Mạnh Kim: Ai “Đầu Cơ” Tin Vịt Và Để Làm Gì ?
Với một số người, chẳng có chuyện thích hay
không thích ông Trump, ủng hộ hay chống đối phong trào Black Lives Matter, vấn
đề chỉ là kiếm được tiền, rất nhiều tiền. So với cách câu view từ tin tức liên
quan giới người mẫu và showbiz luôn được xem là thảm họa của truyền thông
thì kiếm sống bằng fake news tỏ ra bất lương gấp
nhiều lần. Ngoài những kẻ kiếm sống bằng tin giả, có thể có những người cũng
khai thác tin vịt cho mục đích khác…
Không chỉ đầu độc thông tin và tạo ra cuộc
khủng hoảng hỗn loạn không có điểm dừng trong làng truyền thông, fake news còn
đang gây xáo trộn xã hội ở mức độ nguy hiểm chưa từng có. Nó tạo ra hận thù và
gây chia rẽ ngày càng khủng khiếp. Nguồn gốc vấn đề có thể xuất phát từ hiện
tượng thích ông Trump nhưng những kẻ sản xuất fake news mới là thủ phạm mang
lại tai họa khi chúng khai thác tối đa tâm lý đám đông, lợi dụng “ông Trump” như một “món hàng thông tin” để bán ra “thị trường pro-Trump” và rung đùi hốt bạc. Cỗ máy
tin giả của chúng hoạt động không ngưng nghỉ, từ việc làm ảnh giả bà Melania
Trump mặc áo dài Việt Nam đến việc bịp ra một “chính sách” mà
“Tổng thống Trump vừa loan bố”. Chúng có thể chẳng yêu thích gì ông Trump cả.
Cũng chưa chắc chúng thù ghét đảng Dân chủ Mỹ. Chúng nhận ra một điều: “khen” ông Trump và “chửi” đảng Dân chủ Mỹ là một cách hốt bạc.
Việc tạo ra tin bịp liên quan ông Trump để
kiếm tiền không phải xảy ra mới đây và không chỉ đối với người Việt. Hiện tượng
này đã bùng nổ từ mùa tranh cử tổng thống Mỹ 2016. Một “nhà báo mạng” ở Macedonia từng nói với BuzzFeed News rằng,
“nhờ ông Trump”, hắn kiếm được 5.000 USD/tháng hoặc có khi 3.000 USD/ngày! Trong
năm 2015, ngôi làng nhỏ Veles (45.000 dân) tại Macedonia đã tung ra ít nhất 140
website chính trị Mỹ (WorldPoliticus.com, TrumpVision365.com, USConservativeToday.com, DonaldTrumpNews.com, USADailyPolitics.com…).
Chẳng bao giờ có chuyện bùng nổ “công nghiệp tin vịt” nếu những kẻ sản xuất fake
news không kiếm được bộn từ cái gọi là “thuật toán” CPM
(cost per mille – “mille” tiếng Latin, có
nghĩa “ngàn”), tức số tiền thu được từ Google AdSense tính
theo đơn vị 1.000 lượt view. Với video, tiền thu vào luôn nhiều hơn. Đó là lý
do tại sao ngày càng xuất hiện cái gọi là “thế hệ YouTuber” nhiều
nhan nhản đến chóng mặt. Tháng 9-2019, tổ chức phi lợi nhuận Global
Disinformation Index, sau khi khảo sát khoảng 20.000 website
chuyên đăng tin vịt, cho biết, các công ty kỹ thuật quảng cáo đã chi chừng 235
triệu USD/năm khi cho chạy quảng cáo vào những website trên.
