Hành tung bí ẩn của
một nhà sư
Lữ Giang
Bài 1: (Ngày
06/09/2012)
Hòa Thượng ThíchMinh
Châu, một nhà tu có hành tung bí ẩn và gây nhiều tranh luận, đã qua đờingày
01/09/2012 tại Sài-Gòn, hưởng thọ 94 tuổi.
Mặc dầu ông là ngườinổi
tiếng, năm 1964 đã được GHPGVNTN (Giáo Hội Phật Giáo Việt-Nam Thống Nhất)can
thiệp bằng mọi giá để buộc Tướng Nguyễn-Khánh phải cho ông từ Ấn-Độ vềSài-Gòn
làm Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh và ông đã từng giữ chức vụ Tổng VụTrưởng
Tổng Vụ Giáo Dục trong GHPGAQ (Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang) cho đến saunăm
1975, các cơ quan truyền thông Việt ngữ ở hãi ngoại chỉ loan tin việc ôngqua
đời dựa theo các bản tin của báo nhà nước ở trong nước, còn các tổ chức
thuộcGHPGAQ ở hải ngoại gần như im lặng.
Trong khi đó, hầuhết các
cơ quan truyền thông nhà nước, kể cả Thông Tấn Xã Việt-Nam, đã loan tinrộng rãi
và viết khá nhiều về ông.
Trang nhà Đạo PhậtNgày
Nay ở Sài-Gòn đã sưu tầm và viết về tiểu sử của ông khá đầy đủ, nhưngkhông nói
đến những bí ẩn đã gây nhiều tranh luận về chính bản thân ông cũngnhư những tổ
chức đã xử dụng ông.
Dưạ trên tài liệucủa
tình báo Pháp và VNCH (Việt-Nam Cộng-Hòa) mà chúng tôi đã đọc được trướcnăm
1975, khi xuất bản cuốn “Những bí ẩn đàng sau những cuộc thánh chiến tại
Việt-Nam”vào năm 1994, chúng tôi đã tiết lộ nhiều chi tiết bí ẩn về cuộc đời và
những hoạtđộng của ông, khiến nhiều người ngạc nhiên.
Người ta thườngnói
“Nghĩa tử là nghĩa tận”, nhưng Thích Minh Châu vừa là một nhân vật tôn giáovừa
là một nhân vật chính trị, những gì ông đã làm hay để lại, đã và đang gâykhá
nhiều hậu quả tang thương cho Phật Giáo và cho đất nước, nên chúng tôi thấycần
phải đưa ra ánh sáng những sự thật lịch sử để rút kinh nghiệm và tránh đivào
vết xe cũ.
Vài
nét về quêquán:
Ở Việt-Nam, ít aibiết
đến hành tung của Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Trưởng Viện Đại Học VạnHạnh,
Viện trưởng Học Viện PGVN (Phật giáo Việt-Nam)…. vì ông giấu rất kỹ. Một
người ở cùng làng với ông và rất thân vớigia đình ông khi còn nhỏ, đã nhận ra
ông khi ông về làm Viện Trưởng Viện Đại HọcVạn Hạnh, đã tìm đến thăm ông và hỏi
han về gia đình của ông ở miền Bắc, nhưngông chối dài và nói anh ta đã nhận
lầm. Đếnkhi anh ta nhắc tới tên đứa con trai của ông và cho biết chính
anh là người đãdạy đứa con đó, ông mới chịu xuống giọng.
Hòa Thượng ThíchMinh
Châu có tên thật là Đinh-Văn-Nam, sinh ngày 20/10/1918. Tài liệu VNCH ghi
ông sinh ở làng Kim Khê, xãNghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Nhưng
các cơ quan truyền thông trong nước nóiông sinh ở Quảng Nam. Trang nhà Đạo
PhậtNgày Nay nói rõ hơn ông sinh tại làng Kim Thành ở Quảng Nam, nguyên quán ở
làngKim Khê, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Chúng tôi biết ở
Quảng Nam có làng Kim Thànhthuộc huyện Điện Bàn. Như vậy, có thể
cụĐinh-Văn-Chấp đã sinh ra Đinh-Văn-Nam khi đến làm quan ở Điện Bàn.
Gia đình Hòa ThượngThích
Minh Châu thuộc dòng dõi khoa bảng. Thân phụ ông là cụ Đinh-Văn-Chấp,
Tiến sĩ Hánhọc của nhà Nguyễn, thân mẫu là bà Lê-Thị-Đạt. Ông là con thứ ba của
gia đình có 8 con, theo thứ tự như sau: Đinh-Văn-Kinhlà con trưởng, đến
Đinh-Văn-Quang, Đinh-Văn-Nam (tức Hòa Thượng Minh Châu),Đinh-Văn-Linh,
Đinh-Văn-Phong, Đinh-Thị-Kim-Hoài, Đinh-Thị-Kim-Thai và Đinh-Thị-Khang.
Báo Đạo Phật NgàyNay cho
biết gia đình ông có đến 11 anh em và ông là con thứ tư. Như chúng ta đã
biết, những người giàu có thờiđó thường có nhiều vợ. Cụ Đinh-Văn-Chấpcũng
có nhiều vợ thứ. Trước khi cưới vợchánh là bà Lê-Thị-Đạt (mẹ của Thích
Minh Châu), ông đã cưới một người vợ thứ rồi,vì thế anh chị em nhà này rất
đông. Nếu tínhcả con vợ thứ, con số 11 có lẽ cũng đúng.
Đại
đăng khoa vàtiểu đăng khoa:
Anh chị em giađình Thích
Minh Châu rất thông minh, được học cả Hán học lẫn Tây học. Năm 1940, khi
22 tuổi, Đinh-Văn-Nam đậu bằngTú tài toàn phần, tại trường Khải Định, Huế (nay
là trường Quốc Học).
Người Việt ngàyxưa theo
tục lệ của Trung-Hoa, Đại đăng khoa rồi Tiểu đăng khoa. Đại đăng khoa là
tiệc mừng tân khoa thi đỗ vềlàng, còn Tiểu đăng khoa là tiệc cưới mừng tân khoa
thành lập gia thất. Cũng trong năm 1940, Đinh-Văn-Nam đã lập giađình với
cô Lê-Thị-Bé, con của một gia đình khoa bảng khác ở cùng làng là
cụLê-Văn-Miến. Cụ Miến là một người vừa đậuTây học vừa thông Hán học nên
làm giáo sư Hán văn và Pháp văn, sau vào dạy ở QuốcTử Giám (đại học của triều
đình) ở Huế.
Đinh-Văn-Nam ở vớivợ là
Lê-Thị-Bé được 3 năm, sinh được hai người con, một trai và một gái. Người
con trai đầu lòng tên là Đinh-Văn-Sương. Người con gái tên là
Đinh-Thị-Phương(chúng tôi không nhớ tên lót chính xác).
Năm 1943,Đinh-Văn-Nam
trở lại Huế và xin làm thừa phái (Thư ký) cho tòa Khâm Sứ của Phápở Huế.
Từ đó, ông rất ít khi về Nghệ Anthăm vợ con. Vợ ông phải làm việc rất
vấtvả để nuôi con.
Khi
thời thế đổithay:
Theo hồ sơ của mậtthám
Pháp để lại, Hoà Thượng Thích Trí Độ, Giám Đốc trường An Nam Phật Học ở Huếgia
nhập Đảng Cộng Sản năm 1941, còn Đinh-Văn-Nam và Võ-Đình-Cường năm 1943.
Như vậy Đinh-Văn-Nam đã vào Đảng Cộng Sản saukhi bỏ Nghệ An trở lại Huế.
Sau khi Việt Minhcướp
chính quyền vào tháng 8 năm 1945, cụ Đinh-Văn-Chấp, thân phụ củaĐinh-Văn-Nam, đã
tản cư từ Huế về Nghệ An và được Việt Minh mời làm Chủ TịchBan Nghiên Cứu Chủ
Nghĩa Mác-Lê. Sau khicụ Đặng-Hướng, Chủ Tịch Mặt Trận Liên Việt tỉnh Nghệ
An lên làm Chủ Tịch Mặt TrậnLiên Việt Liên Khu IV, cụ Đinh-Văn-Chấp thay cụ
Đặng-Hướng làm Chủ Tịch Mặt TrậnLiên Việt tỉnh Nghệ An. Còn cụ
Lê-Văn-Miến,nhạc phụ của Đinh-Văn-Nam, là người liêm khiết nên rất nghèo.
