Đường hoá
học lợi hay hại cho sức khoẻ?-BBC
Claudia Hammond
Ngành
công nghiệp thực phẩm dùng nhiều loại chất tạo ngọt thay thế cho đường trong đồ
dành cho người ăn kiêng. Những chất này có an toàn không? Claudia Hammond tìm
hiểu.
Nhiều
người chọn mua loại thức uống, đồ ăn dành cho người kiêng khem (diet) nhằm giảm
bớt lượng đường vào người.
Người
tiêu dùng nhận thức được ngày càng rõ hơn về an toàn sức khoẻ. Thế nhưng các
loại chất tạo ngọt, còn được gọi là đường hoá học, hay đường nhân tạo, có hại
cho sức khoẻ con người hay không?
‘Không gây ung thư’
Aspartame
có lẽ là loại đường hoá học được biết đến nhiều nhất và là thứ bị báo chí nói
về tác hại nhiều nhất.
Nó
là một thứ thay thế đường, là một loại acid béo được tạo ra từ acid aspartic và
phenylalanine.
Aspartame hầu như không gây
ra tác hại gì là bởi aspartame hầu như không trực tiếp hấp thụ vào hệ tuần hoàn
mà nhanh chóng được phân tách thành những sản phẩm phụ.
Hồi
năm 1996, một tờ báo có nêu ý kiến về nguy cơ gia tăng mắc bệnh u não có thể
liên quan đến việc lạm dụng aspartame.
Nỗi
sợ cứ kéo dài và người ta còn nói tới cả các loại ung thư khác nữa. Nỗi lo
khiến Viện Ung Bướu Quốc Gia Hoa Kỳ tiến hành nghiên cứu diện rộng với sự tham
gia của nửa triệu người, và kết quả được công bố vào năm 2006.
Nghiên
cứu cho thấy những người dùng aspartame không có nguy cơ cao hơn trong việc mắc
các bệnh ung thư não, bệnh bạch cầu hoặc u bạch huyết.
Tương
tự, Cục An Toàn Thực Phẩm Châu Âu cũng tiến hành phân tích toàn diện nhất những
bằng chứng có được cho đến nay và kết luận rằng nếu dùng trong mức khuyến nghị
(40mg cho 1 kg trọng lượng cơ thể), thì chất này an toàn, ngay cả đối với trẻ
em và phụ nữ có thai.
Lý
do aspartame hầu như không gây ra tác hại gì là bởi aspartame hầu như không
trực tiếp hấp thụ vào hệ tuần hoàn mà nhanh chóng được phân tách thành những
sản phẩm phụ.
Chỉ
có một ngoại lệ. Những người bị rối loạn gen (hiếm gặp), gọi là bệnh
phenylketonuria hoặc PKU, không thể hấp thụ phenylalanine, một trong những sản
phẩm phụ của aspartame, và với họ việc sử dụng aspartame sẽ không an toàn.
Đó
là lý do vì sao các thực phẩm có dùng chất tạo vị ngọt đều được dán nhãn rõ
ràng với lời cảnh báo có thành phần phenylalanine.
‘Tốt cho răng’
Có
một số loại đường hoá học gây tác dụng phụ. Nếu bạn từng ăn quá nhiều bạc hà
không đường có chứa xylitol thì có thể bạn đã cảm nhận được điều này.
Xylitol
là một loại carbohydrate làm từ cây bạch dương và các cây gỗ cứng khác. Lượng
calorie của nó ít hơn đường 30% và nó để lại một dư vị, và nếu bạn dùng nhiều
quá nó có thể giữ nước và gây tiêu chảy.
Nhưng
có bằng chứng làm phấn khích các nha sỹ là chất này có thể giúp phòng ngừa sâu
răng. Kẹo cao su hoặc gọi là bạc hà ngọt có xylitol có biểu hiện làm giảm độ
acid đóng cao răng.
Chất
ngọt mới nhất trong loại này được chiết xuất từ cây stevia, tuy nhiên nó không
thực sự là phát hiện mới.
Ở
Paraguay và Brazil, cây stevia vẫn được dùng làm thuốc từ hàng trăm năm nay. Nó
không có calorie và ngọt hơn đường 300 lần. Ở Nhật Bản, nó là thứ chất ngọt
được bán hơn 40 năm nay.
Là
cây sinh ra ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Nam Mỹ và Mỹ Latin, hợp chất
ngọt được gọi là steviol glycosides được chiết xuất từ lá của cây này bằng cách
dùng chân đạp lá trong nước.
Hợp
chất này vào cơ thể ta mà không bị hấp thụ. Stevia được cho phép sử dụng làm
phụ gia thực phẩm ở Mỹ năm 2008 và ở Châu Âu năm 2011.
Nhưng
steviol glysocides có an toàn không?
Cục
An Toàn Thực Phẩm Châu Âu cho là có, sau khi họ tiến hành phân tích tất cả
những bằng chứng thu được từ các thử nghiệm trên con người và động vật trong
năm 2010.
Cơ
quan này kết luận là những hợp chất này không gây ung thư, không độc hại, an
toàn cho trẻ em và phụ nữ có thai.
Giúp chống béo phì?
