Saturday, August 15, 2020

Làn sóng đào tẩu của các quan chức TC


Làn sóng đào tẩu của các quan chức TC
‘Mỗi ngày đều có người mất tích’
Nhà tài phiệt Viên Cung Di nói chính quyền Trung Quốc “…hoàn toàn không có cách nào nữa, cũng không có sức đánh trả“.
Cuối tháng 7, khi Hoa Kỳ và Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán của nhau, đã làm dấy lên quan ngại về sự chia cắt của quan hệ Mỹ-Trung. Gần đây, có thông tin cho rằng 40 nhà báo Trung Quốc tại Mỹ không được gia hạn visa, đối mặt với việc bị trục xuất. Thông tin trên kết hợp với báo cáo trước đó của tờ New York Times rằng chính quyền Tổng thống Trump đang cân nhắc đến việc cấm toàn diện đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và người nhà của họ đến Mỹ, đã khiến các ký giả, nhà ngoại giao và đảng viên ĐCSTQ hoảng sợ. Nhà tài phiệt Hồng Kông Viên Cung Di trong buổi ghi hình trò chuyện với truyền thông hải ngoại còn tiết lộ rằng rất nhiều đảng viên ĐCSTQ lo lắng sau khi trở về Trung Quốc thì không thể xuất ngoại được nữa, rất nhiều người đều đang bỏ trốn, thậm chí “mỗi ngày đều có người mất tích”.
Ngày 5/8, ông Viên Cung Di trong buổi phỏng vấn với Epochtimes tiết lộ rằng ông nghe nói có rất nhiều đảng viên ĐCSTQ đang ẩn náu ở Hoa Kỳ, có người là nhà ngoại giao, có người là nhân viên tình báo, có gần 1.000 người đã xin tị nạn chính trị. Lần này thật sự gay go rồi. Như vậy nó (ĐCSTQ) sẽ không thể giữ bí mật nữa, mọi hoạt động của trên đất Mỹ đều sẽ bị phơi bày (những đảng viên này muốn ở lại Mỹ sẽ thoái đảng và tiết lộ ví mật – PV).
Ông nói rằng có những người khi họ nhập cư vào Hoa Kỳ cũng là đảng viên ĐCSTQ, và họ đã không bộc lộ thân phận trước đó. Nhưng những người này đều không muốn quay về Trung Quốc, họ không biết một khi về đến đó rồi sẽ phải đối mặt với một thế giới như thế nào, họ lo lắng rằng một khi về đó rồi thì không thể xuất ngoại được nữa. Một số đảng viên ngầm và đảng viên giấu mặt cũng đã bước ra. Còn có rất nhà ngoại giao, rất nhiều quan chức làm việc tại lãnh sự quán, mỗi ngày đều có người “mất tích”.
Hoa Kỳ thay đổi sách lược, đào tẩu của giới truyền thông ngày càng nghiêm trọng
Theo phân tích của các chuyên gia và nhân sĩ quan sát các vấn đề Trung Quốc, Hoa Kỳ gần đây đã tuyên bố “làm trong sạch mạng lưới Internet”, cấm WeChat và TikTok, hạn chế thị thực đối với các nhà báo Trung Quốc. Đây đều là những tiêu chuẩn mới trong sách lược đối đầu với Trung Quốc của Hoa Kỳ: từ “có lợi cho nhau” chuyển sang “nhận gì trả nấy”. “Nhận gì trả nấy” có nghĩa là Hoa Kỳ xuống tay sẽ không còn khách khí nữa, Trung Quốc thế nào thì Hoa Kỳ sẽ đáp trả như thế ấy.
Trước khi Hoa Kỳ xuống tay với các công ty công nghệ internet đa quốc gia của Trung Quốc như ByteDance và Tencent, thì WeChat, QQ, Tik Tok và Weibo đều đã tiến nhập vào thị trường Hoa Kỳ, trong khi các công ty công nghệ của Hoa Kỳ như Google, Twitter và Facebook lại không thể hoạt động ở Trung Quốc.
ĐCSTQ có thể kể “những câu chuyện của Trung Quốc” trên các tấm bảng quảng cáo ở quảng trường Thời đại của New York; trong khi Hoa Kỳ ở Trung Quốc chỉ có thể kể “những câu chuyện của nước Mỹ” trên các trang web chính thức của đại sứ quán nước mình.
Người Trung Quốc có thể mua bất động sản ở Hoa Kỳ mà không phải chịu bất kỳ sự hạn chế nào, trong khi người Mỹ ở Trung Quốc phải làm việc hơn một năm để mua nhà, hơn nữa mục đích chỉ là để ở, và còn cần được các bộ phận liên quan “xem xét và phê duyệt”.
Thêm một ví dụ khác: Trung Quốc có 3.000 ký giả thường trú tại Hoa Kỳ, trong khi các ký giả của Mỹ ở Trung Quốc lại chưa đến 100 người. Ký giả Trung Quốc chỉ cần có thể duy trì tư cách nhà báo thì sẽ không chịu giới hạn thời gian cư trú của họ ở Hoa Kỳ; trong khi thẻ tác nghiệp của các phóng viên Mỹ tại Trung Quốc phải được chính quyền Trung Quốc gia hạn hàng năm.
Sau khi Hoa Kỳ dự tính “nhận gì trả nấy”, Hồ Tích Tiến, tổng biên tập tờ “Thời báo Hoàn Câu” – kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ, ngày 3/8 đã nói trên Weibo rằng thị thực của gần 40 phóng viên ĐCSTQ tại Hoa Kỳ sắp hết hạn, đến nay vẫn chưa có ai được gia hạn thị thực, và họ có thể bị buộc phải rời khỏi Hoa Kỳ.
Viên Cung Di cho rằng lần này áp lực lớn như vậy cho giới báo chí, các ký giả cũng không muốn quay về, nước Mỹ tốt như vậy, tại sao phải trở về Trung Quốc? Về rồi còn có thể bị đấu tố, vậy nên thật sự mà nói nếu trở về có thể lành ít dữ nhiều.