Khi cụ trở về quê ở Kim Khê thì không có nơicư ngụ. Các học trò của cụ
phải góp mỗingười 5$ làm cho cụ một căn nhà lá nhỏ ở tạm. Vốn là thầy
giáo, không quen các nghề bằng taychân và nhất là với sĩ diện của một nhà Nho,
cụ không có kế gì để sinh nhai. Nghe nói về sau cụ bị chết đói.
Hai huyện Nam Đànvà Nghi
Lộc là nơi Đảng Cộng Sản Đông Dương lập các cơ sở đầu tiên của họ. Gia
đình cụ Nguyễn-Sinh-Sắc (cha của Nguyễn-Sinh-Cung,tức Hồ-Chí-Minh) ở xã Kim
Liên, huyện Nam Đàn, nên Hồ-Chí-Minh quen biết rấtnhiều trong vùng này.
Ông cho người đimóc nối các sĩ phu, thuyết phục họ tham gia Cách Mạng.
Trong hai huyện Nghi Lộc và Nam Đàn, không ailạ gì gia đình của
Hồ-Chí-Minh. Anh củaHồ-Chí-Minh là Nguyễn-Sinh-Khiêm, một người mắc bệnh
tâm thần, không có nghềnghiệp, thường lui tới các gia đình của những người quen
biết ở hai huyện NamĐàn và Nghi Lộc để xin ăn. Chị của Hồ-Chí-Minh là Nguyễn-Thị-Thanh,
trước cólàm liên lạc cho cụ Phan-Bội-Châu, sau bị mật thám Pháp theo dõi, phải
trở vềlàng sống trong một túp lều tranh nhỏ bé và xiêu vẹo, rất cơ cực.
Sĩ phu trong hai huyện Nam Đàn và Nghi Lộc gianhập Đảng Cộng Sản Đông Dương khá
nhiều. Đinh-Văn-Nam cũng ở trong trường hợp đó.
Trần-Điền, người ởcùng
làng với Thích Minh Châu, một đảng viên cao cấp của Việt Cộng, đã xin cuớicô
Đinh-Thị-Kim-Hoài, em của Thích Minh Châu, nhưng bị từ chối. Tuy không
được làm rể nhà họ Đinh, Trần-Điền vẫngiữ liên lạc tốt đẹp với gia đình Thích
Minh Châu. Trần-Điền đã làm Đại Sứ của Hà-Nội tạiNam-Vang, Cao-Miên,
trong thời kỳ Sihanouk chấp chánh. Đây là một đường dây liên lạc tốt của
ThíchMinh Châu.
Sau này,
côĐinh-Thị-Kim-Hoài làm vợ bé của Thiếu Tướng Nguyễn-Sơn khi Tướng này về làm
ChủTịch Ủy Ban Kháng Chiến Liên Khu IV, một Liên Khu vững vàng nhất của Việt
Cộngthời đó.
Nguyễn-Sơn là mộtTướng
tài, đẹp trai và lịch thiệp, nên đi đến đâu đều được các cô các bà bám chặt.
Ông ở nơi nào ít lâu là có vợ ở nơi đó. Cuộc đời của ông có khoảng 15 bà
vợ. Khi ông vào Nghệ An, cô Đinh-Thị-Kim-Hoài rấtthích ông. Ít lâu
sau, hai người lấynhau, mặc dầu lúc đó ông đã có khoảng 13 hay 14 bà vợ rồi.
Đinh-Văn-Linh, emcủa
Thích Minh Châu, là một Đại Tá trong bộ đội Việt Cộng, từng làm Đại Sứ
củaHà-Nội ở Bắc Kinh và sau về làm Chủ nhiệm nhật báo Quân Đội Nhân Dân của
Việt Cộng. Khi Dương-Văn-Minh tuyên bố đầu hàng,Đinh-Văn-Linh là người đầu tiên
được Việt Cộng đưa vào Sài-Gòn để tiếp thu.
Một người ở làngKim Khê
cho biết Thích Minh Châu đã gia nhập Mặt Trận Việt Minh vào đầu thậpniên 1940,
khi Mặt Trận này mới thành lập. Nhóm của ông thường họp tại chùa Cẩm
Linh, DiệcCổ Tự hay trụ sở của Hội Nghiên Cứu Phật Học Trung Kỳ ở trong nội thành
củathành phố Vinh.
Một tăng sĩ PhậtGiáo đã
công khai phản đối việc dùng chùa để làm nơi hội họp bí mật của nhómnói trên là
Hòa Thượng Thích Tuệ Chiếu. HòaThượng Thích Tuệ Chiếu tên thật là
Trương-Thế-Giám, trụ trì ở chùa Phước Hòa, SầmSơn, Thanh Hóa, là người thông
thạo cả Hán học lẫn Tây học. Ông biết chuyện một số người đã dùng chùa
vàtrụ sở của Phật Giáo hội họp làm chính trị, nên lên tiếng phản đối. Năm
1954, khi Hiệp Định Genève ký kết, ông đãliên lạc với các làng công giáo chung
quanh để tìm cách di cư vào Nam nhưng đikhông lọt. Trong cuộc đấu tố năm
1957,ông bị chôn sống.
Chúng tôi ghi lạinhững
chi tiết này để giúp đọc giả hiểu được tại sao Đinh-Văn-Nam đã gia nhập
ĐảngCộng Sản và trở thành một đảng viên trung kiên của đảng này.
Trong số tới,chúng tôi
sẽ nói về những gay cấn trong việc đưa Thượng Tọa Thích Minh Châu vềlàm Viện
Trưởng Viện Đại Học và chuyện gặp gỡ vợ con của Thích Minh Châu sau30/04/1975.
Bài 2: (Ngày
13/09/2012)
Trong bài trước,chúng
tôi đã trình bày qua lý lịch của Hoà Thượng Thích Minh Châu, Viện TrưởngViện
Đại Học Vạn Hạnh, với nhiều bí ẩn về gia tộc, vợ con và con đường hoạt
độngchính trị của ông. Chúng tôi sẽ nói rõhơn con đường dẫn ông đến với
Đảng Cộng Sản, chuyện ông xuất gia để phục vụ Đảng,áp lực đưa ông về ngồi chổm
chệ giữa Sài-Gòn “Tiền đồn chống cộng ởĐông-Nam-Á”, hoạt động của Việt Cộng
trong Viện Đại Học Vạn Hạnh, sự lộ diện củaông ngày 30/04/1975, chuyện ông gặp
lại vợ con, chuyện ông đưa GHPGVNTN vào cửatử và “Những ngày vinh quang” của
ông. Đây là những chuyện rất ly kỳ.
Câu
hỏi thứ nhất:
Một câu hỏi được đặtra
là Pháp biết Hoà Thượng Thích Trí Độ, Giám Đốc trường An Nam Phật Học, đãvào
Đảng Cộng Sản năm 1941, Đinh-Văn-Nam (tức Thích Minh Châu) và Võ-Đình-Cườngnăm
1943, tại sao họ không bắt?
Như chúng tôi đãchứng
minh trong cuốn “Những bí ẩn đàng sau những cuộc thánh chiến tại Việt-Nam”xuất
bản năm 1994, vào thập niên 1930, Toàn Quyền Pasquier đã đưa ra chủ trươngthành
lập các phong trào thể thao và “Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo” để vô hiệuhóa
các cuộc nổi dậy chống Pháp. Nhiềuviên chức cao cấp đã được Pháp giao cho
thực hiện công tác này như Trần-Nguyên-Chấnở miền Nam, Lê-Đình-Thám ở miền
Trung và Lê-Dư ở miền Bắc. Ngoài ba nhân vật chính này, còn rất nhiềuviên
chức khác tham gia như Trần-Trọng-Kim, Bùi-Kỷ, Nguyễn-Đỗ-Mục,
Dương-Bá-Trạc....và nhiều nhân vật Phật Giáo đã công nhận đây là thời kỳ cực
thịnh của Phật GiáoViệt-Nam. Biết rõ chủ trương của Pháp, ĐảngCộng Sản
Đông Dương cũng dựa vào Phật Giáo để xây dựng các cơ sở Đảng.
