Bệnh tiểu đường và các loại thuốc chữa
BS. Hồ Ngọc Minh August 02, 2017
Trong vòng 50 năm qua, có rất nhiều thuốc trị bệnh tiểu đường khác nhau
đã được phát minh và cho phép sử dụng. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây do
Viện Nghiên Cứu Quốc Gia (National Institutes for Health) đài thọ cho thấy, tuy
rằng các loại thuốc nầy có làm giảm lượng đường trong máu, nhưng lại không giảm
nguy cơ bị bệnh tim mạch và giảm tỉ số tử vong.
Theo nghiên cứu của ACCORD (Action to Control Cardiac Risk in Diabetes),
khi theo dõi trên 10,000 người bị bệnh tiểu đường có sử dụng thuốc, cho dù
lượng đường trong máu có giảm đi, nhưng bệnh nhân thì không khoẻ mạnh hơn tí
nào cả. Dù bệnh nhân có sử dụng thuốc hay không, nguy cơ bị bệnh suy thận, bệnh
tim mạch, tai biến não vẫn không thay đổi.
Thế thì tại sao lại sử dụng thuốc? Không lý nào thuốc trị bệnh tiểu
đường là vô giá…trị?
Để tìm hiểu tại sao, chúng ta cần hiểu về cội nguồn của bệnh tiểu đường.
Thử tưởng tượng, cơ thể của chúng ta là một thùng phi chứa đường, gồm có
hai ngăn, một bên là máu và bên kia là tế bào, là bắp thịt, là nội tạng… Dĩ
nhiên là sức chứa của thùng phi có giới hạn. Khi chúng ta ăn thức ăn có chứa
đường và tinh bột, một số lượng đường sẽ được ngăn bên tế bào sử dụng, phần dư
sẽ được chứa dưới dạng đa đường glycogen, đại khái giống như một loại mật có
đường. Phần dư hơn nữa sẽ được chứa thành mỡ. Sự luân lưu của đường chịu sự ảnh
hưởng của chất insulin, tiết ra từ tuyến tuỵ pancreas. Trong trường hợp lượng
đường tăng cao và chất insulin không đủ hay không làm việc hữu hiệu, lượng
đường dư sẽ tràn qua bên máu và thải ra ngoài nước tiểu, gọi là bệnh tiểu đường.
Như thế nhiệm vụ chính của insulin là chuyển đường từ máu vào trong tế
bào, cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể. Khi lượng đường trong máu tăng vọt
mà lượng insulin vẫn bình thường hay cao hơn bình thường, tình trạng gọi là vô
cảm hay lờn insulin, insulin resistance, đưa đến tiểu đường. Một số người sanh
ra đã có khuynh hướng bị vô cảm với insulin như trong trường hợp bệnh nhân bị
Hội Chứng Đa Nang Buồng Trứng (Polycystic Ovary Syndrome). Vòng lẩn quẩn ở đây
là chứng vô cảm với insulin làm tích luỹ mỡ, và khi mỡ tăng thì trở lại làm cho
sự vô cảm nặng thêm. Hơn nữa, khi tuổi tác càng lớn, sự vô cảm với insulin cũng
tăng theo. Cuối cùng, sự viêm kinh niên (chronic inflammation) và stress cũng
làm cho chứng vô cảm với insulin nặng thêm.
Thế thì, những thứ thuốc trị bệnh tiểu đường có thực sự làm cho lượng
đường thặng dư biến mất đi hay không? Câu trả lời là không! Thật ra chúng chỉ
có tác dụng “đẩy” đường từ máu vào trong tế bào, nhưng không giải quyết được
nguồn cội của vấn đề. Nhhĩa là, nếu ăn nhiều đường quá thì đường cũng sẽ dư
thừa đâu đó trong máu, trong cơ thể, dưới dạng mỡ.
Trong các loại thuốc chữa trị bệnh tiểu đường, insulin, sulphonylureas,
metformin là ba loại xưa nhất.
Insulin gồm có một số thương hiệu cũ như Humulin, Iletin I NPH, Novolin, và một số thương hiệu mới như Lispro (Humalog), Aspart (Novolog), Glulisine (Apidra), Velosulin, Basaglar, Lantus, Toujeo, Levemir, Tresiba… nói chung để phụ thêm cho chất insulin tiết ra từ tuyến pancreas.
Insulin gồm có một số thương hiệu cũ như Humulin, Iletin I NPH, Novolin, và một số thương hiệu mới như Lispro (Humalog), Aspart (Novolog), Glulisine (Apidra), Velosulin, Basaglar, Lantus, Toujeo, Levemir, Tresiba… nói chung để phụ thêm cho chất insulin tiết ra từ tuyến pancreas.
