Anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng
Bích
Huyền
“Thời
gian là tất cả hương và phấn
Xóa
nhòa đi bao ký ức xa xăm”
Tôi
không nhớ hai câu thơ đó của ai – một người bạn đã chép vào trong tập lưu bút
của tôi thời đi học. Thời gian sẽ qua đi, nhưng có thật thời gian sẽ xóa nhòa
đi tất cả hay không? Có thể xóa mờ lắm, nhưng tất cả thì không thể đâu. Trong
vòm trời kỷ niệm, có những hình ảnh nhòa nhạt, mờ mờ, ảo ảo, thấp thoáng ẩn
hiện như trong một giấc mơ, nhưng cũng có những hình ảnh rõ rệt đến không ngờ.
Một lúc nào đó hiện ra bất chợt, chẳng hạn như được đọc một bài thơ, được nghe
một bản nhạc quen thuộc xa xưa.
Cố Nhạc sĩ Nguyễn Văn
Đông (1932 - 2018) Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông - Một tên tuổi lớn của nền văn
nghệ ở miền Nam Việt Nam và là ...
|
||
“Anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng.
Ngoài mưa khuya lê thê qua ngàn chốn sơn khê,
Non nước ơi! hồn thiêng của núi sông tiếp
trong lòng thế hệ,
Nghìn sau nối nghìn xưa …
Bao ước mơ giữa khung trời phiêu lãng.
Chờ mùa xuân tươi sang, nhưng mùa thắm chưa
sang.
Anh đến đây rồi anh như áng mây, chút phương
trời ấm lạnh hòa chung mái nhà tranh.
Anh như ngàn gió ham ngược xuôi theo đường
mây, tóc tơi bời lộng gió bốn phương.
Nước non còn đó, một tấc lòng không mờ xóa
cùng năm tháng …
Mấy ai ra đi hẹn về dệt nối mối tơ duyên?
Khoác lên vòng hoa trắng, cầm tay nhau đi em,
tơ trời quá mong manh …
Anh hỡi anh, đường xa vui đấu tranh.
Giữa khung trời gió lộng, nghìn sau tiếp
nghìn xưa …”
Bài
hát đẹp như lời thơ ấy gợi lên những hình ảnh chia ly một thời không khí chiến
tranh tràn ngập trên đất nước Việt Nam … Bài hát mô tả một đêm mưa. Mưa như
chưa bao giờ mưa nhiều thế, mưa như … ngàn chốn sơn khê …, người lính từ mặt
trận trở về thăm người yêu nhỏ bé. Áo quần nhà binh còn đượm mùi thuốc súng.
Người thanh niên ấy, nối tiếp truyền thống nghìn xưa, lên đường giữ nước, để
cho những ước mơ cất cánh tung bay giữa khung trời gió lộng. Người thiếu nữ ở
lại nhà, âm thầm lặng lẽ, chung thủy đợi mong để người ra đi yên tâm ngoài trận
tuyến.
Hạnh
phúc của họ là giây phút gặp nhau để chỉ kịp choàng vòng hoa chiến thắng, chỉ
kịp cầm tay nhau ánh mắt yêu thương. Hạnh phúc ấy mong manh quá, như những sợi
tơ trời, mong manh nhưng rất đẹp, và Nguyễn Văn Đông, người chiến sĩ, người
nhạc sĩ đã ghi lại trong bài hát “Mấy Dặm Sơn Khê”.
Nhạc
sĩ Nguyễn Văn Đông là một sĩ quan cao cấp trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với
cấp bậc Đại Tá. Mặc dù ông là con trai duy nhất trong một gia đình danh giá ở
Tây Ninh, nhưng theo tiếng gọi của quê hương đất nước, người thanh niên mang
tên Nguyễn Văn Đông ấy đã lên đường nhập ngũ. Suốt một đời phục vụ cho lý tưởng
quốc gia, ông rất yêu đời lính chiến và thể hiện tình yêu ấy trong những sáng
tác được rất nhiều người yêu mến: “Mấy Dặm Sơn Khê”, Hải Ngoại Thương Ca, Chiều
Mưa Biên Giới, Phiên Gác Đêm Xuân, Sắc Hoa Màu Nhớ, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp
Lớp, v.v…”.
