Phong
trào dân chủ bị đe dọa
Kính Hòa, phóng viên
RFA
2017-01-30
2017-01-30
Người dân biểu tình
trước Tòa án nhân dân Hà Nội, nơi diễn ra phiên xử blogger Basam Nguyễn Hữu
Vinh ngày 23 tháng 3 năm 2016. Ảnh minh họa.
Cuộc trấn áp vẫn tiếp
tục
Thêm một người phụ nữ
hoạt động dân sự nữa bị bắt. Bà Trần Thị Nga bị công an ập vào nhà bắt giữ vào
ngày 21 tháng giêng, chỉ vài ngày trước Tết nguyên đán để lại hai con còn nhỏ.
Bà Nga được biết đến
là người đấu tranh chống những sai trái trong việc đưa công nhân ra nước ngoài
đi làm thuê, và đấu tranh cho những nông dân bị mất đất.
Blogger Châu Đoàn đặt
ra câu hỏi tại sao nhà cầm quyền lại bắt giam một người phụ nữ không một tấc
sắt trong tay:
Bắt để đe doạ những
người đấu tranh khác? Có thể đấy là tư duy của những người đưa ra quyết định
nhưng đấy là một sai lầm. Những người đã tham gia vào đấu tranh, nếu sợ họ đã
không làm từ đầu. Việc bắt bớ một người với lý do thiếu thuyết phục sẽ chỉ
khiến họ phẫn nộ hơn và có thể sẽ khiến cả những người không quan tâm tới chính
trị sẽ ít thiện cảm hơn với chính quyền.
Những người đã có đủ
dũng khí để đấu tranh đều hiểu một điều đơn giản là đời chỉ có một lần, thời
gian sống thực ra cũng không là bao nhiêu, sống làm sao cho có ý nghĩa nhất và
để được thế thì họ cần phải sống đúng là mình. Nỗi sợ, nếu có chỉ là thoáng qua
và sẽ bị chôn vùi bởi khát vọng đẹp đẽ. Do vậy mà càng sống, nỗi sợ trong họ
càng ít đi, và nếu đã đấu tranh, họ sẽ ngày càng quyết liệt hơn mà thôi.
Hình ảnh gương mặt
không sợ hãi của bà Nga được lan truyền khắp các trang blog và mạng xã hội, bên
cạnh những nét mặt mà blogger Cánh Cò mô tả là hoàn toàn thiếu tự tin, đầy tự
ti của các nhân viên công an, điều mà Cánh Cò cho rằng thể hiện rõ ràng sự nhỏ
mọn của nhà cầm quyền:
Sự nhỏ mọn mà chính
quyền Việt Nam dung dưỡng cho công an các cấp biểu hiện trên từng khuôn mặt của
những cán bộ thi hành lệnh bắt giam chị. Mỗi ánh mắt hay từng cái nhếch mép,
hành động đều toát lên vẻ ác độc và đầy tự ti. Chiếc còng số 8 tra vào tay chị
trong khi kẻ cầm nó lại không dám nhìn vào mắt người mà chúng cho là phản động.
Chị Nga đúng là phản động theo ngữ nghĩa tích cực nhất: Thay đổi tư duy nhỏ mọn
của bọn cầm quyền.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh
nhìn thấy trong cuộc bố ráp vây bắt bà Nga của lực lượng an ninh, có một điều
gì đó mỉa mai khi so với những cuộc tìm kiếm vô vọng, cũng của cơ quan an ninh,
đối với các quan chức cao cấp của nhà nước phạm tội tham nhũng,
Cuộc vây bắt rầm rập
và quá chuyên nghiệp đến mức người ta nhớ đến các cuộc ra đi khỏi Việt Nam một
cách thư thả, của các quan tham nhũng như Trịnh Xuân Thanh, mà tiếng hô vang
truy tìm giống như một trò chơi trốn tìm của trẻ con.
Thật dễ nhận ra, ở đâu
cũng vậy, khi một nhà nước kinh sợ công lý và sự thật, tìm cách trấn áp, thì
chắc chắn đó là một nhà nước tăm tối và vô luân.
Truyền hình Việt nam
đưa tin vụ bắt bà Trần Thị Nga hôm 21/1/2017Screen shot
Đề cập tới công lý,
Thiên Luân nhắc lại câu chuyện một quyển sách về pháp luật Việt Nam in hình một
diễn viên hài mặc quần ngắn cách đây đã lâu, tác giả viết trên trang Dân Luận
về sự bế tắc của ngành tư pháp Việt Nam dưới sự lãnh đạo tòan diện của đảng
cộng sản Việt Nam:
Tòa án theo nghĩa là
biểu tượng của Công lý, là nơi công dân gửi gắm niềm tin rằng bất kỳ vi phạm
pháp luật nào cũng bị xử lý nghiêm minh. Nhưng tòa án ở nước ta không làm được
như vậy. Các tranh tụng tại tòa không được coi trọng, vai trò luật sư thì mờ
nhạt - phiên tòa như “đấu tố”. Nên nói không ngoa rằng, tòa án chỉ là cơ quan
hợp thức hóa các khâu trước của cơ quan điều tra và viện kiểm sát.