Thuốc sulphonylureas, có tác dụng kích thích tế bào của tuyến tuỵ
pancreas sản xuất thêm insulin. Một số thương hiệu gồm có: Diabinese, Amaryl,
Glucotrol, DiaBeta, GlipiZIDE XL, Micronase, Orinase…
Thuốc Metformin là loại thuốc xưa nhất và rẻ tiền nhất. Được sáng chế
vào khoảng năm 1950 và cho sử dụng bên Anh, nhưng không được sử dụng bên Mỹ mãi
cho đến khoảng năm 1996. Thuốc có tác dụng làm tăng độ nhạy với insulin. Gần
đây, một số nghiên cứu sơ khởi cho rằng thuốc có triển vọng làm tăng tuổi thọ
và chống lão hoá.
Trong các loại thuốc mới có các loại gọi là DPP 4 inhibitors, với các
thương hiệu như Januvia (Sitagliptin), Galvus (Vildagliptin), Onglyza
(Saxagliptin), Tradjenta (Linagliptin) làm tăng sự sản xuất của insulin và làm
giảm đường trong máu.
Một loại thuốc mới khác, Victoza (liraglutide), cũng có tác dụng làm
tăng lượng insulin sản xuất ra và ngăn chặn cho thức ăn chậm rời khỏi bao tử.
Làm như thế để cho người sử dụng thuốc lâu đói và ăn ít lại. Nói chung là cố
tình làm cho ăn không tiêu, vì thế có phản ứng phụ là ói mửa.
Còn một nhóm thuốc không mới lắm đã được sử dụng trên toàn thế giới,
ngoại trừ ở Mỹ, có tên là Acarbose. Thuốc này có tác dụng làm cho các thức ăn
có chứa tinh bột không tiêu hoá được, do đó, không biến ra thành đường khi ăn
vào.
Cuối cùng một nhóm thuốc mới nhất có tên là SGLT2, đã được sử dụng bên
Anh, gồm có các thương hiệu như Forxiga (Dapagliflozin), Invokana
(Canagliflozin), và Jardiance (Empagliflozin). Trái với các loại thuốc trên đây
làm giảm lượng đường trong máu, thuốc này lợi dụng phản ứng phụ của bệnh tiểu
đường, nhấn mạnh chữ “Tiểu” trong “Tiểu Đường”, nghĩa là thúc trái thận tiểu ra
đường càng nhiều càng tốt.
Động cơ chính của các loại thuốc, tựu trung, gồm có giảm lượng đường
trong máu bằng cách bớt lượng đường sản xuất ra , giảm đường thấm qua ruột,
“cất” đường vào cơ thể, hay tháo đường ra ngoài qua nước tiểu.
Các loại thuốc mới, theo nghiên cứu, có giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch
chút ít nhưng đồng thời làm giảm cân đột ngột. Tuỳ theo sự suy nghĩ, đây là
điểm lợi hay hại của thuốc, nếu sử dụng lâu dài để giảm cân, nếu không nói là
đùa với lửa!
Đọc xong danh sách các loại thuốc chữa bệnh tiểu đường trên đây , dù
chưa uống thuốc cũng đủ thấy chóng mặt và ói mửa, là các phản ứng phụ chính khi
sử dụng các loại thuốc này.
Nói chung, thuốc chỉ giúp ta giải quyết vấn đề tạm thời, nhưng không
giải quyết được nguồn cội của vấn đề. Thí dụ như, khi quét rác, “cất” rác dưới
gậm giường, hay cất đồ junk ra garage không làm sạch nhà cửa.
Vì thế, chỉ trong trường hợp cơ thể tuyệt đối không sản xuất được
insulin, còn ngoài ra chỉ nên xem thuốc chữa bệnh tiểu đường là giải quyết ngắn
hạn và giới hạn. Nếu nói rằng, nguyên nhân của bệnh tiểu đường là do sự vô cảm
của insulin, và lượng đường ăn vào quá thặng dư, thì tại sao chúng ta không
giải quyết vấn đề hữu hiệu hơn, đơn giản hơn bằng cách ăn ít lại và tăng cường
vận động? Giảm cân, tập thể dục thể thao còn làm tăng độ nhạy của insulin và
làm giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch một cách tích cực.
XƯA NAY CỨ TƯỞNG MẬP MỚI BỊ TIỂU ĐƯỜNG, BỊ ỐM CŨNG TIỂU ĐƯỜNG
ReplyDelete