SpaceX: Rồng của Mỹ bay vào vũ trụ, tầm nhìn và ý nghĩa
Nguyễn GiangBBC News Tiếng Việt
·
1 tháng 6 2020
Sau 19 giờ bay trong
capsule mang tên Dragon, được điều khiển gần như tự động hòa toàn, hai phi
hành gia Doug Hurley và Bob Behnken đã cập vào Trạm Không gian Quốc tế (ISS)
an toàn.
Sự kiện này đã được
đánh giá là bước ngoặt trong ngành hàng không vũ trụ của nhân loại vì nhiều lý
do, và ý nghĩa chính trị, kinh tế của nó cũng rất lớn.
Tôi muốn nói điều đầu
tiên là về thành công của dự án SpaceX và tàu vũ trụ nhỏ Dragon và các điểm mới
so với những chương trình trước.
Ba điểm mới của hàng không vũ trụ
1. Giá thành thấp hơn
Sau khi ngưng chương
trình Phi thuyền Con thoi (Space Shuttle program) năm 2011, Hoa Kỳ phải thuê
tàu vũ trụ Soyuz của Nga để đưa người và hàng hóa, vật dụng lên không trung.
Giá thuê 'một ghế bay' là 86 triệu USD.
SpaceX của triệu phú
- nhà đầu tư sáng chế Elon Musk ký với Cơ quan Hàng không Không gia Mỹ (Nasa)
hợp đồng hạ giá thành xuống chừng 55 triệu cho một phi hành gia bay lên không
gian.
2. Vai trò của kinh tế tư nhân
Không chỉ có giá rẻ
hơn, việc để một công ty tư nhân đóng vai trò chính trong hoạt động khai
thác không gian vũ trụ là điều chưa từng xảy ra.
Khi Hoa Kỳ và Liên Xô
cùng ký Hiệp ước Không gian Bên ngoài (Outer Space Treaty) vào năm 1967,
chuyện thám hiểm không gian là của hai chính phủ.
Ngày nay, Trung Quốc
cũng đặt trọng tâm chạy đua vào không gian và Quân Giải phóng (PLA) đóng vai
trò chủ chốt.
Chuyến bay đưa người
vào vũ trụ của công ty SpaceX đem lại vinh dự lớn cho ông Elon Musk, người
Cộng hòa Nam Phi, năm nay 48 tuổi.
Năm ông 42 tuổi, công
ty của ông được NASA ký hợp đồng 2,6 tỷ USD cho dự án phát triển tàu vũ trụ đủ
an toàn để mang người vào vũ trụ.
Xin nhắc các tàu
Dragon chở hàng (cargo) đã hoạt động rồi, nhưng tiêu chuẩn cho tàu chở người
(human-rated spacecraft) là một đẳng cấp khác, cần công nghệ vật liệu, viễn
thông, xử lý năng lượng đạt trình độ cao nhất có thể.
Cũng năm 2014, Nasa
trao cho Boeing một hợp đồng 4,2 tỷ USD để chế tạo tàu Starliner cho nhiệm vụ
tương tự.
Nay thì ai cũng thấy
cá nhân một người trẻ, quốc tịch nước ngoài như Elon Musk làm được điều mà đại
tập đoàn Boeing chưa làm được.
Nói thế không có nghĩa
là Boeing sẽ không đưa được Starliner vào không gian, và việc “outsource'
(chuyển thuê bên ngoài) dịch vụ hàng không không gian cho hai công ty rất khác
nhau cho thấy tầm nhìn của lãnh đạo Mỹ.
3. Thiết kế mới của tàu Dragon
Không rõ ông Elon Musk
và Nasa có muốn đoạt hình ảnh rồng – một trong tứ quý của Trung Quốc không mà
đặt luôn tên cho dòng tàu vũ trụ thế hệ mới của Mỹ là Rồng (Dragon)?
