“Thuốc Rác” Từ TC Tuồn vào VN
Vạch
trần đường tuồn rác thuốc từ Trung Quốc vào Việt Nam
06/01/2019 | | 2.961
Facebook2.3KTwitterEmail
Có một loại ‘Đông dược’ mà giới buôn Trung Quốc gọi là rác thuốc.
Vậy, rác thuốc là gì, xuất xứ từ đâu, tuồn vào Việt Nam bằng cách nào? Và, có
hay không sự bảo kê của những người có trách nhiệm trong việc đưa thứ thuốc
‘bẩn’ này vào Việt Nam? Nhóm PV Điều tra Báo Người Tiêu Dùng đã bí mật xâm nhập
vào những đường dây đen tối, nơi mở cánh cửa tung các loại đông dược giả vào
thị trường Việt Nam!
Thâm nhập thị trường rác thuốc bên kia biên giới
Trong vai thương lái
cần mua Đông dược số lượng lớn với giá rẻ, chúng tôi nhanh chóng được giới
thiệu tới A Vương – một người Trung Quốc chuyên giao dịch với người Việt Nam. A
Vương nghe và nói sành sỏi tiếng Việt, quan trọng hơn người đàn ông này biết
loại Đông dược mà chúng tôi cần nằm ở đâu?
Chợ Ngọc Lâm (Quảng
Tây – Trung Quốc) là nơi đầu tiên A Vương giới thiệu cho chúng tôi để tìm nguồn
hàng. Đây là chợ Đông dược (hay còn gọi là thuốc Bắc) lớn của thế giới. Đông
dược ở Ngọc Lâm loại nào cũng có, từ hàng cao cấp đặc biệt cho đến hàng loại 1,
loại 2 và cả hàng tồn đã lên nấm mốc.
Sản phẩm Đông dược ở
Ngọc Lâm trên trời, dưới biển, thượng vàng hạ cám, thứ gì cũng có… đủ các thể
loại, giá thành khác nhau. Những chủ hàng cho biết: Kỷ tử, táo đỏ, ngư tất, nấm
linh chi, sâm… nhiều loại vốn được nhập từ Việt Nam qua đây. Thế nhưng, cũng
chính những loại này sau thời gian sử dụng lại được đóng gói, chuẩn bị quay đầu
về Việt Nam. Tất nhiên, Đông dược loại này ở một thể trạng khác.
Giới thiệu với chúng
tôi, một chủ hàng người Trung Quốc chỉ vào một thùng nấm linh chi loại xịn đang
được rao bán với mức giá 350 Nhân dân tệ/kg, tức là hơn 1 triệu đồng. Và ngay
bên cạnh, cũng là nấm linh chi, nhưng giá của loại này thì chưa đầy 30.000 đồng
và chỉ bán… về Việt Nam.
Quan sát chủ hàng
Trung Quốc dùng mo hốt rác để xúc nấm linh chi vào bao, chúng tôi không hề khó
hiểu với cách chủ hàng đối xử với thứ mà người Việt vẫn coi là sản vật hiếm có
khó tìm như thế này… Bởi, như họ đã giới thiệu, đây là loại đã được lấy hết
tinh chất, tức là hàng dùng rồi.
Còn một loại rác thuốc
khác ở Trung Quốc chính là hàng tồn kho nhiều năm không bán được, đã lên nấm
mốc. Nếu chúng tôi mua loại này thì họ “bán như cho”, và họ cũng khẳng định
rằng Việt Nam là thị trường tiêu thụ duy nhất.
Một chủ hàng khác còn
cho biết, muốn lấy chục tấn, trăm tấn cũng có, bởi người này có thể lấy lại xác
dược phẩm thải loại từ các công ty sản xuất nước uống, dược phẩm của Trung
Quốc. Loại này được tẩm ướp lại và vận chuyển qua đường biên để tuồn vào Việt
Nam, một tiểu thương tại chợ Ngọc Lâm cho biết như vậy thông qua người dẫn
đường của chúng tôi là A Vương.
