Ranh
giới giữa quyền riêng tư và vấn đề an ninh quốc gia
Mặc Lâm, biên tập viên
RFA
2016-02-23
2016-02-23
NGHE:
Mới đây giám đốc điều
hành của Apple là ông Tim Cook đã gửi một thư ngỏ đưa ra lý do từ chối quyết
định của Tòa Liên bang yêu cầu Apple phải tạo ra một phiên bản hệ điều hành mới
của iPhone có thể mở và giải mã được những dữ kiện mà khách hàng chứa trong
chiếc iPhone của mình. Lý do mà ông Tim Cook đưa ra là chống lại sự xâm hại
quyền riêng tư của công dân Mỹ cũng như bất cứ sắc dân nào trên thế giới
khi sử dụng iPhone.
Bên nào nặng hơn?
Mặc Lâm tìm hiểu thêm
vấn đề qua cuộc phỏng vấn nguyên Thẩm phán Tòa Di trú thuộc tiểu bang San
Francisco Phan Quang Tuệ để biết thêm vấn đề luật pháp của Hoa Kỳ trong trường
hợp đang có nhiều tranh cãi này. Trước tiên nguyên Thẩm phán Phan Quang Tuệ cho
biết:
Phan Quang Tuệ: Cái vụ mở khóa theo FBI yêu cầu và ông Thẩm
phán Liên bang ra lệnh là Apple phải tuân theo. Ông Tim Cook, CEO giám đốc điều
hành của Apple đã kháng cáo điều đó. Theo chỗ tôi theo dõi thì chưa có phán
quyết, lúc đầu định là thứ Ba bây giờ dời lại tới thứ Sáu tuần này.
Vấn đề đặt ra nó như
thế này: Nước Mỹ theo chế độ liên bang thì ai cũng biết nhưng điều quan trọng
là bản Hiến pháp của Mỹ thì họ chủ trương tổ chức chính quyền giới hạn, chính
phủ không phải là cha mẹ của dân mà là do dân và vì dân, nói theo tiếng Anh thì
chính quyền là một Limited Government, caí gì mà luật pháp không cấm thì người
dân có quyền làm. Cái quyền mình nói ở đây là quyền người Mỹ gọi là Privacy rights,
tức là quyền bảo vệ đời sống riêng tư.
Tức là trong căn nhà
của tôi nếu các cơ quan công lực đến khám xét thì phải có trát của tòa ngoại
trừ những trường hợp đặc biệt. Ngoài ra vì tôi là chủ căn nhà, cái căn nhà này
phải hiểu rộng ra bao gồm đời sống riêng tư của tôi, thư từ của tôi, những
chuyện xảy ra trong gia đình tôi. Bây giờ bước thêm một bước nữa là trong đời
sống tân tiến ngày hôm nay là cái iPhone, hay cell phone. Mỗi lần sử dụng cell
phone thì có một cái code (password) và cái code đó chỉ mình mình biết thôi.
Vấn đề này đã được đặt
ra không phải mới đây mà suốt cả năm rồi, đó là mỗi khi nhân viên công lực liên
bang Mỹ họ cần mở khóa iPhone để kiểm tra cái gì đó thì họ liên lạc với Apple
thì Apple đều tuân theo hết. Mỗi lần như vậy thì cơ quan công lực họ cầm cái
cell phone đến thẳng head quarter tức là ngay cơ quan của Apple thì các kỹ sư
của công ty mới giải mã, tôi tạm dùng chữ unlock.
Thế nhưng lần này
Apple họ phản đối, họ kháng cáo lệnh của ông thẩm phán liên bang khi ông này ra
lệnh cho Apple phải giải mã. Vấn đề đặt ra là mình đặt cái quyền riêng tư trong
đời sống cá nhân của người dân quan trọng hơn an ninh của quốc gia hay ngược
lại bên nào nặng hơn?