Sở dĩ mật thámPháp biết
Hòa Thượng Trí Độ, Đinh-Văn-Nam và Võ-Đình-Cường vào Đảng Cộng Sảnnhưng không
bắt vì lúc đó Pháp muốn dùng lực lượng của Cộng Sản để chống Nhật. Nhiều
đảng viên cao cấp của Cộng Sản bị bắt đãđược thả ra.
Chúng tôi xin nhắclại
rằng năm 1944, Hoa-Kỳ đã phối hợp với Pháp và chính phủ Tưởng-Giới-Thạch,thành
lập một toán do Hồ-Chí-Minh lãnh đạo, đưa từ Liễu Châu về Pác Bó. Toán
này được huấn luyện và trang bị vũ khí đểchống Nhật. Nhờ vậy, khi Nhật
đầu hàng ĐồngMinh, Việt Minh đã cướp được chính quyền ở Hà-Nội vào tháng 08 năm
1945.
Câu
hỏi thứ hai:
Bác sĩLê-Đình-Thám, Hội
Trưởng Hội An Nam Phật Học, người dẫn dắt Đinh-Văn-Nam vàVõ-Đình-Cường, đã vào
Đảng năm nào mà sau khi Việt Minh cướp chính quyền, ôngđược cử làm Chủ Tịch Ủy
Ban Hành Chánh Kháng Chiến Miền Nam Trung Bộ ở Liên KhuV từ 1946 đến 1949?
Quả thật, Bác
sĩLê-Đình-Thám đã giấu tông tích của ông rất kỷ, ông lại là người được Pháp
giaonhiệm vụ “Phật giáo hóa” tại miền Trung, nên mật thám Pháp không nghi ngờ
gì vềông. Dĩ nhiên, ông phải là đảng viên caocấp mới được Đảng Cộng Sản
cho giữ một chức vụ quan trọng như vậy. Lần theo những bước chân của ông,
chúng ta cóthể tìm ra con đường Thích Minh Châu đã gia nhập vào Đảng Cộng Sản.
Con
đường ThíchMinh Châu đi:
Bác sĩLê-Đình-Thám sinh
năm 1897 tại Quảng-Nam, tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Y KhoaĐông Dương Hà-Nội năm
1916. Năm 1932,ông thành lập Hội An Nam Phật Học tại Huế, trụ sở đặt tại
chùa Trúc Lâm. Bênngoài ông thuyết giảng và truyền bá Phật Giáo, nhưng bên trong
hoạt động cho CộngSản.
Đinh-Văn-Nam (tứcThích
Minh Châu) và Võ-Đình-Cường là hai “đệ tử ruột” của Bác sĩ Lê-Đình-Thám,nên
thầy đi đâu, trò theo đó. Trang nhàĐạo Phật Ngày Nay của báo trong nước
đã nói rất rõ:
Phong trào học Phậtdo
Bác sĩ Lê-Đình-Thám tổ chức có "Nhiều trí thức yêu nước" tham
gianhư: Ngô-Điền, Phạm-Hữu-Bình, Võ-Đình-Cường….Đinh-Văn-Nam và em là
Đinh-Văn-Linh đến với phong trào học Phật từ năm 1936. Đinh-Văn-Nam đã
đảm nhận chức vụ Chánh Thư Kýcủa Hội An Nam Phật Học. Kể từ đó,
ông"Gắn liền với Hội và là hạt nhân nòng cốt phát động phong trào yêu nước
chốngPháp".
Năm 1940, Bác sĩThám cho
thành lập Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục do Phạm-Hữu-Bình làm TrưởngĐoàn,
Đinh-Văn-Nam (tức Thích Minh Châu) làm Phó Đoàn, Ngô-Điền làm thư ký. Trong
các nhân viên của Đoàn, người ta thấy cóĐinh-Văn-Linh và Võ-Đình-Cường.
Năm 1944, tại đồiQuảng
Tế ở Huế, Bác sĩ Lê-Đình-Thám thành lập Gia Đình Phật Hóa Phổ. Người ta
thấy Đinh-Văn-Nam và Võ-Đình-Cườngtrong đại hội này. Tổ chức này sau
đượcbiến thành Gia Đình Phật Tử do Võ-Đình-Cường lèo lái.
Tháng 10 năm 1945,Pháp
trở lại Đông Dương, Việt Minh hô hào tiêu thổ kháng chiến và tản cư. Các
tăng sĩ và cư sĩ Phật Giáo ở Huế cũng đi tảncư. Ngày 07/02/1947, Pháp
chiếm lại Huế,đa số dân chúng, kể cả các tăng sĩ và cư sĩ Phật Giáo đều hồi
cư. Một số tiếp tục hoạt động cho Việt Minh bịPháp bắt, nhưng nhờ bà
Từ-Cung, mẹ của Hoàng Đế Bảo-Đại, can thiệp Pháp đã thảra, trong đó có Thượng
Tọa Thích Đôn Hậu.
Xuất
gia năm nào?
Tài liệu của báonhà nước
cho biết Đinh-Văn-Nam xuất gia năm 1946. Nhưng chúng tôi không tin.
Lúc đó Huế đang có lệnh tản cư và tiêu thổkháng chiến, mọi người đều lo tản
cư. Bácsĩ Lê-Đình-Thám đi vào Quảng-Nam và được cử làm Chủ Tịch Ủy Ban
Hành ChánhKháng Chiến Miền Nam Trung Bộ ở Liên Khu V. Không lẽ trong tình
trạng hổn loạn đó,Đinh-Văn-Nam lại đi vào chùa?
Cuối năm 1947, HộiAn Nam
Phật Học hoạt động trở lại và đặt trụ sở tại số 1b đường
Nguyễn-Hoàng,Huế. Việt Minh đã giao cho Võ-Đình-Cườngvà Phan-Cảnh-Tú vận
động tái lập Gia Đình Phật Hóa Phổ để làm cơ sở hoạt động củaViệt Minh.
Tổ chức này đã mượn trụ sở HộiAn Nam Phật Học làm nơi sinh hoạt tạm thời.
Ngày Chúa Nhật 18/01/1948, Võ-Đình-Cường chínhthức làm lễ ra mắt tổ chức Gia
Đình Phật Hóa Phổ mới tại chùa Từ Đàm, người tathấy có mặt của Đinh-Văn-Nam,
Tống-Hồ-Cầm, Hoàng-Thị-Kim-Cúc, Cao-Chánh-Hựu, Văn-Đình-Hy,..v.v...
Một tài liệu kháccho
biết Đinh-Văn-Nam xuất gia năm 1948. Tin này có vẽ hợp lý hơn, vì năm
1948 các chùaở Huế mới hoạt động trở lại. Có lẽ Bácsĩ Lê-Đình-Thám đã
phân công cho Võ-Đình-Cường hoạt động trong giới Phật tử,còn Đinh-Văn-Nam hoạt
động trong giới tăng sĩ.
Lúc đóĐinh-Văn-Nam đã 30
tuổi, xin đầu sư với Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết ở chùa TườngVân. Năm
1949, Hoà Thượng Tịnh Khiết choông thụ giới “Cụ túc” tại giới đàn Hộ Quốc, chùa
Bảo Quốc với pháp danh là MinhChâu. Giới “Cụ túc” là những giới luậtmà
hàng Tỳ kheo và Tỳ kheo ni phải thọ trì. Tỳ kheo là tên gọi những người
xuất gia đã thụgiới Cụ túc.
Năm 1952, ông đượccho đi
Sri-Lanka học tiếng Pali rồi qua Ấn-Độ học tại đại học Bihar và năm 1961ông đậu
Tiến sĩ Phật Học. Cùng đi vớiông có Nguyễn-Đình-Kỳ. Nguyễn-Đình-Kỳ chỉ lo
tu học về Phật Giáo và đã chết ở Ấn-Độ.
Nếu chuyện chỉ nhưthế,
chẳng ai để ý làm gì!
Đưa Cộng Sản vào Sài-Gòn:
Câu chuyện đã đổ bểkhi
Viện Hoá Đạo của GHPGVNTN đề nghị với chính phủ Nguyễn-Khánh cho ông về làmViện
Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh của Phật Giáo.