Việc tạo ra website, trong khi đó, rất đơn giản. Chỉ cần “đầu tư” chừng 10 USD là đã mua được một tên miền trên GoDaddy. Cũng chẳng cần bỏ tiền thuê thiết kế website. Những tính năng cơ bản mà WordPress cung cấp đã đủ để “gây bão”. Để lừa độc giả, chúng tạo ra những tên miền na ná tên các hãng tin/tờ báo uy tín, chẳng hạn “New York Times Politics.com”, “abcnews.com.co” hoặc “forbesbusinessinsider.com” (dĩ nhiên chẳng liên quan đến hai tờ báo nổi tiếng Forbes và Business Insider). Tình trạng này cũng xảy ra trong giới “công nghiệp fake news” Việt Nam, khi chúng tạo ra những trang tin lấy tên “Tuổi Trẻ Online” hoặc “Thanh Niên Online”. Nội dung các trang này, dù trong nhiều trường hợp “chủ trang” không phải ở Mỹ, đều nói về chính trị Mỹ. Tại sao? Việc bán “sản phẩm pro-Trump” chỉ là một phần. Cái chính là “traffic” ở thị trường Mỹ. Cần biết, doanh thu CPM giao động tùy vị trí địa lý, cao nhất là Mỹ; trong khi thị trường Việt Nam thấp hơn Mỹ 10 lần.
Việc tạo ra website, trong khi đó, rất đơn giản. Chỉ cần “đầu tư” chừng 10 USD là đã mua được một tên miền trên GoDaddy. Cũng chẳng cần bỏ tiền thuê thiết kế website. Những tính năng cơ bản mà WordPress cung cấp đã đủ để “gây bão”. Để lừa độc giả, chúng tạo ra những tên miền na ná tên các hãng tin/tờ báo uy tín, chẳng hạn “New York Times Politics.com”, “abcnews.com.co” hoặc “forbesbusinessinsider.com” (dĩ nhiên chẳng liên quan đến hai tờ báo nổi tiếng Forbes và Business Insider). Tình trạng này cũng xảy ra trong giới “công nghiệp fake news” Việt Nam, khi chúng tạo ra những trang tin lấy tên “Tuổi Trẻ Online” hoặc “Thanh Niên Online”. Nội dung các trang này, dù trong nhiều trường hợp “chủ trang” không phải ở Mỹ, đều nói về chính trị Mỹ. Tại sao? Việc bán “sản phẩm pro-Trump” chỉ là một phần. Cái chính là “traffic” ở thị trường Mỹ. Cần biết, doanh thu CPM giao động tùy vị trí địa lý, cao nhất là Mỹ; trong khi thị trường Việt Nam thấp hơn Mỹ 10 lần.
Để “bán” tin vịt,
cách hiệu quả nhất là “tối ưu hóa” việc
khai thác cảm xúc đám đông. Khi đám đông tỏ ra không ưa thích người da đen thì
chúng tạo ra những tin đại loại “Truy nã nhóm người da đen hiếp
dâm chủ tiệm Nail&Spa Việt và con gái trong đêm”. Những
gói “sản phẩm” ăn khách đang được “sản xuất” ào ạt thời điểm hiện tại gồm:
1/ “Đánh” Trung Quốc (bịa những tin giật gân chẳng hạn “Bắc Kinh rúng động với nguồn tin mật về vụ đảo chính Tập Cận Bình”);
2/ “Đánh” đảng Dân Chủ Mỹ (“bọn Dân Chủ thổ tả bán đứng nước Mỹ cho Trung Quốc”);
3/ “Đánh” người da màu (“cái chết George Floyd là ngụy tạo”)…
1/ “Đánh” Trung Quốc (bịa những tin giật gân chẳng hạn “Bắc Kinh rúng động với nguồn tin mật về vụ đảo chính Tập Cận Bình”);
2/ “Đánh” đảng Dân Chủ Mỹ (“bọn Dân Chủ thổ tả bán đứng nước Mỹ cho Trung Quốc”);
3/ “Đánh” người da màu (“cái chết George Floyd là ngụy tạo”)…
Những bản tin này, bài viết lẫn video, luôn
được đón nhận và chia sẻ dữ dội. Chúng đơn giản thỏa mãn được tâm lý “kỳ vọng”, hơn là thuyết phục độc giả bằng dữ liệu được
xác chứng. Chúng mang đến một sự hả hê thích thú từ một đám đông bị dẫn dắt lọt
vào cái bẫy “click bait” giúp mang lại lợi
nhuận cá nhân cho những kẻ thậm chí hả hê thích thú hơn vì dễ dàng lừa thiên hạ
được khối tiền. Với những kẻ này, “Donald Trump” hay “Bill Gates” đều tương tự nhau, chỉ là “gói sản phẩm thông tin” dễ bán chạy, không hơn
không kém.