Theo tôi hiểu thì bên
chính quyền liên bang khi họ làm vụ này họ chủ trương xem vấn đề an ninh quốc
gia nặng hơn còn phía bên Apple theo chỗ tôi biết thì được các công ty khác
trong Silicon Valey ủng hộ họ chủ trương bảo vệ quyền riêng tư. Vì họ nghĩ rằng
nếu tuân theo như vậy thì sẽ tạo ra một tiền lệ nó sẽ ảnh hưởng tới đời sống
riêng tư. Quyền riêng tư của những người tiêu thụ mà trong trường hợp này nó có
thể hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới chứ không phải chỉ riêng nước Mỹ.
Mặc Lâm: Thưa Thẩm phán ông Tim Cook như Thẩm phán vừa
kể đã hợp tác với FBI mỗi lần tòa yêu cầu giải mã những chiếc iPhone có liên
quan đến an ninh quốc gia nhưng lần này ông ấy chống lại lệnh của tòa Liên Bang
phải chăng tòa này đã ra phán quyết buộc Apple làm điều gì đó ngoài khả năng
của Apple?
Phan Quang Tuệ: Đúng như ông đã đặt câu hỏi. Trước đây mỗi khi
có lời yêu cầu của cơ quan công lực liên bang, tạm dịch từ Federal Law
Enforcement Agency, thì bên Apple họ hợp tác hoàn toàn. Bây giờ họ lại muốn làm
cái blanket tức là có thể giải mã hoàn toàn cho bất cứ chiếc iPhone nào để khi
nào cần thì cơ quan công lực muốn thì họ sử dụng. Vì lý do đó bên Apple họ mới
chống lại, nhân danh quyền lợi của người tiêu thụ và để bảo vệ quyền riêng tư
của người tiêu thụ.
Mặc Lâm: Nhiều tờ báo tại Mỹ cho là vụ án này khó chấm
dứt trong một hay hai tháng vì Apple có thể kháng án lên tòa Tối cao pháp viện
trong khi Tòa tối cao lại đang thiếu một thẩm phán vì một thành viên vừa mới
qua đời, theo ông thì vụ án này sẽ kết thúc ra sao?
Phan Quang Tuệ: Vấn đề tranh tụng đang xảy ra tại tòa liên
bang sau khi Apple kháng cáo thì tôi nghĩ câu chuyện này không có kết thúc vì
đọc bức thư ngỏ của ông Tim Cook, rồi kế đó là sự ủng hộ của những công ty khác
trong vùng thung lũng Silicon như là Facebook, như Google hay Twitter. Mình
thấy câu chuyện đó nó không kết thúc và khả năng kéo dài khi đưa lên Tối coa
pháp viện, đặt biệt trong thời gian ứng cử tổng thống này và hệ quả mình không
biết được.
Anh Mặc Lâm và thính
giả cũng biết là mới đây ông thẩm phán Tối cao pháp viện Antonin Scalia một
thẩm phán rất xuất sắc có khuynh hướng bào thủ vừa mới qua đời. Hiện tại người
ta đang tranh luận là theo điều khoản 2 của Hiến pháp Hoa Kỳ, Article Two, Tồng
thống Obama phải bổ nhiệm một Thẩm phán mới với sự chấp thuận của Thượng nghị
viện Hoa Kỳ. Hiện giờ Thượng viện Hoa Kỳ có đa số là Cộng hòa, họ nói “khoan, phải
chờ cho tới khi có tổng thống mới”.
Sau khi thầm phán
Antonin Scalia qua đời thì chỉ còn lại 8 thẩm phán tối cao mà thôi, mỗi phe gồm
có 4 người tạm gọi một phe là tự do một phe là bảo thủ và mỗi bên 4 phiếu.
Trong trường hợp bất phân thắng bại thì quyết định của tòa dưới sẽ được giữ
nguyên. Vì lẽ đó mà phán quyết này rất quan trọng và nó sẽ kéo dài vì cuộc bầu
cử còn xa dù cho Tổng thống Obama có đưa ra một ứng viên mới thì phải đưa ra
Thượng Viện để có những hearing thì thời gian cũng kéo dài qua năm tới.
Mặc Lâm: Xin cám ơn nguyên Thẩm phán Phan Quang Tuệ.
No comments:
Post a Comment