Kinh Phổ Diệu củaĐạo
Phật nói “Xuất gia tứ nguyện”. Xuấtgia là rời bỏ gia đình, rời bỏ
cảnh giới thế tục để tu tịnh hạnh. Tứ nguyện làbốn nguyện của người xuất gia: (1)
Nguyện tế độ chúng sinh khỏi nguy khốntai ách. (2) Nguyện trừ hoặc
chướng cho chúng sinh. (3) Nguyện đoạntrừ tà kiến giúp chúng sinh. (4)
Nguyện độ chúng sinh khỏi vòng khổ ải.
Nhưng Hòa ThượngMinh
Châu xuất gia không phải để thực hiện những điều kinh Phật dạy, mà thực
hiệnnhững điều Đảng dạy!
Năm 1964, khiGHPGVNTN
mới được thành lập, Viện Hoá Đạo của Giáo Hội này đã viết văn thư xinchính phủ
Nguyễn-Khánh cho Thượng Tọa Thích Minh Châu ở Ấn-Độ được về làm ViệnTrưởng Viện
Đại Học Vạn Hạnh sắp được thành lập. Tướng Nguyễn-Khánh yêu cầu cơquan an ninh
sưu tra lý lịch.
Cơ quan an ninh đãsưu
tra hồ sơ và tìm thấy Đinh-Văn-Nam và Võ-Đình-Cường đã vào Đảng Cộng Sảnnăm
1943. Đinh-Văn-Nam có vợ và hai conđang ở miền Bắc.
Cơ quan an ninh liềnliên
lạc với Tòa Đại Diện VNCH ở Ấn-Độ và xin cho biết trong thời gian ở Ấn-Độ,Thích
Minh Châu đã sinh hoạt như thế nào. Toà Đại Diện cho biết trong thời gian
ở Ấn-Độ,Thích Minh Châu đã hoạt động cho Hà-Nội. Tòa Đại Diện đã cung cấp
nhiều bằng chứng về sựkiện này. Chúng tôi chỉ nhớ hai bằng chứngchính:
- Bằng chứng thứnhất: Năm 1952, Trung Cộng đã mở Hội Nghị HòaBình
Châu Á và Thái Bình Dương ở Bắc Kinh. Đảng Cộng Sản Việt-Nam đã gởi một
phái đoàn tớitham dự. Phái đoàn do Luật sư Nguyễn-Mạnh-Tườnglàm Trưởng
đoàn. Thích Minh Châu từ Ấn-Độđã lén qua Bắc Kinh tham gia phái
đoàn. Sauhội nghị, phái đoàn đã đưa ra một bản tuyên bố trong đó có đoạn
như sau: “Nhândân thế giới đều đồng tình, đòi quân đội ngoại quốc xâm lược phải
rút ra khỏiba nước Việt-Nam, Cao-Miên, Lào. Ba nướcViệt-Nam, Cao-Miên,
Lào độc lập hoàn toàn và thực sự”.
- Bằng chứng thứhai: Ngày 10/02/1958 Hồ-Chính-Minh qua Ấn-Độvận động
thống nhất Việt-Nam, đòi tổng tuyển cử. Công việc tiếp đón đều do Thích
Minh Châu phụtrách. Hà-Nội có cho ông Nguyễn-Di-Niênđi theo làm thông
dịch. Nhưng khi đến Ấn-Độ,Thích Minh Châu là thông dịch viên chính của
Hồ-Chí-Minh. Toà Đại Diện có gởi về một tấm hình Thích MinhChâu chụp
chung với Hồ-Chí-Minh tại Red Fort ở thủ đô Delhi, trong một phiên họpdo Thích
Minh Châu tổ chức....
Tướng Nguyễn-Khánhđã
thông báo các tài liệu này cho Viện Hóa Đạo biết và nói rằng chính phủ rấttiếc
không thể cho Thích Minh Châu trở về Việt-Nam được, vì ông đang hoạt độngcho
Việt Cộng ở Ấn-Độ.
Vốn tự coi mình làmột tổ
chức quyền lực tối cao, sống trên và ngoài luật pháp quốc gia, GHPGVNTNliền gởi
cho Tướng Nguyễn-Khánh một văn thư nói rằng ngoài Thích Minh Châu ra,hiện tại
không tăng sĩ Phật Giáo nào có đủ khả năng làm Viện Trưởng Viện Đại HọcVạn
Hạnh, vậy xin cứ để cho Thích Minh Châu về, Giáo Hội bảo đảm sẽ không choThích
Minh Châu hoạt động cho Việt Cộng nữa.
Thượng Tọa ThíchTrí
Quang còn đe doạ rằng nếu Tướng Nguyễn-Khánh không đáp ứng nhu cầu chínhđáng
của Phật Giáo, Phật Giáo bị bắt buộc phải hành động. Trong thông báo gởi
cho các viên chức Hoa-Kỳ ởHoa-Thịnh-Đốn (Washington) ngày 11/05/1964, Đại Sứ
Cabot Lodge đã có nhận xétnhư sau:
“Đã lật đổ được mộtchính
phủ, ông ta (Thượng Tọa Thích Trí Quang) nghĩ rằng có thể làm như thế đểchống
lại Khánh.”
(Having overthownone
government, he may feel like trying again against Khanh.)
[FRUSS 1964 – 1968, Volum I, Vietnam 1964, tr. 304 – 305, Document 147].
[FRUSS 1964 – 1968, Volum I, Vietnam 1964, tr. 304 – 305, Document 147].
Sợ Phật Giáo gâykhó
khăn, Tướng Khánh đã phê lên hồ sơ: “Cho về và theo dõi”. Ngày 13/11/1964
Viện Hoá Đạo của GHPGVNTN đãban hành Quyết Định số 156-VT/QĐ cử Thượng Tọa
Thích Minh Châu làm Viện TrưởngViện Đại Học Vạn Hạnh!
Bài 3: (Ngày
20/09/2012)
Ngày 13/03/1964,GHPGVNTN
quyết định dùng chùa Pháp Hội ở số 702/105 đường Phan-Thanh-Giản, Quận10,
Sài-Gòn, làm Viện Cao Đẳng Phật Học và cử Thượng Tọa Thích Trí Thủ làm
ViệnTrưởng. Đây là cơ sở dự bị để tiến tớithành lập Viện Đại Học Vạn
Hạnh.
Chuyện rắc rối nội bộ:
Lúc đó có ba tăngsĩ có
thể được chọn làm Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, đó là Thượng TọaThích
Thiên Ân, Thiền sư Nhất Hạnh và Thượng Toạ Thích Minh Châu. Như vậy không
phải Phật Giáo Việt-Nam lúc đókhông có ai có thể làm Viện Trưởng Viện Đại Học
Vạn Hạnh ngoài Thích Minh Châunhư Viện Hóa Đạo đã nói với Tướng Nguyễn-Khánh.
Chúng tôi đã nói
vềThượng Tọa Thích Minh Châu, ở đây chúng tôi cũng xin nói qua về Thượng
TọaThiên Ân và Thiền Sư Thích Nhất Hạnh để đọc giả có thể hiểu tại sao Thích
MinhChâu đã được chọn.
1) Vài nét về Thượng Tọa Thiên Ân:
Thích Thiên Ân, thế danh là Đoàn-Văn-An, sinhnăm 1925 tại làng An Truyền, huyện
Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Ông đi tu từ lúc 10 tuổi (1935) và cùng thụ
giớiCụ túc năm 1948 cùng một lượt với Thích Minh Châu ở tổ đình Bảo Quốc do Hòa
thượngTịnh Khiết làm Đường đầu truyền giới. Ôngđi du học Nhật-Bản năm
1954 và đậu Tiến sĩ Văn Chương năm 1960 rồi trở về nước.
Để chuẩn bị choông làm
Viện Trưởng một Viện đại học Phật giáo sắp được thành lập, các cao tăngđã khuyến
khích ông “Cần phải trau giồi thêm kinh nghiệm, phương pháp quản lý mộtđại học
Phật giáo có tầm cỡ quốc tế”, vì thế năm 1961 ông lại xuất dương để tunghiệp ở
Nhật-Bản và lần này ông tìm học pháp môn Thiền Rinzai (Lâm Tế) chínhthống của
các thiền sư Nhật-Bản. Ông đãđạt được sở nguyện. Năm 1963 ông trở
lạiViệt-Nam.
