HAI ÁC QỦY CỦA NHÂN LOẠI
Đào
Hiếu
Nhân
vụ xây văn miếu Khổng Tử ở Vĩnh Phúc, xin mời tham khảo mấy suy nghĩ về Khổng
Tử.
Khổng
Tử và Các-Mác đều là triết gia. Cả hai đều muốn áp dụng học thuyết của mình cho
cả thiên hạ. Cái “thiên hạ” của Khổng Tử là tập thể các nước thời Xuân Thu còn
cái thiên hạ của Mác là các nước nghèo trên thế giới.
Cả hai đều không câu nệ đến vấn đề biên giới, dân tộc, mà có tham vọng dùng học thuyết của mình để mưu cầu hạnh phúc ở bất cứ nơi đâu.
Và
cả hai đều đã thất bại thê thảm.
Tại
sao?
Con
người có hai BẢN NĂNG GỐC. Freud gọi bản năng thứ nhất là tính dục (libido), và
La Rochefoucauld gọi bản năng thứ hai là lòng ích kỷ (egoism).
Lòng
ích kỷ khiến con người luôn hướng về “tư hữu”. Bản năng truyền giống khiến con
người luôn hướng về “sắc dục”. Hai thứ bản năng ấy chi phối mọi sinh hoạt,
mọi suy nghĩ, mọi hành động, mọi cảm xúc của loài người.
Mác
muốn xóa bỏ “tư hữu”, tức là muốn đánh vào cái bản năng gốc quan trọng của con
người.
Khổng
tử cũng mắc sai lầm tương tự khi muốn dùng “lễ nhạc” để trị thiên hạ trong khi
thiên hạ đang đói rách, đang tranh dành miếng ăn mà chém giết nhau cuồng loạn
trong thời Xuân Thu. Đó là thời đại mà giới cầm quyền các nước toàn là bọn hôn
quân vô đạo, con giết cha, vợ giết chồng, cha con loạn dâm, cái bản năng “tính
dục” và bản năng “giành ăn” hoành hành dữ dội chưa từng thấy.
Nếu
như Mác muốn tiêu diệt lòng hám lợi của nhân loại thì Khổng Tử muốn dùng lễ
nhạc để “bình thiên hạ”, ngăn chặn chiến tranh, đó là vì ông chưa được nghe câu
nói của họ Mao : “Chiến tranh là trường cửu, hòa bình chỉ là tạm thời.”
Và
ông cũng không nhìn thấy được sức mạnh ghê gớm của cái “tính dục” nên mới có
chuyện đang lúc Khổng Tử và vua quan nước Lỗ cúng tế, thực hành Lễ Nhạc thì vua
Lỗ lẻn về cung để du hí với mấy nàng kỹ nữ mà nước Tề vừa đem tặng, khiến Khổng
Tử thất vọng ê chề, phải bỏ nước Lỗ mà đi.
Cả
Mác lẫn Khổng đều thất bại vì có tham vọng điên rồ là xóa bỏ những bản năng gốc
của con người.
Không
ai có thể xóa bỏ được chúng vì chúng do ông trời tạo ra, chúng là bản chất, là
máu thịt, là lẽ sống của nhân loại.
Bản
chất của con người cũng giống như dòng sông: chúng ta không thể xóa bỏ một dòng
sông được mà chỉ có thể uốn nắn dòng chảy của nó để nó biến thành nguồn nước
tưới ruộng đồng, biến thành nguồn điện năng phục vụ đời sống. Nếu chúng ta tìm
cách san lấp nó, nó sẽ chảy sang hướng khác, biến thành lũ lụt hủy diệt môi
trường, hủy diệt con người.
Đáng
buồn là cả Mác lẫn Khổng đều không biết điều đó.
Khổng
Tử là một thiên tài nhưng ông không hiểu được một câu nói rất bình dân, rất đơn
giản là: “phú quý sinh lễ nghĩa” chứ không phải lễ nghĩa sinh phú quý. Muốn có
lễ nghĩa chỉ cần làm cho dân giàu. Nếu để dân nghèo thì “bần cùng sinh đạo
tặc.”
Mác
cũng là một thiên tài nhưng ông ta cũng không hiểu được một câu châm ngôn rất
mộc mạc của chị tiểu thương ngoài chợ: “đồng tiền đi liền khúc ruột”. Câu nói
ấy phải được hiểu: “tư hữu là mạng sống của con người.” Vậy muốn cho con người
sống cho ra sống thì phải giúp họ tạo ra nhiều “tư hữu” chứ không phải tìm cách
tiêu diệt “tư hữu”.
Lịch
sử Việt Nam đã chứng minh là khi tiêu diệt tư hữu của nhân dân thì người ta lại
tập trung tư hữu vào một nhóm người cầm quyền.
