết, cũng là nơi hội đồng thành phố đã biểu quyết
cắt giảm ngân sách cảnh sát, cảnh sát tại đây dường như đã giương cờ trắng đầu
hàng các nhóm băng đảng tội phạm.
Thay vì chu toàn trách nhiệm chống bắt tụi đó
để bảo vệ an toàn cho dân, thì cảnh sát đã ra thông cáo, khuyên nhủ dân
Minneapolis nên chấp nhận số phận, chấp nhận sẽ bị cướp giựt mất bóp, mất điện
thoại di động,… Họ cũng khuyến cáo dân hãy nghe lời đám cướp đó, “do as they
say”, không nên chống cự.
Sở cảnh sát Minneapolis cho biết so với năm
ngoái, số cướp bóc -robberies- đã tăng 46% trong khi số cướp xe -car hijacking- đã
tăng 36%.
Một lời khuyến cáo cho dân tỵ nạn Việt: nếu
quý vị đang sống ở thành phố nào đang đòi giải tán hay cắt ngân sách cảnh sát,
thì nên lo đổi nơi sinh sống càng nhanh càng tốt. Không phải quý vị là da vàng,
không là da trắng là an toàn đâu. Quý vị có chống TT Trump, xuống đường hô hoán
Black Lives Matter cũng không an toàn đâu. Còn các quý vị khác thích đi du
lịch, xin làm ơn tránh du lịch những tỉnh/tiểu bang này.
Một cụ tỵ nạn cuồng chống Trump viết một bài
rất dài công kích Trump dĩ nhiên, nhưng chủ yếu là sỉ vả những người Việt ủng
hộ TT Trump.
Bài viết có đoạn sau:
“Không lẽ một cuộc bầu cử
diễn ra giữa hai ứng cử viên của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, một tiến trình
vẫn diễn ra hàng trăm năm nay bỗng biến thành một cuộc đấu tranh một
mất một còn, giữa cái ÁC và cái THIỆN?
Chúng ta lên án nhà cầm quyền VN về thói chụp mũ bất cứ ai nói
trái ý đảng, nhà nước là “phản động”, nhưng hóa ra những người “cuồng” Trump
cũng vậy, hở chút là chụp mũ người khác”.
Kẻ này xin có hai ý kiến:
1. Ý kiến
“thiện-ác” KHÔNG phải là sáng tác ‘bỗng nhiên’ của những người ủng hộ TT Trump
đâu; đó là sáng kiến của cụ Vũ Văn Lộc khi cụ gọi ông Dân Chủ Obama là “ông
thần Thiện” và ông Cộng Hòa Trump là “ông thần Ác”, nghĩa là cuộc
bầu bán DC-CH chính là cuộc chiến giữa thiện và ác. Ai có thắc mắc, xin hỏi
thẳng cụ VVL đi.
2. Về chuyện ‘chụp mũ’, nhóm Tố Sảng mới tung ra
một bài viết có vẻ rất lịch sự, nhũn nhặn, tự xưng ‘cháu’, kêu gọi 'các bác các
chú' đừng chụp mũ nhau nữa, vì theo họ, “không thích Trump không có nghĩa là
VC”. Nhưng cũng chính cái nhóm đó lại phán “phò Trump là phò VC”, và
“Vũ Linh là cây viết mướn của VC”. Tóm lại, đây là cách lý luận của nhóm
Tố Sảng: không thích Trump không có nghĩa là VC, nhưng thích Trump thì đúng là
VC!
Lý luận một chiều ngớ ngẩn như
vậy chẳng thuyết phục được ai hết, các cháu ơi.
No comments:
Post a Comment