2) Tung tích Thiền sư Nhất Hạnh:
Tung tích của Thiền sư Nhất Hạnh cũng bí ẩnnhư tung tích của Thượng Tọa Minh
Châu, nhưng qua nhiều cuộc sưu tra, chúng tôibiết được Thiền sư Nhất Hạnh có tên
thật là Nguyễn-Đình-Bảo, sinh ngày11/10/1926 tại làng Thành Trung, xã Quảng
Công, huyện Quảng Điền, tỉnh ThừaThiên. Thân phụ là người gốc Thanh Hóa, mẹ
người làng Lệ Lộc, quận Gio Linh, tỉnhQuảng Trị. Ông là con thứ trong một
giađình 5 con. Ông có người em là Nguyễn-Đình-Andạy học ở Nha Trang trước
năm 1975.
Ông xuất gia năm1942 lúc
16 tuổi, và thụ giới Cụ túc tại tổ đình Từ Hiếu với Hòa Thượng ThíchNhất
Định. Khi đặt pháp danh cho cáctăng sĩ tu học tại đây, các vị chủ trì
thường dùng chữ “Nhất” để làm chữ đệm. Có lẽ cũng vì thế, Nguyễn-Đình-
Bảo đã đượcban cho pháp danh là Thích Nhất Hạnh.
Thích Nhất Hạnhtheo học
trung học ở Huế và năm 1956 đã vào Sài-Gòn theo học ở Đại Học VănKhoa.
Ông tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa ởSài-Gòn vào khoảng năm 1959. Năm
1961,ông được chính phủ Ngô-Đình-Diệm cho đi học về môn Tôn Giáo Đối
Chiếu(Comparative religion) tại Princeton University ở New Jersey, Hoa-Kỳ.
Sau khi chính
phủNgô-Đình-Diệm bị lật đổ, tình hình bắt đầu rối loạn, có nhiều sự tranh chấp
đãxẩy ra trong nội bộ Phật Giáo về việc thiết lập và lãnh đạo GHPGVNTN (xem
BạchThư của Hòa Thượng Thích Tâm Châu). Để tạothanh thế cho mình, chống
lại phe Bắc và phe Nam, năm 1964 Thượng Tọa Thích TríQuang đã đích thân viết
cho Thiền sư Nhất Hạnh một lá thư yêu Thiền sư trở vềViệt-Nam gấp để giúp ông
trong việc thống nhất Phật Giáo và vạch một hướng đicho Phật Giáo Việt-Nam
trong giai đoạn tới.
3) Tranh chấp trong nội bộ: Một
câu hỏi được đặt ra là tại miền Nam lúc đócó hai người đã được huấn luyện để
làm Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, đó làThượng Tọa Thích Thiên Ân và Thiền
sư Nhất Hạnh, tại sao Viện Hóa Đạo không chọnmột trong hai người này mà phải
đòi cho được Thượng Tọa Minh Châu, mặc dầu biếtrõ ông đang hoạt động cho Cộng
Sản ở Ấn Độ?
Như đã nói trên,Thượng
Tọa Thiên Ân và Thiền sư Nhất Hạnh đều là người Thừa Thiên. Hai tăng sĩ
này chịu ảnh hưởng nặng của ThíchTrí Quang. Thân phụ của Thích Thiện Ân
làThích Tiêu Diêu đã tự thiêu tại chùa Từ Đàm đêm 16/08/1963. Ông vùng
chạy khi ngọn lửa đang bóc cháy. Còn Thiền sư Nhất Hạnh là đàn em của
Thích TríQuang, được đi du học Hoa-Kỳ là nhờ Thích Trí Quang xin ông
Ngô-Đình-Cẩn canthiệp giúp.
Mặc dầu được tu họcở
Huế, Thích Minh Châu không chịu ảnh hưởng của Thích Trí Quang nên các tăng
sĩtrong Viện Hoá Đạo muốn đưa Thích Minh Châu về làm Viện Trưởng Viện Đại Học
VạnHạnh, chứ không muốn chọn một trong hai tăng sĩ chịu ảnh hưởng của Thích
TríQuang. Điều đáng ngạc nhiên là không hiểuvì lý do gì hoặc có sự can
thiệp bí mật từ đâu, Thích Trí Quang cũng đã đồng ýchọn Thích Minh Châu.
Khi Thượng TọaThích Minh
Châu từ Ấn-Độ về nước, ông được cử làm Phó Viện Trưởng Điều Hành củaViện Cao
Đẳng Phật Học, còn Thích Thiên Ân làm Giáo Thọ Trưởng.
Có lẽ buồn lòng vềquyết
định của Viện Hóa Đạo, Thích Thiên Ân và Thiền sư Nhất Hạnh đã chọn conđường bỏ
nước ra đi.
Năm 1966, ThíchThiên Ân
đi du học Hoa-Kỳ rồi ở lại Hoa-Kỳ, lập Trung tâm Thiền học Quốc tế vàchùa Phật
Giáo Việt-Nam ở Los Angeles, Hoa-Kỳ, và qua đời năm 1980 tại đây, thọ75 tuổi.
Cũng trong năm1966,
Thiền sư Nhất Hạnh ra ngoại quốc kêu gọi chấm dứt chiến tranh, đòi quyềntự
quyết và thành lập một chính phủ hòa giải hòa hợp. Ông làm phát ngôn viên
cho GHPGAQ, đứng vềphía Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và phe phản chiến ở
Hoa-Kỳ. Ông đem cả cô Fleurette Cao-Ngọc-Phượng, “Phápdanh” là Sư cô Chân
Không, và đứa con trai qua ở luôn tại Pháp, lập Làng Hồngsau đổi thành Làng
Mai. Lúc đầu Làng Maido bà Elizabeth Bùi-Kim-Tiền, mẹ của cô Phượng, đứng
tên. Khi bà này qua đời, cô Phượng lên thay.
Viện đại học Vạn Hạnh:
Dược sĩ
Nguyễn-Cao-Thăng,Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị hãng OPV (Office Pharmaceutique du
Vietnam), mộthãng sản xuất và nhập cảng duợc phẩm, đã thoát nạn nhờ biết chạy
chọt qua ngãnhà chùa. OPV là một công ty dược phẩm của người Pháp tại Sài-Gòn,
được ôngNgô-Đình-Cẩn giao cho Dược sĩ Nguyễn-Cao-Thăng đứng tên sang lại vào
khoảng năm1956, khi Pháp rút ra khỏi Việt-Nam, nên được dư luận coi là tổ chức
kinh tài củaĐảng Cần Lao.
Giới thạo tin tạiSài-Gòn
lúc đó đều biết người đứng ra làm trung gian thu xếp giữa OPV với cácnhà lãnh
đạo Phật Giáo và các tướng lãnh cầm quyền để Dược Sĩ Nguyễn-Cao-Thăngkhỏi bị
bắt và OPV khỏi bị tịch thu là bà Đào-Thị-Xuân-Yến, nguyên Hiệu Trưởngtrường
trung học Đồng Khánh ở Huế. Bà làvợ ông Nguyễn-Đình-Chi, Tuần Phủ Hà
Tĩnh, nên thường được gọi là bà Tuần Chi. Ông Nguyễn-Đình-Chi có họ hàng
với Nguyễn-Cao-Thăng. Bà Tuần Chi cũng là đệ tử ruột của HoàThượng Thích Đôn Hậu
ở chùa Thiên Mụ. Trongvị thế đó, bà đã đứng ra “Vận động” (lo lót) để
chính quyền và Phật Giáo khôngđụng đến OPV. Sau vụ Tết Mậu Thân 1968,bà
Tuần Chi đã theo Hòa Thượng Đôn Hậu đi ra Hà-Nội.
Qua sự thu xếp củabà
Tuần Chi, Nguyễn-Cao-Thăng đã tặng cho Phật Giáo một khu đất rộng khoảng4000 m2
ở số 222 đường Trương-Minh-Giảng, Quận 3, Sài-Gòn. Sở đất này lúc đó do
bà Trương-Ngọc-Diệp, vợ củaNguyễn-Cao-Thăng đứng tên. Số tiền mặt“Cúng
dường” bao nhiêu không biết được. ViệnHóa Đạo quyết định dùng khu này để
xây cất Viện Đại Học Vạn Hạnh.