Điều chắc chắn là
Dragon có những tính năng khác phi thuyền con thoi trước đây:
-Dragon bỏ cách dùng phi thuyền có cánh như tàu
con thoi (shuttle) và trở lại một phần phương án của thế hệ tàu
Apollo nhưng nâng cao. Tàu gắn với 'trunk' (thân ống) có pin mặt
trời (solar panels), tấm chắn nhiệt và cánh để cân bằng khi bay lên. Cả
thân ống và buồng lái có chiều cao 8,1m (26.7ft) và đường
kính 4m (13ft).
-Dragon có 16 ống phóng nhỏ (Draco thrusters) để dẫn nó bay trong
không gian. Mỗi động cơ Draco có sức đẩy 90 pounds (cân Anh) trong không gian.
-Hoạt động của Dragon là hoàn toàn tự động. Các phi hành gia
dùng màn hình touchscreen như iPhone, iPad, để bổ sung thông số mà không còn
các nút bấm cơ khí, cần điều khiển kiểu cũ. Thực ra, không có họ trong đó thì
con tàu vẫn lên được trạm không gian như các chuyến cargo tự động trước đó.
-Dragon có khoang thoát hiểm kể cả ở giai đoạn vừa rời bệ phóng,
để khi cần thì phi hành gia 'bật dù' bắn ra ngoài và đáp xuống đất, hệt như
một số phim viễn tưởng.
-Phần tên lửa đẩy có thể dùng lại, và nếu rơi xuống biển, SpaceX
chuẩn bị sẵn một bệ đỡ trên tàu thủy không người, dạng drone ship để đón.
Việc này tiết kiệm cho họ hàng triệu đô. Tàu Dragon vừa bay lên là hoàn toàn
mới như SpaceX dự tính dùng nó ít nhất là ba lần trước khi chỉnh sửa.
Tham vọng ba bước: Không gian, Mặt Trăng và Sao Hỏa
Cuối cùng, không thể
không nói đến tham vọng của Hoa Kỳ trong cuộc chinh phục, khai thác không gian
cùng đối tác, làm sao đi trước đối thủ là Trung Quốc.
Cần phải nói là dù do
tư nhân điều hành, SpaceX hợp tác chặt chẽ với Nasa và Bộ Tư lệnh Không gian
của Hoa Kỳ.
Space Wing là lực
lượng duyệt cho việc phóng tàu vũ trụ. Hai phi hành gia vừa bay lên đều là
cựu phi công quân đội. Doug Hurley (sinh năm 1966) là cựu phi công Hải quân Mỹ
và là phi hành gia kinh nghiệm của Nasa, từng điều khiển hai tàu con thoi
STS-127, STS-135. Robert Behnken (sinh năm 1970) là phi công chuyên lái thử của
F-22 Combined Test Force, và từng là kỹ sư trưởng của dự án Raptor 4004.
Về đối tác, trong quá
trình đánh giá an toàn cho chuyến bay vừa qua, Hoa Kỳ mời và tham vấn cùng Nga
và Nhật Bản. Đây là chỉ dấu cho thấy việc khai thác không gian sẽ đi theo
hướng đó.
Tuy thế, việc phóng
thành công Dragon sẽ chấm dứt dần hợp tác với Liên bang Nga, ít nhất là trong
việc dùng tàu Soyuz đưa người và hàng lên không gian.
Hợp tác với Nhật Bản,
nhất là trong mảng khai khoáng không gian (space mining) sẽ đem lại các nguồn
lợi chưa từng có cho Hoa Kỳ, theo các chuyên gia. Không thấy EU có mặt trong
dự án vừa qua và Trung Quốc thì đã bị cho là đối thủ cạnh tranh.
Nhiều người hỏi việc
phục hồi các chương trình không gian tốn kém có ý nghĩa gì?
Đồng ý là Hoa Kỳ đang
có hai khủng hoảng lớn: Covid-19 và xung đột sắc tộc, giai cấp. Nhưng việc
bay lên không gian vũ trụ là một thắng lợi lớn, và biết đâu lại chẳng là 'bước
ngoặt toàn diện' cho kinh tế Hoa Kỳ.