Rồi
sau ngày 30-4-1975, cũng như bao nhiêu sĩ quan và viên chức chính quyền cũ, Đại
tá Nguyễn Văn Đông phải vào tù. Suốt mười năm tù đày là ngần ấy thời gian sức
khỏa của ông vô cùng sa sút, ra vào bệnh xá nhiều lần, thập tử nhất sinh, cho
nên tin tức loan ra cho hay ông đã từ trần.
Tôi
nhớ có một ngày, cách đây khoảng năm năm, cùng bạn hữu thực hiện chương trình
nhạc yêu cầu trong đó có bài hát “Nhớ Một Chiều Xuân” của Nguyễn Văn Đông.
Thính giả gọi vào yêu cầu rất nhiều đến nỗi không thể đọc hết tên cùng lời nhắn
gửi người thân qua bài hát ấy cùng với nét nhạc mênh mông réo rắt:
“Chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một người.
Chạnh lòng tôi khơi bao niềm nhớ.
Người nơi xa xăm phương trời ấy.
Người còn buồn còn thương còn nhớ.
Nắng phai rồi, em ơi!
Chiều xuân có một người ngơ ngác đi tìm.
Một tình thương nơi phương trời cũ.
Chiều nay hoa xuân bay nhiều quá.
Chiều tàn dần phai trên ngàn lá.
Tìm đâu bóng hình ai?”
Bài
hát vang lên giữa trời xa lạ xứ người. Mùa xuân nơi đây, hoa xuân phơi phới
khoe sắc trên những con đường thành phố, hoa dọc theo xa lộ, hoa thấp thoáng
trong mỗi khu vườn nhà ai đó … Nắng chiều làm nhạt dần sắc màu rực rỡ nhưng làm
tăng thêm nỗi nhớ. Những cánh hoa trở nên mong manh, lòng người xa xứ bay bổng
theo nét nhạc của Nguyễn Văn Đông, rồi chùng xuống trong niềm nhung nhớ khôn
cùng:
“Một thoáng hương xưa chợt trở về.
Như khói hoàng hôn cay trên mắt.
Cố nhân xa … xa tít ngàn khơi.”
Người
xưa quê cũ xa cách muôn trùng. Biết có bao giờ trở lại, gặp lại? Và rồi trong
giây phút thả hồn theo tiếng hát Hà Thanh, tôi chợt nhớ đến tác giả Nguyễn Văn
Đông, người đã nằm xuống trong trại tù Cộng Sản. Như một phản xạ tự nhiên, tôi
nói trong nỗi xúc động vô cùng, bằng tấm lòng thương tiếc chân thành: “Trong
một buổi chiều cuối năm, bài hát Nhớ Một Chiều Xuân vang lên như một làn khói
hương tưởng niệm người nhạc sĩ tài ba của nền âm nhạc Việt Nam”.
Liền
sau đó, biết bao nhiêu tiếng điện thoại reo, chia sẻ nỗi buồn cũng có, phản đối
tôi loan tin … thất thiệt cũng có (trong đó có điện thoại của ca nhạc sĩ Duy
Khánh, nhạc sĩ Xuân Điềm …, những người bạn chí thân của nhạc sĩ Nguyễn Văn
Đông, họ vẫn thường liên lạc với nhau).
Thế
là tôi được biết tin nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vẫn còn sống qua nhạc sĩ Xuân Điềm.
Sau mười năm tù đày, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông trở về với một hình hài mang nhiều
thương tật. Thế nhưng tinh thần vẫn sáng suốt và chờ đợi ngày ra đi. Kể từ đó,
mỗi khi tôi thực hiện chương trình trên làn sóng của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, mỗi
lần phát nhạc của Nguyễn Văn Đông, bao giờ tôi cũng gửi một lời thăm hỏi, rằng
những người ở nơi xa vẫn ái mộ những ca khúc thời chiến của Nguyễn Văn Đông,
vẫn hát nhạc Nguyễn Văn Đông, vẫn nhớ người làm ra những tình khúc thời chinh
chiến, nhưng lại rất êm đềm, đầy chất thơ lãng mạn …
“Mấy ai ra đi hẹn về dệt nốt tơ duyên.
Khoác lên vòng hoa trắng, cầm tay nhau đi
anh, tơ trời quá mong manh.