Khi chúng tôi đặt vấn
đề muốn xem kho hàng thì tiểu thương tại chợ Ngọc Lâm bảo “không có tại chỗ, nó
nằm ở một kho khác”. Người này cũng không quên cho số điện thoại của chồng mình
để chúng tôi liên hệ.
Liên hệ qua số điện
thoại, chúng tôi ngỏ ý muốn đến tận nơi để xem hàng, người đàn ông (tự nhận là
A Lâm) khước từ và chỉ đồng ý gửi hình ảnh qua điện thoại.
Thông qua A Vương, A
Lâm khẳng định anh ta có thể đáp ứng được đầy đủ về chủng loại như táo tàu, la
hán quả, nấm linh chi… Và A Lâm trấn an chúng tôi: “Những loại phế phẩm như
thế, năm tấn, mười tấn hoặc một, hai trăm tấn, chỉ cần các anh đặt hàng trước 3
ngày thì không gì là không thể”.
Trước thắc mắc, la hán
quả chỉ có vỏ không có ruột, làm sao bán được? A Lâm cho biết: “Anh ngâm và đem
ra cho khách một ly nước có mùi có vị thì đố ai mà biết!”.
Đối với táo đỏ, “doanh
nhân bên kia biên giới” cho biết chỉ còn loại bị nấm mốc chứ loại rác thải công
nghiệp luôn trong tình trạng hết hàng. Nếu chúng tôi mua thì họ sẽ xử lý sản
phẩm nấm mốc thành sản phẩm tươi sạch, rồi chuyển hàng.
Chuyển bằng cách nào,
bằng đường chính ngạch thì những loại “hàng đặc biệt” này chắc chắn sẽ không
được thông quan. Vậy, phải chăng có những con đường khác?
Đây là cách mà tiểu thương Trung Quốc đối xử với nấm linh chi mà
chúng ta xem là hàng quý.
Đột nhập thủ phủ hàng lậu
Ngay cạnh khu vực biên
giới với tỉnh Lạng Sơn có một khu chợ sầm uất mang tên Lũng Vài. Khu chợ này do
chính quyền sở tại của Trung Quốc dựng lên và chủ yếu chỉ mua bán với Việt Nam.
“Hàng hóa sau khi về
đây sẽ được đưa lên xe để thông quan theo đường chính ngạch. Một phần không nhỏ
sẽ được chuyển đi những kho giáp biên để “thông quan” theo một cách khác!” – A
Vương cho biết.
Nói về việc “thông
quan” theo một cách khác, A Vương giải thích, có những loại hàng không thể
thông quan chính ngạch nên buộc phải “thông quan” theo đường không chính ngạch.
Đông dược là một ví dụ điển hình cho việc “thông quan” này.
Những con đường buôn
lậu lớn được A Vương kể tên như Cột mốc 05, 06, “cửa khẩu” A Liên… Tại đây cửu
vạn vác hàng theo lối mòn từ những kho kế cận ra cột mốc để “thông quan” rồi
vượt đồi để về Việt Nam.
Có mặt tại những kho
hàng giáp biên trong nhiều ngày, chúng tôi cảm thấy “choáng” với một lượng hàng
khủng khiếp được đưa về đây và cũng chuyển đi mỗi ngày. Và choáng hơn, khi đội
ngũ cửu vạn ở mỗi kho lên tới cả ngàn người, trong đó có cả người già và phụ
nữ.
“Anh đừng thấy phụ nữ
mà chê, mỗi người vác 80 kg đi đồi là bình thường. Mấy bà già kia còn vác được
tới 60 kg đấy” – một cửu vạn cho biết.