Ông Viên Cung Di ước tính rằng có rất nhiều phóng viên truyền thông sẽ nộp đơn xin tị nạn chính trị. Ở Mỹ đây là một vấn đề rất đơn giản, hơn nữa rất nhiều phóng viên trên thực tế đều là gián điệp của ĐCSTQ nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Ông Viên nói, “ĐCSTQ làm gì có phóng viên thật sự? Các phóng viên thông thường của ĐCSTQ kỳ thực đều là gián điệp cả. Ở đó có đến mấy trăm người. Theo công bố của chính phủ Hoa Kỳ thì có đến mấy nghìn người đã nhập cảnh vào Mỹ với tư cách là phóng viên. Bây giờ tất cả họ đều phải bị trục xuất. Nếu không muốn trở về Trung Quốc, lối thoát duy nhất chính là tìm kiếm tị nạn chính trị”.
Một nửa số hộ chiếu Hồng Kông được trao cho các quan chức cấp cao của ĐCSTQ
Ông Viên Cung Di nói rằng Hoa Kỳ đã biết rất nhiều phóng viên Trung Quốc có hộ chiếu Hồng Kông, trên thực tế những người này có liên quan với các quan chức cấp cao của ĐCSTQ. Chính phủ Hồng Kông đã đưa ra 10 triệu hộ chiếu, tuy nhiên dân số thực tế của Hồng Kông chỉ có 7 triệu người, trong đó số người Hồng Kông thật sự xin sử dụng hộ chiếu chỉ có 5 triệu. Điều này có nghĩa là một nửa số hộ chiếu Hồng Kông được dùng làm “quà tặng” cho các quan chức cấp cao của ĐCSTQ.
Người Trung Quốc có được hộ chiếu Hồng Kông có một số là phe phái ngầm, một số thì nhờ vào quyền lực của các quan chức cấp cao. Hiện giờ, chính phủ Hoa Kỳ cũng đã biết điều này, nên muốn bãi bỏ địa vị đặc thù của Hồng Kông.
Ông Viên bày tỏ việc hộ chiếu Hồng Kông bị lạm dụng cho thấy toàn bộ hệ thống của Hồng Kông đã bị phá hủy từ lâu. Trước khi Hồng Kông được chuyển giao chủ quyền cho Trung Quốc vào năm 1997, tư liệu cá nhân của người dân Hồng Kông đã được chuyển cho ĐCSTQ.
Ông Viên Cung Di nói rằng trên thực tế, các quan chức cấp cao của Trung Quốc hiện đã không còn lạc quan về Hồng Kông nữa, Hồng Kông đã bị ĐCSTQ làm thành như vậy, và hầu hết họ đều muốn được ở lại Hoa Kỳ.
Làn sóng đào tẩu mang tính toàn cầu của các quan chức ĐCSTQ
Mấy năm trở lại đây, những vụ đào tẩu của các quan chức trong thể chế ĐCSTQ liên tục bị phanh phui. Vào ngày kỷ niệm 16 năm của sự kiện Lục Tứ, ông Trần Dụng Lâm – Bí thư chính trị hạng nhất của Lãnh sự quán ĐCSTQ tại Sydney, ông Hách Phụng Quân – cựu quan chức Phòng 610 (công cụ Pháp Luân Công) và Cục Bảo vệ An ninh quốc nội Thiên Tân, cùng một quan chức cấp cao khác xin giấu tên, cả 3 người đã nộp đơn xin tị nạn chính trị lên chính phủ Úc. Tiếp sau đó, ông Hàn Quảng Sinh, cựu Cục trưởng Cục Tư pháp Thẩm Dương đã bỏ trốn sang Canada, sau 3 năm 9 tháng im lặng, ông cũng công khai tuyên bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ.
Năm 2006, ông Lý Phụng Trí, người từng làm việc trong Bộ An ninh Quốc gia của ĐCSTQ đã đào tẩu sang Mỹ và tuyên bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Trang Agence France-Presse (AFP) đưa tin, trong một cuộc họp báo do đoàn thể học viên Pháp Luân Công tổ chức ở Washington, ông Lý Phụng Trí đã tuyên bố rằng bản thân ông đã từng công tác vài năm trong Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc. Khi ông nhận thấy phạm vi công việc của ông bao gồm theo dõi những người bất đồng chính kiến, các học viên Pháp Luân Công, những người trong tôn giáo và quần thể những người yếu thế, ông cảm thấy “vô cùng phẫn nộ”.
Ông nói: “ĐCSTQ không chỉ sử dụng dối trá và bạo lực để chống lại những người đòi hỏi các quyền cơ bản của con người, mà họ còn cố gắng hết mức để che giấu sự thật với cộng đồng quốc tế”.
Các quan chức ĐCSTQ đã nộp đơn xin tị nạn chính trị cho chính phủ Úc và Canada nói trên tuy chức nghiệp cụ thể và cấp bậc khác nhau, nhưng họ đều bày tỏ rằng cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công do cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân phát động thật quá tàn nhẫn và đẫm máu, khiến họ thà từ bỏ lợi ích hậu hĩnh trong công việc, sẵn sàng chấp nhận rủi ro chính trị to lớn mà đưa ra lựa chọn đào tẩu.
Năm 2019, sự kiện cựu mật vụ của chính quyền Trung Quốc, Vương Lập Cường, xin tị nạn chính trị ở Úc khiến cả thế giới chấn động. Vương Lập Cường đã cung cấp cho chính quyền Úc một lượng lớn thông tin bí mật của ĐCSTQ và công bố trước quốc tế nội tình hoạt động gián điệp của ĐCSTQ tại Hồng Kông và Đài Loan.