Trong cuốn BạchThư đề
ngày 31/12/1993, Hòa Thượng Thích Tâm Châu còn cho biết Tướng Nguyễn-Khánhđã
cho GHPGVNTN thuê tượng trưng một khu đất gần 5 mẫu ở đường Trần-Quốc-Toản
đểlàm trụ sở chính của Giáo Hội và cúng 10 triệu đồng để làm chùa. Sau
đó, Hòa Thượng có mượn thêm của chính phủNguyễn-Cao-Kỳ 50 triệu nữa và giao cho
các Hoà Thượng Thiện Hòa, Thiện Hoa, TríThủ và Từ Nhơn để xây Việt-Nam Quốc Tự,
nhưng họ giữ tiền và không xây (tr. 22và 23). Thật ra họ chỉ xây cái tháp!
Theo yêu cầu củaViện Hóa
Đạo, ngày 17/10/1964, Bộ Quốc Gia Giáo Dục đã ban hành Nghị Định
số1805-NĐ/PG/NĐ hợp thức hóa Viện Cao Đẳng Phật Học. Viện này tạm đặt trụ
sở tại Chùa Pháp Hội vàChùa Xá Lợi ở Sài-Gòn. Ngày 13/11/1964,Viện Hóa
Đạo ban hành Quyết Định số 156-VT/QĐ cử Thượng Tọa Thích Minh Châu làmViện
Trưởng thay thế Thượng Tọa Thích Trí Thủ.
Ngày 09/06/1965,là ngày
lễ đặt viên đá đầu tiên xây cất Viện Đại Học Vạn Hạnh ở số 222
đườngTrương-Minh-Giảng (nay là Lê-Văn-Sĩ). Cuốinăm 1965, Viện Hóa Đạo xin
phép đổi tên Viện Cao Đẳng Phật Học thành Viện Đại HọcVạn Hạnh và cử Thượng Tọa
Thích Minh Châu làm Viện Trưởng, Thượng Tọa Thích MãnGiác làm Viện Phó.
Năm 1966, việc xâycất
Viện Đại Học Vạn Hạnh hoàn tất, gồm tòa nhà chính với bốn tầng lầu. Đây
là nơi đặt văn phòng làm việc của Viện Trưởng,văn phòng các Phân Khoa, văn
phòng các nha sở, thư viện, câu lạc bộ, các giảngđường, phòng học của sinh
viên.... Năm1970, Viện xây thêm Toà nhà B làm cơ sở cho Phân Khoa Giáo
Dục. Năm 1972, Viện mua thêm bất động sản số 716 đườngVõ-Di-Nguy (nay là
Nguyễn-Kiệm), Phú Nhuận, để làm cơ sở II.
Thầy sao trò vậy:
Khi Viện Đại Học VạnHạnh
được khánh thành, các cơ quan tình báo của VNCH và CIA đã cài người vào đểtheo
dõi các hành động của Thích Minh Châu. Họ có thể là sinh viên, nhân viên,
giảngviên,..v.v... Khi còn ở Việt-Nam, tôi có đọc một tài liệu của một tổ chức
phảnchiến Hoa-Kỳ, tố cáo CIA đã huấn luyện và cài Đoàn-Viết-Hoạt và người anh
củaThích Minh Châu là Đinh-Văn-Kinh vào Đại Học Vạn Hạnh để theo dõi. Khi
qua Hoa-Kỳ, tôi có viết thư cho tổ chứcnày xin tài liệu, nhưng họ không trả
lời.
Quả thật ThíchMinh Châu
đã đi đúng con đường mà thầy của ông đã đi. Bác sĩ Lê-Đình-Thám khi được
Pháp giao chothành lập phong trào chấn hưng Phật Giáo ở Huế để trấn an các cuộc
nổi dậy, ôngđã đi học về đạo Phật, rồi rước Hòa Thượng Thích Trí Độ, một đảng
viên Cộng Sản,từ Bình Định ra Huế lập trường An Nam Phật Học để huấn luyện các
tăng sĩ, cònông lập Hội An Nam Phật Học. Bên ngoài,Thích Trí Độ và Bác sĩ
Lê-Đình-Thám giảng về Phật pháp rất nhiệt tình, nhưngbên trong lập các cơ sở
đảng. Thích MinhChâu, Võ-Đình-Cường, Ngô-Điền.… đều được Lê-Đình-Thám
chiêu dụ vào đảng. Mãi cho đến khi Việt Minh cướp chính quyền,người ta
mới khám phá ra Thích Trí Độ và Lê-Đình-Thám là hai đảng viên cao cấpcủa Đảng
Cộng Sản!
Biết mình bị theodõi,
trong thời gian làm Viện Trưởng, Thích Minh Châu không hề có một hành độnghay
lời tuyên bố nào liên quan đến chính trị, kể cả việc ủng hộ các cuộc tranhđấu
của GHPGAQ, mặc dầu ông là Vụ Trưởng Tổng Vụ Văn Hóa Giáo Dục của Giáo
Hộinày. Tuy nhiên, cơ quan an ninh đã khámphá ra một đảng viên của Thành
Ủy Huế được Thích Trí Quang gởi vào nằm vùng ởđây, đó là Nguyễn-Trực. Các
cuộc xách độngsinh viên Vạn Hạnh chống chính quyền đều do Nguyễn-Trực thực
hiện.
Hồ sơ của Nguyễn-Trựccó
đầy đủ tại Ty Cảnh Sát Huế, nhưng có lệnh không được bắt, đợi đến khi
Nguyễn-Trựcvề Huế họp với Thành Ủy xong mới bắt. Cơquan an ninh đã tra
khảo và định đưa Nguyễn-Trực đi giam ở Phú Quốc, nhưngThích Trí Quang can
thiệp, chính quyền lại ra lệnh thả ra. Nguyễn-Trực và Võ-Đình-Cường là
hai đảng viênđược Thích Trí Quang bảo vệ rất chặt chẽ.
Đến ngày30/04/1975,
Thích Minh Châu và Nguyễn-Trực mới công khai xuất đầu lộ diện. Câu chuyện
này chúng tôi sẽ nói sau.
Bài 4: (Ngày
27/09/2012)
Trong cuốn BạchThư đề
ngày 31/12/1993, Hoà Thượng Thích Tâm Châu đã viết:
“Khi quân Cộng Sảntừ
rừng về Sài-Gòn, đã có gần 500 Tăng, Ni của phe tranh đấu Ấn Quang ra đónchào”.
Chắc đa số quý vịđã biết
người dẫn gần 500 Tăng, Ni đi đón “quân giải phóng” đó là ai rồi.
Ngoài công tác khởiđầu
nói trên, sau ngày 30/04/1975, Thượng Tọa Thích Minh Châu đã được Đảng
CSVN(Cộng sản Việt-Nam) giao cho hai nhiệm vụ rất quan trọng, đó là phá sập
Giáo HộiẤn Quang và huấn luyện hệ thống sư quốc doanh.
Đón quân giải phóng:
Báo Sài-Gòn GiảiPhóng
điện tử ngày 06/05/2009, có đăng bài “Buổi bình minh ở khu căn cứ lõm”
củaPhạm-Thục kể lại chuyện quân Việt Cộng tiến vào Sài-Gòn qua ngã tư Bảy
Hiền,trong đó có đoạn ghi như sau:
“Khoảng 15 giờngày 30
tháng 04, lực lượng của anh Hai Nhựt, anh Tư Vũ (Nguyễn-Thế-Thông) vàcác đồng
chí khác đã về đến Bảy Hiền. Nơiđây bà con đã tập trung rất đông để chào
đón những đứa con giải phóng”.
Số “Bà con đã tậptrung
rất đông” nói ở đây là khoảng 500 người, bao gồm một số tăng ni, sinhviên Đại
Học Vạn Hạnh và một số phật tử thuộc Giáo Hội Ấn Quang. Nhóm này được
Thích Minh Châu và Nguyễn-Trựcđiều động và dẫn đi.