Nói thêm rằng, với cơ
chế hiện nay, tòa án khó mà độc lập khi xét xử và người thẩm phán khó có thể có
đủ bản lĩnh để độc lập. Tòa án như một cơ quan hành chính và người thẩm phán
như là một công chức trong hệ thống hành chính và họ điều là Đảng viên mà Đảng
viên phải chịu sự chỉ đạo cấp ủy. Cho nên chỉ có ở xứ ta mới những quy tắc “bất
thành văn” như báo cáo án, thỉnh thị án, duyệt án… Nhà văn Vũ Thư Hiên nhận
xét: “Cái này thì rõ ràng, rằng là những gì tôi biết tới nay thì đảng đều có sự
can thiệp vào công việc của tòa án.”
Trở lại với vụ bắt giữ
bà Trần Thị Nga, đây là vụ mới nhất trong một loạt vụ bắt bớ các nhà hoạt động
xã hội dân sự và bất đồng chính kiến trong một thời gian rất ngắn. Giải thích
hiện tượng này, tác giả Trương Nhân Tuấn nhắc lại nhận định của ông cách đây
không lâu rằng bây giờ giới đấu tranh dân chủ ở Việt Nam rất đơn độc, vì các
quốc gia dân chủ phương Tây vốn chống lưng cho phong trào dân chủ khắp nơi trên
thế giới đang phải lo toan những việc khác trong đất nước của họ.
Xã hội công an trị bị
tháo ra từng mảnh
Những hành động trấn
áp bất đồng chính kiến được blogger Nguyễn Anh Tuấn cho là nằm trong cách hành
xử của những kẻ chưa kịp khôn lớn nhưng đã lên cầm quyền. Những người cầm quyền
này áp dụng một tiêu chuẩn đạo đức mà Nguyễn Anh Tuấn gọi lại là một thói quen
đạo đức nước đôi:
Liên tục dẫn lời tiền
bối cách mạng của chính họ: ‘Dân chủ là để cho dân được mở miệng ra’, song họ
lại thường xuyên xuyên tạc ý nghĩa câu nói này bằng cách thêm thắt, phân loại
lời nói của dân lúc thì 'mang tính xây dựng', khi thì 'có ý phá hoại', tùy vào
ý thích chủ quan của họ. Dán nhãn ‘phá hoại’ xong thì cứ theo đó mà trấn áp
người dân, họ như đứa trẻ ngông cuồng hành xử theo cảm tính yêu ghét cá nhân
nhưng lại được giao quá nhiều quyền lực nên bỗng dưng trở thành mối đe dọa đối
với ổn định xã hội.
Nhưng cũng xin nhắc
lại rằng những người cộng sản luôn quan niệm rằng cơ quan công an là một công
cụ trấn áp của họ chống lại những lực lượng đối lập trong xã hội, tạo nên một
xã hội mà nhiều người trong đó có blogger Đoan Trang gọi là xã hội công an trị.
Đoan Trang viết rằng
lực lượng này sử dụng những biện pháp lừa đảo và khủng bố để gieo rắc nỗi sợ
trong dân chúng, từ đó trấn áp, cô lập những người đối lập trong xã hội.
Nhưng những biện pháp
như vậy được cho là đã tạo nên một xã hội chia rẽ, bị tháo rời ra từng mảnh,
theo lời của blogger Viết Từ Sài Gòn:
Lẽ ra, Việt Nam đã tốt
đẹp hơn nhiều và dân chủ hơn nhiều nếu như không có sự can thiệp thô bạo bằng
những chính sách xóa bỏ dân tộc, xóa bỏ văn hóa và tâm linh nhằm sáp nhập vào
cái giáo điều gọi là “quốc tế Cộng sản”. Nhưng không, đất nước đã không được
như thế, dân tộc không những không đoàn kết, tình yêu thương bị mất mà qua thời
gian, những chính sách gắt máu, công an trị và bóp chết tự do của người dân, để
giới cán bộ, quan chức lộng hành đã nhanh chóng đẩy xã hội Việt Nam đến vực
thẳm của lòng thù hận, sự mạt sát và máu lạnh.