Theo các cửu vạn, giai
đoạn này hàng ít nên cửu vạn cũng ít hơn. Đỉnh điểm nhất là mùa giáp Tết, hàng
chất cao như núi ở kho, chen chúc nhau ở bãi ngoài biên. Cửu vạn mùa giáp Tết ở
mỗi kho lên đến vài ngàn người.
Trong suốt những ngày
có mặt ở các kho hàng giáp biên, chúng tôi thấy được hàng vừa vào kho sẽ được
vác ngay ra phía đồi (hướng về Việt Nam) sau khi làm thủ tục ở trạm “BOT” của
kho. Hàng trăm tấn hàng hóa cứ thế rồng rắn tập trung ngay cửa rào chắn của bộ
đội biên phòng Việt Nam và “chờ đợi”…
“Thông quan” đường tiểu
ngạch
Cứ 19h đêm, tại một
cửa rào của biên phòng ở khu vực Cột mốc 05-06, tiếng cửu vạn í ới gọi nhau lên
hàng để “về nước”…
Theo một lãnh đạo biên
phòng Cốc Nam (thuộc Đồn Biên phòng Tân Thanh, Lạng Sơn), những cánh cửa sắt
này được cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn cấp kinh phí để làm và chỉ khi cần
thiết cửa mới được mở và luôn được lực lượng biên phòng canh giữ.
Từng đoàn người nối
tiếp nhau, “vô tư” cõng hàng từ vùng đất của Trung Quốc về Việt Nam. Họ chỉ
dừng lại đôi chút trước cánh cửa sắt “luôn được khóa chặt” (theo cách nói cán
bộ Biên phòng) để đưa một cái gì đó rồi tiếp tục qua cửa sắt như “người tàng
hình” để vào địa phận.
Và, chỉ trong vòng 3
giờ đồng hồ, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tấn hàng hóa các loại đã “thông
quan” trót lọt.
Những “bóng ma trong
đêm” cứ lầm lũi tiến bước mà không hề vấp phải sự kiểm tra, kiểm soát nào của cơ
quan chức năng. Có chăng là những tiếng chửi bới, la hét của những tên “chim
lợn” (cách gọi của cửu vạn đối với những kẻ canh đường cho một ông trùm) khi
cửu vạn đi quá chậm vì vác nặng.
Cửu vạn sau khi “thông
quan” ở cửa sắt sẽ vượt qua một khu đồi khoảng 1 km để xuống “đồng bằng”. Tại
đây, sau khi làm tiếp thủ tục tại “BOT Việt Nam” (từ 10-20 ngàn đồng, tùy khối
lượng hàng), cửu vạn sẽ vác tiếp khoảng 300 m để đến bãi tập kết của xe thồ.
Xe thồ là xe của những
chủ kho ở Việt Nam thuê để chở hàng về nhập kho. Chỉ cần cửu vạn vác tới là đã
có xe chờ sẵn. Và coi như cửu vạn đã xong một chuyến hàng rồi quay trở lại bên
kia biên giới để tiếp tục chuyến thứ 2.
Những chiếc xe thồ,
sau khi nhận gần 300 kg hàng sẽ phóng vun vút trong đêm trên những đường mòn,
lối mở để ra đường lớn. Rồi hướng về Đền mẫu Đồng Đăng, chui tọt vào một “quần
thể” kho phía sau.
Cứ thế, những chiếc xe
gào rú trong đêm gây náo động cả một vùng trời biên giới…
Cục Phó Cục Quản lý Thị trường Việt Nam Trần Hùng sau khi xem
những hình ảnh phóng viên cung cấp đã thốt lên: “Quá khủng khiếp! Đây là một
tội ác!”
Với trách nhiệm của mình, ông Hùng khẳng định, sẽ báo cáo lãnh đạo
và lên kế hoạch để triệt phá hàng gian, hàng lậu, hàng giả theo chức năng và
nhiệm vụ của Cục Quản lý Thị trường.
THẾ MỸ – HOÀNG LAN / Người tiêu dùng.
No comments:
Post a Comment