Lật Tẩy Khả Năng Tiềm
Kích Tàng Hình của TC
Chuyên gia phương Tây bóc mẽ tiêm kích ‘tàng hình’ J-16 Trung Quốc
Chuyên gia phương Tây bóc mẽ tiêm kích ‘tàng hình’ J-16 Trung Quốc
By
8 Tháng Hai, 2019
“Lớp
sơn màu xám phủ quanh thân tiêm kích J-16 giúp nó có khả năng tàng hình nhất
định, không thể phát hiện được bằng mắt thường và radar”, Global Times dẫn
lời đại tá Tương Giai Ký, chỉ huy một lữ đoàn tiêm kích đa năng J-16 Trung
Quốc, phát biểu hôm 31/1.
Thông tin này được giới quân sự Trung Quốc ca
ngợi, coi đó là thành tựu quan trọng của ngành công nghiệp hàng không nước này.
“Lớp sơn từ tính giúp giảm đáng kể diện tích phản xạ radar (RCS) của máy bay.
Đối phương sẽ chỉ phát hiện ra những chiếc J-16 ở khoảng cách rất gần, mang lại
lợi thế rất lớn cho tiêm kích Trung Quốc trong không chiến”, chuyên gia quân sự
Phó Tiền Tiêu khẳng định.
Tuy nhiên, giới phân tích phương Tây lại tỏ ý
hoài nghi về năng lực tàng hình của J-16, cho rằng đây chỉ là tuyên bố mang
tính phóng đại về tính năng của loại sơn mới trên tiêm kích này, khiến nó chỉ
được coi là chiến đấu cơ “gần tàng hình”.
“Không quân Mỹ từng ứng dụng sơn từ tính hấp
thụ sóng radar cho tiêm kích đời cũ suốt nhiều năm qua. Một số chiếc F-16 được
phủ sơn tàng hình như siêu tiêm kích F-35 từ năm 2012. Tuy nhiên, chúng vẫn có
RCS tới 1,2 mét vuông, lớn hơn nhiều so với con số 0,005 mét vuông của F-22 và
F-35”, nhà phân tích Ryan Pickrell cho biết.
Sơn hấp thụ radar chỉ là một phần trong thiết
kế tổng thể giúp chiến đấu cơ thế hệ 5 có khả năng tàng hình trước các hệ thống
cảm biến đối phương. “Cấu trúc khung thân của dòng F-16 không có khả năng tán
xạ sóng radar. Điều tương tự cũng xảy ra cho J-16, vốn có kích thước lớn hơn
nhiều so với F-16 Mỹ, khiến nó không thể trở thành máy bay tàng hình”, Pickrell
nói thêm.
J-16 là tiêm kích đa năng do Trung Quốc tự chế
tạo, dựa trên thiết kế sao chép từ dòng Su-27 và Su-30MKK mua từ Nga. Một số
chuyên gia hàng không đánh giá J-16 có uy lực tương đương mẫu Su-30M2 Nga và
F-15E Strike Eagle Mỹ, nhờ khả năng tấn công chính xác mục tiêu mặt đất.
Dù được coi là một trong những chiến đấu cơ
hiện đại nhất trong biên chế Trung Quốc, J-16 vẫn sử dụng khung thân nguyên bản
của tiêm kích Su-30MKK, trong đó có nhiều bề mặt phẳng và tròn dễ phản xạ sóng
radar. Điều này khiến J-16 dễ bị radar đối phương phát hiện từ khoảng cách xa
hơn nhiều so với những máy bay thế hệ 5 như F-22, F-35, Su-57 và J-20.
Màu sơn xám có thể giúp J-16 hòa lẫn vào mây
trời, khiến phi công đối phương khó phát hiện bằng mắt thường trong tình huống
cận chiến. Tuy nhiên, đây không phải tính năng mới mẻ và cũng không thể biến
J-16 thành máy bay tàng hình.
“Phần lớn chiến đấu cơ Mỹ được sơn màu ghi xám
tương tự, trong khi Nga đang thử nghiệm thiết kế sơn họa tiết ngụy trang màu
trắng – xám có độ bộc lộ quang học thấp”, Mark Episkopos, trợ lý nghiên cứu tại
Trung tâm Lợi ích Quốc gia Mỹ (CNI), cho hay.
Dòng J-16 ra mắt vào năm 2013, nhưng chỉ lần
đầu xuất hiện công khai trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 90 năm thành lập quân đội
Trung Quốc hồi giữa năm 2017. Bắc Kinh đang vận hành ít nhất ba lữ đoàn tiêm
kích J-16, chúng được coi là một trong những trụ cột tương lai của không quân
nước này.
J-16 là tiêm kích đầu tiên có thể mang đầy đủ
vũ khí do Trung Quốc chế tạo như tên lửa diệt hạm, đối không, tên lửa hành
trình đối đất, bom thông minh dẫn đường bằng vệ tinh và các thiết bị đối kháng
điện tử (ECM). Tiêm kích mới của Trung Quốc có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ
khác nhau như chiếm ưu thế trên không hay tấn công mục tiêu mặt đất và diệt
hạm.
Dòng J-16 được trang bị hệ thống radar và bám
bắt mục tiêu nội địa của Trung Quốc. Khả năng tiếp dầu trên không giúp nó tăng
cường bán kính tác chiến, cho phép thực hiện đòn đánh sâu bên trong lãnh thổ
đối phương. Ngoài ra, J-16 cũng giúp Bắc Kinh lấp khoảng trống trước khi các
tiêm kích thế hệ 5 được sản xuất hàng loạt.
“Chi phí chế tạo máy bay tàng hình J-20 quá
đắt đỏ, khó lòng đáp ứng nhu cầu biên chế đại trà và hiện đại hóa toàn diện
không quân Trung Quốc. J-16 sẽ là chìa khóa then chốt để lấp đầy khoảng trống
giữa tiêm kích thế hệ 4 và 5 của nước này”, Colin Koh, học giả tại Trường
Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore, đánh giá.
No comments:
Post a Comment