Nỗi khổ của hành khách tàu lửa Bắc Nam
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-07-20
2016-07-20
Hành khách đi tàu lửa Bắc Nam, trên
những chuyến tàu SE, tức là tàu hạng sang của đường sắt Việt Nam hiện tại sẽ
khó quên cảm giác khi ngồi trên một con tàu hết sức lộn xộn và chẳng khác nào
những chuyến tàu thời kinh tế tập trung bao cấp. Nếu có đủ tiền và đi sớm thì
có thể mua được những tấm vé tốt, ngược lại, một khi có ít tiền hoặc đi muộn,
chấp nhận mua ghế phụ thì cảm giác ngồi tàu sẽ là một kinh nghiệm tệ hại, khó
tả.
Vật vạ giống thời bao cấp
Ngồi ghế phụ rất phiền phức, vì phải liên tục đứng lên, dẹp
ghế để nhân viên người ta đẩy quầy thức ăn lưu động đi tới đi lui. Nguyên một
đêm không ngủ được.
- Anh Năng
- Anh Năng
Gặp chúng tôi trên chuyến tàu SE7,
xuất phát từ Hà Nội vào thành phố Sài Gòn, một hành khách tên Năng, mua vé ghế
phụ đi từ Quảng Trị về ga Long Khánh, Đồng Nai, chia sẻ:
“Ngày có hai chiếc SE thôi nên nói
hợp lý cũng không được mà không hợp lý thì cũng không được. Mình đi muộn thì
phải ngồi nghế phụ, ngồi ghế phụ thì rất phiền phức, vì phải liên tục đứng lên,
dẹp ghế để nhân viên người ta đẩy quầy thức ăn lưu động đi tới đi lui. Nguyên
một đêm không ngủ được. Hành lý thì không biết bỏ đâu. Nói chung là không hợp
lý, khó nói lắm!”
Ngồi ghế phụ rất phiền phức, vì phải
liên tục đứng lên, dẹp ghế để nhân viên người ta đẩy quầy thức ăn lưu động đi
tới đi lui. Nguyên một đêm không ngủ được.
- Anh Năng
- Anh Năng
Ông Năng cho biết là theo qui định
của nhà ga, hành khách có thể mua vé trước khi tàu khởi hành nửa giờ trở lên,
lúc ông đến ga vẫn sớm hơn một giờ đồng hồ so với giờ tàu khởi hành. Nhưng ông
không thể nào mua được vé chính để lên tàu, người bán vé khuyên ông nên mua vé
ghế phụ. Và khi lên tàu thì ông mới hiểu ghế phụ chính là những chiếc ghế nhựa
đặt dọc hành lang các toa mà theo qui định của ngành đường sắt thì các đường
hành lang bên ngoài phòng khách chỉ dành để đi lại chứ không phải là nơi đặt
ghế cho khách.
Chính vì bị ngồi trái qui định nên
mọi quyền lợi của một hành khách hoàn toàn không có đối với người mua vé ghế
phụ. Mỗi khi các xe chở hàng ăn uống của nhà ga đẩy ngang qua hành lang, khách
ghế phải đứng dậy, mang ghế đi chỗ khách nhường lối. Chuyện này lặp đi lặp lại
khá nhiều lần trong một chuyến đi, người ngồi ghế phụ không tài nào chợp mắt
mặc dù quá mệt mỏi.
Đặc biệt, những túi hành lý, người
ngồi ghế phụ buộc phải mang lại nơi góc cửa lên xuống để chất thành đống ở đó
rồi cử người thay phiên nhau ngồi canh, bởi nhà ga luôn khuyến cáo khách đề
phòng mất cắp, móc túi và bán hàng đểu. Mỗi khi tàu dừng ở ga trung chuyển,
những người ngồi ghế phụ lại loay hoay mang hành lý đi tránh để có đường khách
lên xuống tàu.
Ông Dõng, một hành khách khác cũng
lên tàu từ ga Đông Hà, Quảng Trị theo diện ghế phụ, cho biết thêm:
“Nó bảo mua ghế phụ mà cuối cùng ngồi ghế nhựa
chỗ hành lang người ta đi qua đi lại cả đêm. Khi khách xuống rồi, phòng trống,
mình muốn vào trong nằm một chút cũng không được, nó khóa phòng hết. Mình mua
vé 399.000 đồng đi từ Đông Hà vào Long Khánh, ngồi cả đêm làm sao chịu nổi.
Cách hành xử của nhà tàu cũng khó nói lắm!”