Anh hỡi anh, đường xa vui đấu tranh, giữa
khung trời gió lộng, nghìn sau nối nghìn xưa …”
Còn
hình ảnh nào xót xa hơn, ngậm ngùi hơn? Nhưng cũng thơ hơn, lãng mạn hơn hình
ảnh những cuộc chia tay nhau trong đó bối cảnh đất nước chiến tranh ngày ấy –
trong nhạc Nguyễn Văn Đông?
Tôi
yêu nhạc Nguyễn Văn Đông như yêu thơ Quang Dũng. Với hai người chiến sĩ nghệ sĩ
này, những tình cảm về quê hương, về đồng bào, về đồng đội, về gia đình, về
người yêu … như được thăng hoa, trở nên lóng lánh vô ngần.
Với Quang Dũng thì:
“Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa.
Đêm đêm sông Đáy lạnh đôi bờ.
Thoáng hiện em về trong đáy cốc.
Nói cười như chuyện một đêm mơ.”
hay là:
“Xa quá rồi em người mỗi ngã.
Bên này đất nước nhớ thương nhau.
Em đi áo mỏng buông hờn tủi.
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào.”
Với Nguyễn Văn Đông, trong bài hát “Khúc Tình
Ca Hàng Hàng Lớp Lớp” cũng có những tình cảm vấn vương như thế:
“Ngày mai xa cách nhau.
Một người gối chiếc cô phòng, một người gác
núi ven rừng, chân mây đầu gió …
Còn đây đêm cuối cùng, nhìn em muốn nói
chuyện người Kinh Kha,
ngại khơi nước mắt nhạt nhòa môi em …”
Tất
cả những hình ảnh trên, những tình cảm trên của Quang Dũng cũng như của Nguyễn
Văn Đông nói lên dùm tâm trạng của những người trai lên đường làm lịch sử. Thơ
nhạc là khúc hát quân hành nhưng cũng là những giọt lệ từ ly … bi hùng và lãng
mạn. Buồn nhưng đẹp lắm:
“Phương trời anh đi, xa xôi vạn lý.
Đêm nằm gối súng chung ánh trăng nhưng đôi
đường ly cách trong tình thương …”
Những
bài hát thời chinh chiến của Nguyễn Văn Đông, vượt qua thời gian, vượt qua biên
giới, ở lại mãi mãi trong lòng người yêu thơ, yêu nhạc. Tôi nhớ thập niên 1960,
ca sĩ Hùng Cường, nữ ca sĩ Hà Thanh hát rất hay bài “Mấy Dặm Sơn Khê”. Tiếng
hát của Hùng Cường không phải tiếng hát mà tôi hằng yêu mến, nhưng nếu nói đến
những nhạc phẩm “Ông Lái Đò” và “Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp” thì phải nhắc
đến Hùng Cường. Và trên 40 năm sau, ngày nay có một ca sĩ trẻ tuổi hát nhạc
phẩm “Mấy Dặm Sơn Khê” thật truyền cảm tuyệt vời, đó là ca sĩ Anh Dũng, trong
một CD của trung tâm Diễm Xưa. “Nghìn sau nối nghìn xưa …”, có phải chăng là
thế?
Thi
ca và lịch sử, cùng đời sống đã quyện lẫn vào nhau tạo nên một bức tranh khói
sương huyền ảo. Ở đó chất chứa biết bao nhiêu điều đáng nhớ, đáng ghi. Tôi nhớ
những ngày tháng đầu của 1975, khi những hình bóng ngu ngơ khờ khạo của các
“chú bộ đội giải phóng” trẻ măng xuất hiện ở thành phố Sài Gòn, ai cũng cười,
cũng ghét. Nhưng trong lòng tôi thầm tội nghiệp cho lớp người trẻ tuổi đó. Sinh
ra và lớn lên ở một xã hội bưng bít, họ có biết gì đâu!
Càng
thương hơn khi có người hát “Chiều Mưa Biên Giới” của Nguyễn Văn Đông và nói
rằng bài hát đó của … “ta”. Nếu họ biết rằng bài hát đó của … “địch”, của một
vị Đại Tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thì sao nhỉ? Với tôi, chỉ biết rằng nhạc
Nguyễn Văn Đông không biên giới, vượt cả không gian lẫn thời gian vĩnh cửu.
“Chiều mưa biên giới anh đi về đâu.
Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu.
Kìa rừng chiều âm u rét mướt, chờ người về
vui trong giá buốt.
Người về … bơ vơ”
Đó
là hình ảnh người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa nơi giới tuyến. Họ trưởng thành
trong bóng dáng quê hương đậm màu khói súng. Người lính với chiếc nón sắt che
đầu …
“Đêm
đêm chiếc bóng bên trời, vầng trăng xẻ đôi, vẫn in hình bóng một người …”
Đất
nước Việt Nam thân yêu, với “hai mươi năm chiến tranh, hai mươi năm dài, người
lính hầu như không ngủ. Hai mươi năm có mấy ngàn ngày để anh ra đi từ sáng tinh
mơ, chân dẫm ướt ngọn sương mai trên cỏ. Hai mươi năm có tới mấy ngàn đêm, bóng
anh mịt mờ trong núi rừng lạnh giá. Hai mươi năm, anh nghe tiếng đại bác nổ
vang trời không nghỉ.
Tiếng
mưa bom, đạn réo bên mình. Tiếng xe tăng nghiền nát đường quê hương. Hai mươi
năm, anh đã đem sinh mạng của mình đặt trên đường bay của đạn. Đem hy vọng cuộc
đời đặt trên khẩu súng thân quen … hay đã đem tình yêu và nỗi nhớ đặt trên đầu
điếu thuốc? (Nguyễn Thị Thảo An)
“Đường rừng chiều cô đơn chiếc bóng.
Người tìm về trong hơi áo ấm, gợi niềm xa
xăm.
Người đi khu chiến thương người hậu phương.
Thương màu áo gửi ra sa trường.
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng, thì đường
trần mưa bay gió cuốn, còn nhiều em ơi! …”
Với
những tình khúc Nguyễn Văn Đông, hình ảnh và tâm tư người chiến sĩ Việt Nam
Cộng Hòa rất là rõ nét, mặc dù ông không mô tả rõ ràng. Chất thơ trong lời,
trong nhạc của Nguyễn Văn Đông bàng bạc,phảng phất rất thơ mộng nhưng lại là
một cái gì rất thưc. Nhạc Nguyễn Văn Đông bay bổng nhẹ nhàng nhưng sâu lắng.
Lời hát diễm lệ bay bướm nhưng không cao xa. Những nỗi niềm thương nhớ, những
gặp gỡ ly tan, những hy vọng đợi chờ, những đớn đau hạnh phúc … trong nhạc
Nguyễn Văn Đông rất gần gũi với cuộc sống và tâm hồn của nhiều người, mọi tầng
lớp trong xã hội. Người ta nghe nhạc Nguyễn Văn Đông bằng trái tim và bằng cả
tâm hồn …
Cho
dù là ngày nay, chinh chiến đã xa rồi, nhưng người ta vẫn nghe nhạc Nguyễn Văn
Đông, quí mến và trân trọng. Giới trẻ vẫn thích nhạc Nguyễn Văn Đông, mà mỗi
bản nhạc là một bức tranh bi hùng và diễm lệ của một thời lịch sử đã qua, theo
năm tháng bức tranh ấy tuy có phôi pha màu sắc,thế nhưng vẻ lóng lánh trong lời
thơ, nét nhạc thì vẫn quí giá như những viên ngọc tâm hồn. Trong cái nền của
bức tranh quê hương ấy nổi bật lên hình ảnh người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa
oai hùng mà lãng mạn.
“Anh như ngàn gió ham ngược xuôi theo đường
mây.
Tóc tơi bời lộng gió bốn phương.
Nước non còn đó, một tấc lòng không mờ xóa
cùng năm tháng …”
Một
buổi chiều, trong phòng thu âm cùng Minh Phượng, Uyển Diễm và Mai Phương thực
hiện chương trình Thơ Nhạc, chúng tôi không khỏi xúc động bồi hồi khi tiếng hát
Anh Dũng vang lên tha thiết êm đềm trong “Mấy Dặm Sơn Khê” của Nguyễn Văn Đông
… chan chứa tình quê hương đất nước:
“Non nước ơi! hồn thiêng của núi sông.
Tiếp trong lòng thế hệ, nghìn sau nối nghìn
xưa …”
Bích
Huyền
No comments:
Post a Comment