Ông Võ Văn Thưởng có học… Triết?
22/09/2020
·
Trân Văn
Ông Võ Văn Thưởng, Ủy
viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Bí thư kiêm Trưởng Ban Tuyên giáo của Ban
Chấp hành Trung ương đảng CSVN, lại khuấy động dư luận khi ông chỉ đạo phải làm
sao để Việt Nam có những… “triết gia tầm cỡ khu vực và thế giới” (1)!
Ông Thưởng đưa ra chỉ
đạo vừa kể tại Đại hội thành lập Hội Triết học Việt Nam, diễn ra
hôm 20 tháng 9 vừa với tư cách Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Bí thư kiêm
Trưởng Ban Tuyên giáo, vừa với tư cách… một người học Triết!
Theo Wikipedia thì ông
Thưởng có… học Triết ở Đại học Tổng hợp TP.HCM và nhận văn bằng Cử nhân chuyên
ngành Triết học Mác – Lê nin năm 1992, sau đó nhận thêm văn bằng Thạc sĩ về
Triết năm 1999 cũng tại trường đại học này. Tuy nhiên đọc kỹ các bài tường
thuật về chỉ đạo của ông Thưởng tại Đại hội thành lập Hội Triết học
Việt Nam trên hệ thống chính thống, người ta sẽ cảm thấy hoang mang vì
dường như ông chưa từng học… Triết như thiên hạ trước nay vẫn học!
***
Tuy khó có thể tìm
được định nghĩa chung về Triết học được mọi người tán thành nhưng có lẽ nhiều
người sẽ đồng tình, Triết học là lĩnh vực khoa học liên quan đến tư tưởng –
lĩnh vực hết sức trừu tượng nên không dễ tiếp nhận, cảm thụ.
Học Triết là học cả về
lịch sử tư tưởng loài người, lẫn phương pháp tư duy, cách thức lý giải suy tư
về vạn vật và tương quan giữa thế giới, con người, xã hội,… Ở mức độ cao hơn,
những người nghiên cứu Triết học đối chiếu, so sánh, khái quát để hỗ trợ thiên
hạ ứng dụng Triết học vào suy nghĩ, phân tích, trình bày (viết, nói,…) sao cho
chặt chẽ, rõ ràng, khúc chiết,… Cao hơn nữa là Triết gia, những người có thể
đưa ra những suy nghĩ mới, cách lý giải mới về vạn vật…
Lịch sử Triết học là
lịch sử của vô số tư tưởng, cách lý giải mới về vạn vật ở nhiều khía cạnh khác
nhau, tại nhiều thời điểm có bối cảnh khác nhau trong lịch sử nhân loại và một
trong những đặc điểm chính của Triết học là thuyết phục, không áp đặt.
Ông Thưởng học… Triết
nhưng từ suy nghĩ đến diễn đạt chỉ bày ra một mớ bùng nhùng làm người ta thấy
tội nghiệp cho… trường Đại học Tổng hợp TP.HCM. Đào tạo thế nào để một Thạc sĩ
Triết, vừa thú nhận… Ngoài Triết học Mác - Lênin, những học thuyết khác ít
được nghiên cứu sâu, thậm chí ít được biết đến. Việc giảng dạy và
nghiên cứu triết học chưa đạt chất lượng cao, chưa có ai đạt đến trình độ
chuyên gia, sự gắn kết giữa triết học với chính trị và với thực tiễn vẫn còn
nhiều vấn đề cần phải giải quyết…
vừa khoe không thấy
ngượng rằng thì là… Triết học Mác – Lê nin đã cung cấp cơ sở lý luận
làm thay đổi phương thức phát triển đất nước, từ chỗ cứng nhắc, chủ quan, giáo
điều sang phương thức mềm dẻo hơn, thực tế hơn, năng động hơn, sáng tạo hơn. Tư
duy này đã định hướng đưa nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội, ra
khỏi tình trạng một nước nghèo và từng bước vững chắc đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng (?).
Nếu thật sự là như thế
thì lập thêm Hội Triết học với nhiệm vụ làm sáng tỏ vai trò của triết
học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, làm nền tảng tư tưởng của
‘đảng ta’, làm ngọn cờ tư tưởng và là hạt nhân lý luận của thế giới quan,
phương pháp luận cho mọi hoạt động lý luận và thực tiễn nhằm định
hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của dân tộc, kể cả thực
tiễn lao động xây dựng đất nước, xây dựng phát triển văn hóa, con người... hoặc
là… thừa, hoặc là ông Thưởng nói phét một cách vụng về!
Nếu Hội Triết học phải đẩy
mạnh thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm triết học sai
trái, thù địch, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, đất nước thì còn
chỗ nào để các thành viên này đẩy mạnh nghiên cứu tinh hoa triết học
thế giới, nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam nhằm cung cấp cơ sở lý luận
triết học cho đường lối, chính sách của đảng và nhà nước? Cứ đẩy thật… mạnh theo
chỉ đạo trái khoáy, ý trước thóa mạ ý sau như vậy thì làm sao… lòi ra… “triết
gia tầm cỡ khu vực và thế giới”?
***
Không phải tự nhiên mà
nhiều người xem Triết học là một lĩnh vực… sang trọng. Tiếng là Thạc sĩ Triết
nhưng tư duy và diễn đạt của ông Thưởng không có khí độ, phong thái của một
người học Triết! Dân gian gọi kiểu tư duy và diễn đạt ấy là… “Trạng”. Thôi thì
còn sống thì nên hi vọng. Không thể hy vọng vào… “Trạng” Thưởng thì gửi chút hi
vọng còn le lói vào Hội Triết học, mong rằng hội này không trở thành Hội… Trạng
học. Chỉ một Hội đồng Lý luận của BCH TƯ đảng, xứ này đã đủ mạt rồi!
Chú thích
No comments:
Post a Comment