Hiện tượng ủng hộ Trump và chán ngán đảng Dân
Chủ ở Mỹ là có thật. Thái độ kỳ thị người da màu là có thật. Tâm lý thù ghét
Trung Quốc dĩ nhiên có thật. Tuy nhiên, khi “dữ liệu” và “sự kiện” được cung cấp từ những “nguồn” không biết lấy từ đâu thì cần phải xem
lại “mức độ có thật” bao nhiêu phần trăm để xác định
đó là sự thật, hay chỉ là điều mình “muốn tin” là
thật, “phù hợp” với tâm lý yêu hoặc ghét của mình. Người
ta dĩ nhiên hoàn toàn có quyền khước từ những hãng tin/tờ báo khổng lồ như New
York Times, CNN, Washington Post… khi cho rằng đó là “nơi tạo ra fake news” nhưng nếu vậy thì cũng cần
có thái độ tương tự đối với những trang tin hoặc “YouTuber” ra rả cung cấp vô số tin tức không thể
kiểm chứng tràn ngập mạng xã hội từng ngày từng giờ. Có một “nghịch lý” buồn cười: trong nhiều trường hợp,
những kẻ làm tin giả luôn gài logo những hãng tin/tờ báo lớn được “mặc định” là “nơi sản xuất tin vịt” như
CNN chẳng hạn trong những “bản tin” của
chúng, như một cách để “bảo chứng” rằng
đó không phải là tin bịa.
Chừng nào Google, Facebook hoặc YouTube có thể chặn đứng dịch tin giả như cách họ luôn mồm nói? Không bao giờ, khi mà chính họ đang gián tiếp nuôi và giúp phát triển thị trường tin giả bằng việc cho phép quảng cáo chạy vào các website hoặc kênh YouTube chuyên đăng tin vịt; khi mà thị trường fake news vẫn còn độc giả. Sẽ chẳng bao giờ dịch tin giả giảm hoặc biến mất khi mà mạng xã hội tiếp tục được “nuôi” bằng cảm xúc và được trục lợi bằng cảm xúc. Không chỉ “lợi ích kinh tế” mà cả “lợi ích chính trị”. Xét riêng Việt Nam, ai là kẻ thủ đắc nhất, về chính trị, khi xã hội và cộng đồng dồn hết năng lượng lẫn thời gian vào cuộc chiến yêu-ghét xuất phát từ sự ủng hộ hoặc chống đối những nhân vật hoặc các vấn đề hoàn toàn không liên quan nội tình đất nước? Có thể có một sự chủ ý và ngầm điều khiển dư luận lao vào cuộc “chém giết” quyết liệt này không?