Người
ta đã rất hy vọng là đường hoá học sẽ giúp con người thỏa cơn hảo ngọt mà không
bị tăng cân hay mắc chứng tiểu đường.
Tuy
nhiên, các chất có vị ngọt thay thế cho đường đã tồn tại được một thời gian
nhưng cho đến nay dường như chúng không giúp ngăn được nạn béo phì.
Các
nhà khoa học vẫn còn chưa biết liệu có hậu quả gì hay không khi mà não bộ ghi
nhận được việc ta ăn chất có vị ngọt, nhưng cơ thể lại không nhận được tác dụng
muốn có. Họ quan ngại rằng rất có thể đường hoá học đã đánh lừa được cơ thể
khiến ta tiết ra quá nhiều insuline, là chất khiến tăng cân.
Hiện
chưa thể khẳng định là điều này có xẩy ra hay không. Nhưng theo Cục An Toàn
Thực Phẩm Châu Âu thì không đủ bằng chứng để nói stevia giúp đạt được hoặc duy
trì trọng lượng lành mạnh cho cơ thể.
Giúp chống bệnh tiểu đường?
Chất
có vị ngọt có vẻ như không đáng để bị tiếng xấu.
Tuy
nhiên, năm nay một số nghiên cứu mới từ Israel được công bố cho thấy các chất
đường nhân tạo aspartame, saccharin và sucralose không những không giúp ta
phòng chống tiểu đường Loại 2 mà có thể làm bệnh tăng hơn.
Trong
một nghiên cứu, các con chuột khỏe mạnh được cho uống nước có pha một trong ba
chất ngọt hoá học nói trên.
Khi
đo mức glucose trong máu chuột, các nhà nghiên cứu thấy những con chuột uống
nước pha đường hoá học thì có biểu hiện không dung nạp glucose, là tình trạng
đi kèm với bệnh tiểu đường Loại 2, trong khi đó các con chuột uống nước không
có đường hoặc nước pha đường thường thì không bị.
Có vẻ như vẫn còn quá sớm để
chúng ta có được sản phẩm hoàn toàn thay thế cho đồ uống có đường
Lý
do là ở những vi khuẩn trong ruột; nếu chuột tiêu thụ chất tạo vị ngọt thì vi
khuẩn đường ruột của chúng bị thay đổi.
Những
kết quả đối với chuột không thể lúc nào cũng quy chiếu sang con người, và chế
độ ăn thông thường của một con chuột tất nhiên cũng rất khác với chế độ ăn của
người.
Ở
bước thứ hai, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm ở người, bằng cách cho
các đối tượng tham gia dùng saccharin ở mức cao nhất cho phép, tương đương với
40 lon nước ngọt dạng kiêng khem (diet).
Trong
vòng năm ngày, hơn nửa các đối tượng ít nhiều có biểu hiện không dung nạp
glucose. Điều đáng chú ý là những người này có vi khuẩn đường ruột khác biệt.
Sau
đó, trong bước tiếp theo, các nhà nghiên cứu tiến hành cấy ghép phân của người
sang chuột.
Kết
quả là những con chuột được cấy phân từ người không dung nạp glucose cũng trở
nên không dung nạp chất này, cho thấy vi khuẩn đường ruột là yếu tố chính.
Tuy
nhiên, trước khi chúng ta khẳng định rằng chất có vị ngọt rốt cuộc là có hại,
thì đây chỉ là một nghiên cứu đơn lẻ thực hiện chủ yếu với chuột, với vẻn vẹn
chỉ có bẩy người tham gia thử nghiệm.
Ngay
cả các tác giả cũng thừa nhận là cần phải tìm hiểu thêm. Nghiên cứu này không
nói được gì về tác động lâu dài của chất có vị ngọt đối với con người.
Năm
2013, một nghiên cứu quy mô lớn với 300.000 người từ tám nước Châu Âu cho thấy
không có sự liên kết gì giữa việc mắc bệnh tiểu đường Loại 2 với việc ăn hoặc
uống chất ngọt nhân tạo.
Có
một bài học từ tất cả những nghiên cứu trên. Đó là không có một loại “chất có
vị ngọt” nào là tốt hoặc là xấu cả. Từng loại thứ đều rất khác nhau và cần được
nghiên cứu và xem xét tách biệt.
Khi
xem xét tất cả những bằng chứng này, thì có vẻ như vẫn còn quá sớm để chúng ta
có được sản phẩm hoàn toàn thay thế cho đồ uống có đường.
Nội
dung bài viết chỉ nhằm cung cấp thông tin chung chung, không thay thế cho cho các
tư vấn về chăm sóc sức khỏe từ bác sỹ hay các chuyên gia y tế. BBC không chịu
trách nhiệm về các triệu chứng mà độc giả gặp phải do làm theo các thông
tin nêu trong bài, cũng không ủng hộ cho các sản phẩm hay dịch vụ nào được
nêu, được tư vấn trên các trang mạng. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ nếu bạn thấy lo
ngại về sức khỏe cá nhân.
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture_social/2015/03/150301_are_sweeteners_really_bad_for_us_vert_fut
No comments:
Post a Comment