Khi có lệnh cáccông chức
và quân nhân chế độ cũ phải ra trình diện, Viện Đại Học Vạn Hạnh đã tựđộng biến
thành một địa điểm trình diện do Nguyễn-Trực điều hành. Sau đó,
Nguyễn-Trực trở thành một thành viên củaỦy Ban Quân Quản Quận Ba. Các
công chứccao cấp và sĩ quan trong vùng, ít ai dám đến trình diện ở Viện Đại Học
Vạn Hạnh,vì kinh nghiệm của vụ Phật giáo đấu tranh chiếm Đà Nẵng năm 1966, họ
biết rằngđến một nơi do nhóm “Cách mạng giờ thứ 25” chiếm đóng, có thể bị mất
mạng nhưchơi.
Sau này, Nguyễn-Trựctổ
chức vượt biên để kiếm tiền đã bị bắt và bị khai trừ. Một nguồn tin cho
biết gần đây Nguyễn-Trực đãđược đến định cư tại Orange County, tiểu bang
California, Hoa-Kỳ, do sự bảolãnh của một người con vượt biên.
Vợ của Thích MinhChâu là
Lê-Thị-Bé đã hoạt động tích cực trong Hội Phụ Nữ Cứu Quốc khi Việt Minhcướp
chính quyền vào năm 1945 và sau đó được kết nạp vào Đảng Cộng Sản. Sau
30/04/1975, Lê-Thị-Bé và hai con đã được Đảngcấp giấy phép cho vào Sài-Gòn thăm
chồng là Thượng Tọa Thích Minh Châu, nhưngchỉ được phép ở lại Sài-Gòn 10 ngày
mà thôi. Trong dịp này, bà có đến thăm một vài gia đìnhquen thân cũ đã di
cư vào Nam năm 1954. Đảngkhông muốn dân chúng biết lai lịch của Thích
Minh Châu để bảo vệ uy tín của ôngvà xử dụng ông vào công tác Phật Giáo vận
quan trọng sau này.
Chúng tôi may mắnđược
gặp và nói chuyện với một người thân đã đón tiếp bà Lê-Thị-Bé nên biết
đượcnhiều chuyện bí mật về cuộc đời của Thích Minh Châu và gia đình của ông.
Phá sập Giáo Hội Ấn
Quang:
Cũng trong cuốn BạchThư
nói trên, Hoà Thượng Tâm Châu đã viết:
“- Ngày
19/05/1975,phe tranh đấu Ấn Quang đã tổ chức sinh nhật Hồ-Chí-Minh tại chùa Ấn
Quang.
- Hiệp Thương ChínhTrị thống nhất hai miền Nam,
Bắc của Cộng Sản, một Thượng Tọa của phe Ấn Quangđã làm một bài tham luận, nịnh
Cộng Sản, kể công của Ấn Quang và đả kích NhaTuyên Úy Phật Giáo cùng Giáo Hội
Thích Tâm Châu”.
Nhiều người đã đặtcâu
hỏi: Cứ theo Bạch Thư của Hoà Thượng Tâm Châu, Giáo Hội Ấn Quang rất “Cócông
với Cách Mạng”, tại sao nhà cầm quyền VNCS (Việt-Nam Cộng sản) lại đánh sậpgiáo
hội này? Thích Minh Châu đã đóngvai trò gì trong vụ đó?
Câu chuyện khá
phứctạp. Khi Việt Cộng chiếm miền Nam Việt-Nam,đa số các tăng sĩ trong
Giáo Hội Ấn Quang tin tưởng một cách đơn giản rằng họlà những người “Có công
với Cách Mạng” và Phật Giáo sẽ trở thành một thế lực lớnmạnh nhất khi thống
nhất được Phật Giáo Nam – Bắc. Công việc đầu tiên là phải thống nhất
PhậtGiáo dưới sự lãnh đạo của Giáo Hội Ấn Quang, sau đó sẽ dùng Phật Giáo “hóa
giải”Cộng Sản và tiến tới nắm chính quyền.
Trong “Đơn xin cứuxét
nhiều việc” gởi nhà cầm quyền VNCS, Hoà Thượng Huyền Quang kể lại rằng saungày
thống nhất đất nước, Giáo Hội Ấn Quang đã viết thư cho Hội Phật Giáo ở miềnBắc
đề nghị thống nhất, nhưng Hội Phật Giáo này không đáp ứng. Giáo Hội đã cử
Hòa Thượng Thích Đôn Hậu từ miềnBắc về, đại diện cho Giáo Hội đến xin gặp ông Nguyễn-Văn-Hiếu,
lúc bấy giờ là BộTrưởng Văn Hóa. Hoà Thượng Huyền Quang cho biết về câu chuyện
gặp gỡ giữa haibên như sau:
“Hòa Thượng chúngtôi xin
phép cho Giáo Hội chúng tôi vận động thống nhất Phật Giáo Việt-Nam, sauđó tiến
đến thống nhất Phật Giáo hai miền. Nhưng bị ông Bộ Trưởng Văn Hóa từ chối
với lýdo: “Thống nhất Phật Giáo thì tốt, nhưng thống nhất với Phật Giáo cách
mạng, chứthống nhất làm gì với Phật Giáo phản động!” Hòa Thượng chúng tôi
hỏi: “Phật Giáo phản độnglà ai?” Ông Bộ Trưởng Hiếu không trả
lời(Ông Hiếu ám chỉ Giáo Hội chúng tôi là phản động)”.
Bị coi là “PhậtGiáo phản
động”, Giáo Hội Ấn Quang tưởng như đang ở dưới thời VNCH, mở chiến dịchchống
lại. Cộng Sản đã đàn áp thẳng tayvà tìm biện pháp xóa sổ Giáo Hội Ấn
Quang.
Ngày 12/02/1980,Hà-Nội
cho Hòa Thượng Thích Đức Nhuận, Quyền Hội Trưởng Hội Phật Giáo Thống Nhất(Quốc
doanh miền Bắc) vào Nam vận động thống nhất Phật Giáo. Ông họp với 20 đại
biểu của các tổ chức vàtông phái Phật Giáo miền Nam do Mặt Trận Tổ Quốc lựa
chọn. Kết quả, hội nghị đã quyết định thành lập ỦyBan Vận Động Thống Nhất
Phật Giáo và bầu Thượng Tọa Thích Trí Thủ, Viện TrưởngViện Hóa Đạo của Giáo Hội
Ấn Quang làm Trưởng Ban, còn Hòa Thượng Đôn Hậu, XửLý Thường Vụ Viện Tăng Thống,
làm Cố Vấn.
Thượng Tọa MinhChâu đã
đóng vai trò gì trong cuộc “vận động” này?
Tài liệu cho biếtThượng
Tọa Minh Châu đã họp các Thượng Tọa Trí Thủ, Trí Tịnh, Thiện Hào, ThiệnChâu, Từ
Hạnh và Hiển Pháp cùng với các cư sĩ Đỗ-Trung-Hiếu, Võ-Đình-Cường,
Tống-Hồ-Cầm....thành lập một nhóm chống lại sự phản kháng của nhóm Thượng Tọa
Huyền Quang vàQuảng Độ. Ngày 17/08/1981, Thượng TọaMinh Châu đã làm một
bản tường trình cho biết tại Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo GiáoHội Ấn Quang “Đã diễn
ra những sự kiện khác thường”, đó là việc “Thượng TọaThích Quảng Độ, Tổng Thư
Ký Viện Hóa Đạo, triệt hạ uy tín toàn Ban Vận Động ThốngNhất Phật Giáo, ngang
nhiên thách thức Chính phủ và Mặt Trận Tổ Quốc Việt-Nam”.
Chúng ta cần nhớ rằngkể
từ khi GHPGVNTN bể làm hai vào năm 1966, Thượng Tọa Minh Châu luôn ở trongGiáo
Hội Ấn Quang với chức vụ Vụ Trưởng Tổng Vụ Văn Hóa Giáo Dục cho đến saunăm
1975.
Trong đại hội
ngày04/11/1981, tại chùa Quán Sứ ở Hà-Nội, có 164 đại biểu của các tổ chức,
giáo hộivà hệ phái Phật Giáo tham dự, Thượng Tọa Trí Thủ, Viện Trưởng Viện Hóa
Đạo củaGiáo Hội Ấn Quang, đã đem Giáo Hội này sát nhập vào Giáo Hội Phật Giáo
Việt-Nam,tức Giáo Hội nhà nước, và được bầu làm Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự.