Chừng nào Google, Facebook hoặc YouTube có thể chặn đứng dịch tin giả như cách họ luôn mồm nói? Không bao giờ, khi mà chính họ đang gián tiếp nuôi và giúp phát triển thị trường tin giả bằng việc cho phép quảng cáo chạy vào các website hoặc kênh YouTube chuyên đăng tin vịt; khi mà thị trường fake news vẫn còn độc giả. Sẽ chẳng bao giờ dịch tin giả giảm hoặc biến mất khi mà mạng xã hội tiếp tục được “nuôi” bằng cảm xúc và được trục lợi bằng cảm xúc. Không chỉ “lợi ích kinh tế” mà cả “lợi ích chính trị”. Xét riêng Việt Nam, ai là kẻ thủ đắc nhất, về chính trị, khi xã hội và cộng đồng dồn hết năng lượng lẫn thời gian vào cuộc chiến yêu-ghét xuất phát từ sự ủng hộ hoặc chống đối những nhân vật hoặc các vấn đề hoàn toàn không liên quan nội tình đất nước? Có thể có một sự chủ ý và ngầm điều khiển dư luận lao vào cuộc “chém giết” quyết liệt này không?
Để ý một chút sẽ thấy ngày càng xuất hiện
nhiều trang tin (tiếng Việt) viết về chính trị-xã hội Mỹ. Tin nước Mỹ, tin tức
Hoa Kỳ, chuyện nước Mỹ…, đại loại vậy. Tin tức được “cập nhật” từng giờ, với mức độ “độc đáo” và “độc quyền” đến
mức ngay cả những tờ báo lớn Việt ngữ ở Mỹ cũng không có được. Bản tin “Truy nã nhóm người da đen hiếp dâm chủ tiệm Nail&Spa Việt và
con gái trong đêm” là một ví dụ. Website “kenhtintuc247.info” là nơi đầu tiên đăng tin
trên. Cách thực hiện nội dung của những trang tin này có thể khiến nhầm tưởng
đó là hoạt động của làng truyền thông hải ngoại, như logo “Hải Ngoại News” của “newsvitality.info”. Tuy nhiên, như “newsvitality.info”, khi truy tìm nguồn gốc bằng các
trang tìm kiếm “whois”, sẽ thấy rằng “kenhtintuc247.info” cũng có xuất xứ Việt Nam. Cá
nhân, nhóm nào hoặc tổ chức nào ở Việt Nam đang làm chuyện này và với mục đích
gì?
Một số ít còn thậm chí cho rằng cần tận dụng “công cụ fake news” để thủ thắng trong cuộc chiến khuynh loát dư luận. Với nhiều độc giả, họ gần như không hề quan tâm điều đó. Họ “lắng nghe và chia sẻ” một cách cảm tính như thể tìm được một “giải đáp” đầy thỏa mãn theo kiểu “thấy-chưa, tôi-đã-nói-rồi”, khi vấn đề đang quan tâm có nội dung hoàn toàn “khớp” với tâm lý yêu-ghét của mình. Họ không muốn đề cập đến nghi vấn cần thiết rằng, ai đứng sau việc thực hiện những “bản tin” này và chúng làm điều ấy vì cái gì. Tuy vậy, có một câu hỏi lớn nên luôn đặt ra dù không nhất thiết cần câu trả lời: Ai đang bị thiệt nhiều nhất trong cơn lốc tin vịt?
Một số ít còn thậm chí cho rằng cần tận dụng “công cụ fake news” để thủ thắng trong cuộc chiến khuynh loát dư luận. Với nhiều độc giả, họ gần như không hề quan tâm điều đó. Họ “lắng nghe và chia sẻ” một cách cảm tính như thể tìm được một “giải đáp” đầy thỏa mãn theo kiểu “thấy-chưa, tôi-đã-nói-rồi”, khi vấn đề đang quan tâm có nội dung hoàn toàn “khớp” với tâm lý yêu-ghét của mình. Họ không muốn đề cập đến nghi vấn cần thiết rằng, ai đứng sau việc thực hiện những “bản tin” này và chúng làm điều ấy vì cái gì. Tuy vậy, có một câu hỏi lớn nên luôn đặt ra dù không nhất thiết cần câu trả lời: Ai đang bị thiệt nhiều nhất trong cơn lốc tin vịt?
Mạnh Kim
June 23, 2020
June 23, 2020
No comments:
Post a Comment