Cựu mật vụ Trung Quốc Vương Lập Cường (ảnh chụp màn hình Youtube/South China Morning Post).

Tháng 10/2019, Vương Lập Cường đã khai và tuyên thệ về những gì mình cung cấp cho Tổ chức Tình báo An ninh Úc (ASIO), ông nói: “Bản thân tôi đã từng tham gia và có liên quan chặt chẽ đến một loạt các hoạt động gián điệp, nếu trở về Trung Quốc tôi có thể sẽ bị bắt và bị kết án”. Cuối cùng ông xin được tị nạn chính trị tại Úc.
Ông Viên Cung Di trong buổi phỏng vấn cũng tiết lộ rằng các quan chức cấp cao vì để người nhà mình xin được tị nạn chính trị ở nước ngoài, họ đã cung cấp thông tin bí mật đặc biệt cho người nhà của họ. Ông nêu ví dụ, ông Tôn Lập Quân đã cung cấp thông tin bí mật về virus Vũ Hán cho cung cấp tư liệu cơ mật cho vợ ông ta ở Úc, sau khi bị phát hiện đã ngã ngựa. Người cung cấp tư liệu mật có thể mau chóng lấy được thẻ xanh, thậm chí có thể thương lượng cả hộ chiếu.
Ông Viên Cung Di cũng tuyên bố rằng ĐCSTQ cũng không có cách nào để ngăn chặn các đảng viên đào tẩu. Ông nói: “Cái gọi là tuyên truyền lớn của ĐCSTQ lần này, tôi thường gọi đó là một cuộc nổi loạn lớn, tạo phản lớn… Chúng ta hãy chờ xem, nó (ĐCSTQ) sẽ chỉ biết tấn công người ta, chứ nó không biết rằng người ta cũng sẽ phản công lại … Lấy đạo của người trả lại cho người, nó hoàn toàn không có cách nào nữa, cũng không có sức đánh trả”.
Ông Viên Cung Di nói rằng khi lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston bị đóng cửa vào tháng 7, ông có nhận được thông tin nội bộ rằng trong lãnh sự quán có người đào tẩu và có người muốn được ở lại Hoa Kỳ. Khi đó ông tiết lộ rằng có hai thành viên trong lãnh sự quán đã biến mất, có thể họ đi tiết lộ thông tin với Hoa Kỳ hoặc đào tẩu. Trong tương lai không xa, làn sóng các đảng viên và quan chức ĐCSTQ đào tẩu có thể sẽ mang tính toàn thế giới.
Theo Yuan Ming Qing, SOH
Vũ Dương biên dịch


No comments:

Post a Comment