Cả
hai nhà tư tưởng lớn của nhân loại sở dĩ đều thất bại ê chề vì đã không hiểu gì
về cái “bản năng gốc” của nhân loại.
Có
thể có người bỉu môi cho rằng “lòng ích kỷ” và “tính dục” không phải là bản
chất của con người mà chỉ là “thú tính” cho nên cần phải ngăn chặn nó.
Xin
thưa, đó không phải là thú tính. Đó là bản chất của muôn loài, bao gồm cả con
người. Nhưng vì con người có trí tuệ vượt trội các động vật khác nên biết cách
“thăng hoa” (sublimer) những bản chất ấy.
Nếu
chúng ta đi sâu vào những lý giải của La Rochefoucauld thì lòng ích kỷ cũng
chính là cội nguồn của “tình mẫu tử” của “từ thiện” của “lòng bác ái”. Và cái
tính dục của Freud cũng bỗng chốc mang vẻ đẹp huyền ảo của tình yêu. Đó là điều
mà Freud gọi là sublimation.
Chính
vì không hiểu “sức mạnh không gì ngăn cản nổi” của hai thứ bản năng gốc ấy nên
cả Khổng lẫn Mác đều đã gây ra những hậu quả bi thảm:
Khổng
Tử muốn xây dựng một nhân loại thái bình sung túc trong đó vua tôi và thần dân
đều lấy lễ mà sống với nhau chứ không dùng đến chiến tranh chém giết lẫn nhau
nhưng trên thực tế thì các chính quyền phong kiến lại dựa vào những ý niệm về
trung quân ái quốc, về tam cương ngũ thường để gây chiến tranh khắp nơi, chém
giết lẫn nhau, triều đình thì vô đạo, loạn dâm, hoàn toàn đi ngược lại với chủ
trương “Lễ Nhạc” của Khổng Tử.
Khổng
Tử từng bị các đại thần nhà Chu đuổi đi, ông sang Tề cũng bị Án Anh tìm cách từ
chối, ông trở về nước Lỗ tiếp tục dạy học. Ở Lỗ ông từng làm quan phụ trách
việc xây dựng gọi là Tư Không. Sau đó vua Lỗ ham mê tửu sắc không lo việc nước,
Khổng Tử can ngăn không được liền cùng các học trò bỏ đi, hy vọng tìm được cơ
hội thực hiện chủ trương chính trị của mình. Tuy nhiên đó là thời đại chiến
tranh liên miên nên chuyện lễ nhạc của Khổng Tử không ai để ý tới.
Một
lần ông và các học trò bị quân nước Trần vây khốn phải nhịn đói mấy ngày, sau
nhờ quân nước Sở đến giải vây, tưởng được trọng dụng nào hay vua Sở chết đột
ngột, triều thần nước Sở lại đuổi Khổng Tử đi.
Mác
cũng vậy: ông muốn xóa bỏ áp bức bất công, muốn tạo dựng một thế giới đại đồng
không có nạn người bóc lột người nhưng thực tế học thuyết của ông lại đẻ ra
những chính quyền áp bức, tham nhũng tràn lan bất kể nhân cách… như trường hợp
chính quyền Stalin, Bắc Triều Tiên, Mao Trạch Đông, Pol Pot… Cả hai học thuyết
đều đẻ ra những nhà nước đi ngược lại ý muốn của người khai sinh ra nó.
Cả
hai học thuyết đều rất đồ sộ nhưng chỉ là những tòa lâu đài không có nền móng.
Hơn
2500 năm trước Khổng Tử đã chết trong buồn khổ.
Lúc
lâm chung, ông đã nói với các đệ tử:
–
Suốt đời ta mơ một thế giới đại đồng, mơ về một xã hội trong đó mọi người
thương yêu nhau, không dối trá, không trộm cắp, ra đường thấy của rơi không
nhặt, tối ngủ không cần đóng cửa…”
Hơn
2500 năm sau Mác cũng từng có những giấc mơ như vậy. Và nếu còn sống đến ngày
nay chắc ông cũng sẽ ê chề vì cái di sản kinh hoàng mà mình đã để lại.
KẾT
LUẬN: Bản
chất của con người là “tư lợi” và “ái dục”. Đó là hai dòng cuồng lưu rất dũng
mãnh. Xây dựng xã hội con người không phải là san lấp hai dòng cuồng lưu ấy mà
là biết cách sử dụng nó. Kẻ nào đi ngược lại điều ấy sẽ chỉ gây ra những tàn
phá khủng khiếp mà thôi.
Nguồn: https://badamxoevietnam2.wordpress.com/2015/07/15/hai-ac-quy-cua-nhan-loai/
Bản chất của con người là “tư lợi” và “ái dục”
ReplyDelete