Ông Dõng buồn bã đưa ra nhận xét,
thái độ của nhân viên ngành đường sắt có thể nói là ở dưới mức văn hóa thông
thường, bởi dù sao thì khách hàng cũng là thượng đế, không thể xem thường những
người mua vé ghế phụ như ông được bởi ông cũng phải bỏ tiền ra mua vé như mọi hành
khách khác. Ông không rõ thái độ của nhân viên đường sắt đối với người mua vé
có phòng riêng, giường riêng như thế nào nhưng với người mua vé ghế phụ, họ rất
xem thường và đôi khi có dấu hiệu hỗn láo. Bởi một nhân viên có thể nhỏ hơn ông
vài chục tuổi, đáng tuổi con ông đã quát ông đứng dậy khi anh ta đẩy xe thức ăn
đi qua hành lang như quát một đứa trẻ.
Ông Dõng bày tỏ sự bức xúc của mình
và mong muốn ngành đường sắt phải có những điều chỉnh hợp lý để tránh tình
trạng nhân viên có hình ảnh và hành động không đẹp với hành khách.
Không thể quản lý bởi hỏng từ gốc
tới ngọn
Nhận xét về vấn đề cơ chế quản lý
nhân viên cũng như tình trạng kinh doanh của ngành đường sắt hiện tại, một quan
chức ngành đường sắt không muốn nêu tên, chia sẻ:
“Ngành này hết 90%, trước đây Hà Nội
cũng vậy, Sài Gòn cũng vậy, bây giờ bán vé trên hệ thống điện tử, nhưng cũng
không tránh khỏi nạn này, giờ Đà Nẵng cũng có chút chút…”
Vị này cho biết thêm là tình hình
quản lý của ngành đường sắt Việt Nam nói chung đến nay hết sức lộn xộn, khó bề
ổn định. Bởi hệ thống tổ chức quản lý không thể nào quan sát được lượng vé bán
ra trên thực tế do nạn cò vé chợ đen, nạn ém vé và bán chỗ ngay trong chính
nhân viên ngành đường sắt. Đây là chuyện không thể quản lý được.
Ra trực tiếp ngoài ga có người đó rồi, cứ gặp mấy bà giữ xe,
cò bán hàng rong thì có liền. Nhiều vé có 50 ngàn đồng thôi, tùy vào từng nhà
ga.
- Anh Cường
- Anh Cường
Lấy một ví dụ về nạn ém vé, vị này
nói rằng tàu SE là tàu đặt biệt chạy xuyên Bắc – Nam nhưng lại bán vé cho từng
chặng, vé do các ga mỗi tỉnh điều tiết. Người bán vé có thể thông đồng với nhân
viên kiểm sát của các toa tàu để ém vé, ăn chia 50%. Và khi khách mua vé từ
chặng A đến chặng B, nhân viên bán vé có thể báo với khách là đã hết vé theo
loại khách yêu cầu nhưng lại báo về trung tâm là ghế đó bỏ trống. Thực ra thì
ghế đó hoàn toàn không bỏ trống bởi các nhóm cò vé chợ đen trước đây sau bị bị
ngành đường sắt xóa sổ ở các sân ga, họ chuyển sang cò người, họ sẽ tìm khách,
hứa chỗ tốt và nhân viên bán vé sẽ đảm bảo giữ chỗ cho họ.
Điều này dẫn đến tình trạng tàu luôn
đông khách, chật chội nhưng vé bán ra thì không được bao nhiêu. Bởi đã có sự ăn
chia giữa nhân viên bán vé tàu với các cò khách và nhân viên kiểm sát. Đây là
một hệ thống ăn chia khá nhịp nhàng.
Cường, một hành khách mua được chỗ
ngồi giá rẻ nhưng không có vé trên chuyến tàu SE7, chia sẻ:
“Ra trực tiếp ngoài ga có người đó
rồi, cứ gặp mấy bà giữ xe, cò bán hàng rong thì có liền. Nhiều vé có 50 ngàn
đồng thôi, tùy vào từng nhà ga…”
Cường chia sẻ thêm là việc mua vé
này không khó, kinh nghiệm đi tàu cho anh biết chỉ cần đến ga, tìm những quán
bán hàng rong, quà vặt trong ga và đặt vấn đề, nhờ họ mua chỗ giùm, thậm chí có
thể mua từ những cò chỗ qua mạng internet, khi họ đồng ý, giá vé sẽ rẻ còn 30%
giá qui định. Ví dụ như đi từ Đồng Hới vào Đà Nẵng, nếu mua vé thì mất 330 ngàn
đồng, nhưng nếu mua chỗ thì mất chỉ có 100 ngàn đồng.
Cùng đi với Cường có thêm một nhóm
bạn hơn mười người, tất cả họ đều mua chỗ chứ không mua vé. Cường cho biết thêm
là hiện tại, với khoản chi phí eo hẹp của một sinh viên năm cuối nên các bạn
trong nhóm phải chọn cách mua chỗ mặc dù vẫn biết làm như vậy là tiếp tay cho
tội ác. Cường nhận xét thêm rằng đi trên một chuyến tàu xuyên Bắc Nam lại cho
thấy hình ảnh đất nước, đất nước giống như một đoàn tàu chở đầy những con sâu
đục thân.
No comments:
Post a Comment