Hòa Thượng Thích Trí Tịnh làm Phó Chủ Tịch,còn Thượng Tọa Minh Châu giữ chức
Phó Chủ Tịch kiêm Tổng Thư Ký liên tiếp banhiệm kỳ I, II và III từ 1981 đến
1997. Sauđó, ông làm thành viên của Hội Đồng Chứng Minh.
Các Thượng Tọa
ThiệnMinh, Huyền Quang, Đức Nhuận, Quảng Độ và một số vị khác không tán thành,
đã bịbắt.
Trường huấn luyện các sư
quốc doanh:
Năm 1976, Thượng TọaMinh
Châu đã bàn giao Viện Đại Học Vạn Hạnh cho Bộ Giáo Dục, sau đó lên cơ sởII ở
Phú Nhuận, thành lập Phật Học Viện Vạn Hạnh. Công việc chính được Đảng
Cộng Sản giao choông là huấn luyện các sư quốc doanh.
Năm 1981, ông đượcđưa ra
Hà-Nội mở Trường Cao Cấp Phật Học Việt-Nam Cở Sở I ở chùa Quán Sứ và làmHiệu
Trưởng. Nay trường này đã được đổithành Học Viện PGVN (Phật Giáo
Việt-Nam) và năm 2006, được dời về một cơ sở rộnglớn mới được xây cất ở thôn Vệ
Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà-Nội.
Năm 1984, ông trởlại
Sài-Gòn và biến Phật Học Viện Vạn Hanh thành Trường Cao Cấp Phật Học Cơ SởII do
ông làm Hiệu Trưởng. Nay, trườngnày cũng đã được biến thành Học Viện
PGVN.
Hiện nay, tại Việt-Namcó
4 Học Viện Phật Giáo trên toàn quốc trực thuộc Trung ương Giáo Hội Phật Giáonhà
nước được dùng để huấn luyện các sư quốc doanh, đó là các Học Viện PGVN
tạiHà-Nội, Sài-Gòn, Huế và Học Viện Phật Giáo Nam Tông Khmer tại Cần Thơ.
Theo tài liệu, cáctăng
ni sinh khi trúng tuyển vào học tại các Học viện này, được tu học nội trú100%
trong ký túc xá. Tăng ni sinh đượcmiễn 100% chi phí ăn ở và 90% chi phí
huấn luyện trong suốt thời gian tu học. Các báo trong nước viết: “Hòa
thượng (MinhChâu) đã mở trường trong Đạo và ngoài đời để huấn luyện hàng nghìn
Tăng Ni cấpCử nhân Phật học cho Giáo hội, hàng chục nghìn sinh viên có bằng cấp
thành đạtcho xã hội.”
Thực chất của các“Sư
quốc doanh” hay “Sư công an” được Thích Minh Châu huấn luyện như thế nào,các
bloggers đã mô tả khá nhiều. Ở đây,chúng tôi chỉ xin trích lại một đoạn
của một tác giả trong nước phổ biến trêncác diễn đàn:
“Nhân ngày làm lễtốt
nghiệp ra trường “Đại Học Phật Giáo” cho 274 tăng ni tại thành phố Sài-Gònhôm
kia, làm tôi nhớ lại chuyến đi thăm trường “Đại Học Phật Học” này. Khi
tôi vào thăm trường, cả 6 lớp đang học tiếngPhạn, khoảng 30 phút sau thì đến
giờ nghỉ giải trí. Nghe nói hôm đó Thầy Thích Thanh Tứ đến nóichuyện với
các tăng ni trong trường nên không khí rất vội vàng và nghiêm chỉnh. Nhìn bãi
để xe của nhà trường làm tôisuy nghĩ. Các nam nữ tăng ni đi học đạihọc
hầu hết là bằng xe gắn máy phân khối lớn và toàn loại sang. Có nhiều tăng
ni đi đến trường cả bằng xe hơinữa.
“Trong giờ nghỉ giảitrí,
quanh các quày bán sách, và sân trường, tiếng chuông điện thoại di động củacác
tăng ni reo không ngừng. Hầu hết các“Hoà thượng trẻ” đều dùng điện thoại
đời mới và nhỏ xíu. Tôi ghé vào quán sách dưới bóng cây bồ đề ởgóc sân
trường, để tìm mua một vài quyển sách, thì thấy ở đây sách rất nhiều invà bìa
đẹp, nhưng giá thì rất đắt, có quyển giá tới 540.000$. Thoạt đầu, tôi
tưởng với giá đắt như thế các bậcHoà thượng tương lai, sẽ ít mua, nhưng trái
với dự đoán của tôi, bác bán sáchcho tôi biết nhiều hôm không có đủ sách để
bán.
“Tôi đang đứng suynghĩ
điều gì đó dưới bóng cây bồ đề, bỗng có một vật lạ bay vào đầu tôi và tôingạc
nhiên quay về phía sau thì thấy ba nữ Ni sinh Đại học Phật Giáo, xấu hổquay mặt
đi vì các cô đó ném cái hạt ô-mai trật mục tiêu,... Lẽ ra nó phải bayxa hơn nữa
và trúng vào vị nam Tăng sinh đẹp trai, người đang đứng phía trướctôi và đang
say sưa trả lời điện thoại....”
Theo phúc trình mớinhất,
hiện nay trong nước có khoảng 17.000 cơ sở chùa chiền với khoảng 50.000tăng
ni. Dĩ nhiên, trong số này cũng córất nhiều vị chân tu, đi tu để tìm “Con
đường giải thoát”. Nhưng đa số Sư Công An đều thuộc loại “Chân tumà tay
không tu”. Họ được phái đến “Trụtrì” tại các cơ sở Phật Giáo để bảo vệ an
ninh và kinh tài.
Một đảng viên đúng tiêu
chuẩn:
Các chức vụ vàhuân
chương mà Thích Minh Châu được chính quyền ban cho kể từ sau ngày30/04/1975 quá
nhiều không thể ghi lại hết được, trong đó có làm đại biểu quốchội 4 khóa liền,
từ khoá VII đến khoá X.
Không như ThíchTrí
Quang, tâm đầy tham vọng và ảo tưởng lúc nào cũng xưng hùng xưng bá khoáclác và
hung hăng..., Thượng Tọa Minh Châu là một con người hòa nhã không hiếu độngluôn
hành động theo đường lối của Đảng, không để lộ tung tích. Ông đã làm tròn
nhiệm vụ Đảng giao phó trongcông tác trí vận ở miền Nam trước và sau năm 1975,
đã góp công rất lớn trong việcdẹp tan “Phật Giáo phản động” và huấn luyện cho
Đảng một hệ thống sư quốc doanhhoạt động có hiệu năng. Vì thế ông là
mộttăng sĩ có uy tính nhất đối với Đảng và nhà cầm quyền VNCS. Người được
chọn để thay ông là Hoà ThượngThích Trí Quảng, một đảng viên người gốc Củ Chi,
cũng có kiến thức và những đặctính tương tự như Thích Minh Châu.
Sau khi Thích MinhChâu
qua đời, báo trong nước cho biết các phái đoàn như Tổng Bí Thư BCH TW (BanChấp
Hành Trung Ương) Đảng, Chủ Tịch nước, Quốc Hội, Chính phủ, Ủy Ban TrungƯơng Mặt
Trận Tổ Quốc Việt-Nam, Bộ Công an.... đã đến dâng hương và đảnh lễ. Qua
ông, chính sách tôn giáo vận của Đảng CộngSản coi như đã thành công, nhưng ông
ra đi không thấy Niết Bàn mà "Chỉ thấymưa sa trên màu cờ đỏ"!
Điều đáng ngạcnhiên là
mặc dầu Thích Minh Châu đã góp công rất lớn trong việc làm tan rã GiáoHội Ấn
Quang, làm biến thể Phật Giáo và biến Phật Giáo thành công cụ của ĐảngCSVN, ông
vẫn được một số tăng ni và phật tử của Giáo Hội này quý mến và tônsùng.
Thật đắng cay cho vận nước!
No comments:
Post a Comment