Tác giả viết thêm rằng
sự chia rẽ đó có cả trong nội bộ những người mong muốn có một xã hội Việt Nam
dân chủ hơn.
Nhà hoạt động Lã Việt
Dũng bị côn đồ hành hung hôm 10/7/2016. AFP photo
Sự chia rẽ đó lại càng
trầm trọng hơn khi số đông người Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một nhu cầu về
một xã hội dân chủ. Blogger Nguyễn Thị Từ Huy viết rằng:
Nếu chúng ta trung
thực với chính mình thì chúng ta sẽ phải nói thật rằng: hiện nay dân chủ hoá
chưa phải là nhu cầu của đa số chúng ta. Đa số vẫn chỉ đang dừng lại ở nhu cầu
thoát nghèo và nhu cầu tiêu dùng. Tầng lớp trung lưu chủ yếu vẫn đang bị cuốn
vào lô gic của xã hội tiêu thụ, và đặt mục tiêu kiếm tiền, nhưng chưa tự đặt
cho mình nỗi băn khoăn về việc kiếm tiền theo cách nào và kiếm tiền để làm gì.
Đoạn văn trên đây được
bà viết trong bài cảm ơn Giáo sư người Mỹ Jonathan London khi ông vừa công bố
một bức thư giửi cho tất cả những người Việt Nam, và tự nhận mình là một người
bạn thân. Bức thư vạch ra những khó khăn của tiến trình dân chủ hóa tại Việt
Nam trên nhiều lãnh vực, trong tình hình thế giới biến động nhiều bất an, mà cả
một nền dân chủ lớn như nước Mỹ cũng bị đe dọa.
Tuy nhiên ông London
vẫn cho rằng dân chủ vẫn là nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người, trong đó có
người Việt Nam:
Muốn Việt Nam trở
thành một thị trường hấp dẫn, hãy chọn con đường chính đại. Hãy dũng cảm và
sáng suốt để bảo vệ người lao động Việt Nam. Hãy dứt khoát nói không với những
dự án không đảm bảo môi trường. Hãy hiểu và biết quý trọng giá trị câu “dân cần
nước sạch”. Làm như thế thì Việt Nam mới có lực để ‘chịu phát triển’ bền vững, và
có chất lượng hơn so với những năm gần đây.
Tinh thần sẵn sàng đầu
tư cho giáo dục của con cái sẽ vô cùng lãng phí nếu chúng ta (tức là cộng đồng
nhà giáo và người dân) không đòi hỏi và xây dựng được một hệ thống giáo dục
thực sự phản ánh tinh thần cởi mở, phản biện khoa học. Nếu không thế, chúng ta
không có cơ sở gì để kỳ vọng đất nước Việt Nam cất cánh.
Hiện nay người dân
Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến số phận của đất nước mình. Và đây chính là
lúc để cởi trói cho những giá trị chính trị quan trọng nhất đối với người dân
Việt Nam từ thời Pháp đến nay: tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí,
tự do tư duy chính trị. Nếu bạn hỏi tại sao tôi lại lạc quan khi những giá
trị này chưa được tôn trọng đúng mức? Bởi vì tôi thấy ngày càng nhiều
người Việt nhìn nhận rằng những quyền này là cần thiết hơn bao giờ hết.
Trong tình trạng bất
an hôm nay, tôi tin rằng người dân Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực học hỏi, tham
gia đóng góp và ra sức thúc đẩy một xã hội dân chủ hơn, văn minh, minh bạch,
công bằng, và có trật tự. Tôi nghĩ rằng dù ở Việt Nam hay ở Mỹ hay bất cứ ở nơi
nào trên trái đất, những nỗ lực phát triển xã hội thể theo nguyện vọng dân chủ
và nhân dân vẫn là vấn đề cốt lõi và cần được khuyến khích hơn bao giờ hết.
Nhà báo Trần Phong Vũ
nhận xét bức thư của Giáo sư London:
Đấy là sự đồng nhất
trong quan điểm của một trí thức luôn tỏ ra quân bình trong mọi phê phán, nhận
định về đường lối, chính sách của đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam cũng như
khát vọng sâu xa của người dân, các nhà đấu tranh cho dân chủ và các tổ chức Xã
hội Dân sự ở Việt Nam lâu nay.
Ông Trần Phong Vũ cho
rằng đây là một bức thư thẳng thắn và đầy thiện chí, một cái phao để đảng và
nhà nước cộng sản Việt Nam tìm ra một sinh lộ, tránh điều mà blogger Nguyễn Anh
Tuấn lo ngại rằng Bất ổn xã hội như một lẽ tự nhiên nếu không có gì thay đổi.
No comments:
Post a Comment