Có hai chủ đề chúng ta
cần bàn thêm nhưng theo những gì chúng tôi tìm hiểu thì chương trình không gian
của Hoa Kỳ sẽ nhằm vào các mục tiêu sau:
-Mục tiêu Hoàn thiện ngành hàng không không gian để kết nối bình
thường Mặt Đất – Trạm Không gian
-Mục tiêu khai khoáng trên Mặt Trăng nơi sản lượng kim loại hiếm
có thể coi là 'vô tận'. Năm ngoái Trung Quốc đã phóng thành công phi thuyền
Hằng Nga, đưa xe tự hành Thỏ Ngọc 2 lên vùng tối của Mặt Trăng, nơi họ đặt
tên cho một quả đồi là Quảng Hàn Cung, thể hiện ý chí muốn đánh dấu 'lãnh
thổ' và chuẩn bị cho các dự án về sau. Cuộc đua Mỹ - Trung từ nay chỉ tăng
tốc, không giảm.
- Mục tiêu chỉ huy và kiểm soát (Command and Control) về an
ninh không gian
Elon Musk, một nhân vật xuất chúng
Tuần trước, mấy người
bạn ở Anh chia sẻ trên Facebook vị trí của Trạm không gian quốc tế và hướng dẫn
cách nhìn thấy bằng mắt thường từ Anh.
Đúng giờ vào một buổi
tối, tôi ra vườn nhìn lên, quả là thấy được ở hướng Đông Bắc ISS trên quỹ đạo,
lóe sáng như một vì sao to.
Từ Mặt Đất lên đó...
chỉ có trên 400 km nhưng nếu không có những con người đã lên tới đó và còn muốn
bay cao hơn thì chúng ta chỉ dừng lại với các vấn đề của Mặt Đất mà thôi. Vấn
đề là tầm nhìn, và viễn kiến.
Ở đây, phải nói là có
hai viễn kiến cho chinh phục không gian: của những cá nhân xuất chúng như Elon
Musk, và của tập thể ý thức hệ: đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hoa Kỳ đã gặp Elon
Musk ở hai điểm về hàng không không gian và kế hoạch lên Mặt Trăng. Còn về
cạnh tranh quân sự với Trung Quốc thì là việc của chính quyền Mỹ.
Nói như thế không có
nghĩa Elon Musk không có có các tham vọng riêng.
Anh đã hướng tới 'nền
kinh tế không gian' của tương lai: khai thác vệ tinh để phục vụ tự động hóa
toàn bộ Mặt Đất.
Elon Musk đã đề ra dự
án đưa lên không gian 30 nghìn vệ tinh viễn thông có độ chính xác cao.
Hiện nay tất cả các
nước cộng lại đang vận hàng 2200 vệ tinh với nhiều thế hệ khác nhau, nhưng
nếu con số khổng lồ kia của Elon Musk trở thành hiện thực, thì các dự án dùng
data để điều khiển từng xe hơi không người lái trên mặt đất mới khả thi.
Một tỷ phú khác, Jeff
Bezof cũng có kế hoạch tương tự cho công ty Amazon. Các hoạt động này sẽ biến
đổi hoàn toàn cách chúng ta hiểu về Internet, về mạng toàn cầu và trí tuệ nhân
tạo.
Ngoài ra, Elon Musk
còn có giấc mơ đưa người lên Sao Hỏa, bằng con tàu tư nhân anh ta chế tạo.
Một số dự án khác của
Musk đã không thành, nhưng anh tin rằng từ nay mai SpaceX sẽ đưa hàng lên Sao
Hỏa nay mai để đến 2024 là lên người đầu tiên.
Tôi tin rằng nhiều khả
năng đó là người Mỹ, ít ra phải là người như hai phi công dày dạn kinh nghiệm
với hàng nghìn giờ bay của Không lực Hoa Kỳ Doug Hurley và Bob Behnken.
No comments:
Post a Comment