Chiến Thuật Du Kích Biển của Tàu Cộng
Tàu Cộng Tài Trợ Và Huấn Luyện
Quân Sự Cho Ngư Dân Để Xâm Lăng Biển
Đảo.
Bùi Phạm Thành
Phiên dịch
Tàu cộng dùng một lực lượng lớn ngư dân trang bị vũ trang, được huấn luyện quân sự như những mũi tên tẩm thuốc độc trên mặt nước Biển Đông để tràn ngập và xâm chiếm vùng biển đặc quyền kinh tế của những quốc gia trong khu vực như Philippines, Việt Nam và Indonesia.
Nhiệm vụ của đám ngư dân vũ trang này là mở
rộng phạm vi hoạt động trên mặt biển, để sau đó Tàu cộng sẽ tuyên bố là có chủ
quyền. Đây là cuộc xâm lăng trong "vùng xám (không phân định chủ quyền rõ
ràng)", một cuộc xâm lăng không cần nổ súng.
Lực lượng dân quân đánh cá này tạo ra hai vấn
đề khó khăn cho Úc:
1.
Các chiến thuật gây
hấn của đám dân quân đánh cá này với các quốc gia như Philippines hoặc Nhật Bản
có nguy cơ kéo nước Úc vào một cuộc xung đột rộng lớn hơn.
2.
Chính phủ phải làm sao
để đối phó với hàng trăm lính đánh thuê đang tràn về vùng biển của Úc? Đây là
chiến tranh du kích trên biển cả với một quy mô rộng lớn.
Những tên lính đánh thuê được nhà nước Tàu
cộng bảo trợ này là một phần của Lực lượng dân quân hàng hải của Lực lượng vũ
trang nhân dân (People’s Armed Forces Maritime Militia). Có trụ sở tại đảo Hải
Nam của Tàu cộng, đội tàu đánh cá được chính phủ trợ cấp vũ khí và nhiên liệu.
Các "ngư dân" cũng được huấn luyện bởi Hải quân Quân đội Giải phóng
Nhân dân.
Như trang báo điện tử The Economist đã đăng
vào tháng 3 năm 2017, chúng là một phần trong sức mạnh được chuẩn bị cho tương
lai của Tàu cộng. Chúng được điều động để chiếm cứ lãnh thổ và nhắm vào bất kỳ
ai thách thức lời tuyên bố chủ quyền của Tàu cộng đối với toàn bộ Biển Đông.
Hai tuần trước, hơn 100 tàu đánh cá đã quấy rối quần đảo Senkakus do Nhật Bản
kiểm soát. Bốn năm trước, 230 tàu đánh cá cũng đã tràn vào các hòn đảo này.
Khu vực của nước Úc không phải là khu vực duy
nhất bị xâm lăng và thử nghiệm (thử tràn vào xem phản ứng ra sao). Tháng trước,
khoảng 340 tàu đánh cá Tàu cộng đã tràn vào vùng biển Ecuador. Vào năm 2017,
một tàu đánh cá Tàu cộng đã bị bắt trong khu bảo tồn biển Galapagos (Galapagos
Marine Reserve) cùng với 300 tấn động vật biển hoang dã. Năm ngoái, lực lượng
tuần duyên Argentina đã nổ súng vào một tàu đánh cá của Tàu cộng đang đánh bắt
trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Úc vẫn chưa được bị Tàu cộng thử nghiệm. Tuy
nhiên, việc đuổi các thuyền buôn lậu người bất hợp pháp là một chuyện, đối đầu
với một đội dân quân được Đảng Cộng sản Tàu kiểm soát, huấn luyện và vũ trang
đầy đủ lại là một việc hoàn toàn khác.
Trong một bài báo năm 2017, Đô đốc Hải quân Mỹ
đã nghỉ hưu, James Stavridis, cho biết chính phủ Tàu cộng đang quân sự hóa trực
tiếp hành vi trộm cắp tài nguyên đại dương trên toàn thế giới. Cựu bộ trưởng
ngư nghiệp Indonesia Susi Pudjiastuti đã mô tả hành động của Tàu cộng là “tổ chức tội phạm xuyên quốc gia”.
Vũ khí quân sự thông thường (Conventional
military hardware) sẽ vẫn là nền tảng bảo vệ an ninh quốc gia của Úc. Việc tăng
cường hệ thống phòng thủ trị giá 270 tỷ đô la của chính phủ Morrison trong 10
năm đã cho thấy mức độ quan tâm nghiêm trọng của nước Úc đối với các mối đe dọa
trong tương lai.
Tuy nhiên, với hàng trăm chiếc thuyền nhỏ,
được trang bị tận răng, hoạt động lẻ tẻ trên vùng biển phía Bắc của nước Úc sẽ
khó bị hải quân Úc chận đánh, nhưng nếu bị đánh thì cũng chẳng gây tổn hại cho
chúng là bao nhiêu. Đám dân quân đánh cá này của Tàu cộng cũng có thể được dùng
để xâm chiếm và giữ đất ở các vị trí chiến lược xung quanh đảo Papua New
Guinea, Solomons và các hòn đảo ở xa xung quanh đó. Và tất nhiên, nếu hải quân
Úc muốn đẩy lui chúng thì Tàu cộng sẽ nói rằng đó chỉ là những đoàn tàu đánh cá
mà thôi.
Năm ngoái, một tàu của Tàu cộng đã đâm chìm
một tàu đánh cá của Philippines, đồng thời nhận chìm mối quan hệ đang nảy nở
giữa Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và họ Tập của Tàu cộng.
Tuần trước, Ngoại trưởng Philippines Teodoro
Locsin Jr cho biết nếu Tàu cộng tấn công một trong các tàu hải quân của họ, Philippines
sẽ kêu gọi sự trợ giúp của Mỹ, cũng như khởi động Hiệp ước Phòng thủ chung
(Mutual Defense Treaty) đã có từ 69 năm qua của đôi bên.
Trong lịch sử, quan hệ của Úc và Philippines
đã được củng cố mạnh mẽ kể từ Thế chiến thứ hai. Cả hai đã cùng nhau chiến đấu
trong Chiến tranh Triều Tiên. Năm 1995, Ủy ban Hợp tác Liên hiệp Phòng thủ
(Joint Defense Co-operation Committee) được ký kết để thành lập và vào năm
2012, Thỏa thuận về Tình trạng Thăm viếng Của Các Lực lượng Quân sự (Status of
Visiting Forces Agreement) đã được ký kết. Úc đã hỗ trợ Lực lượng Vũ trang
Philippines để vô hiệu hóa các phần tử nổi dậy của Nhà nước Hồi giáo ở Marawi
trên đảo Mindano, miền nam Philippines.
Vào năm 2017, các cuộc đàm phán đầu tiên về
Chiến lược Hải quân của hai quốc gia (Navy-to-Navy Strategy) đã bắt đầu, sau
quan hệ Đối tác Toàn diện năm 2015 (Comprehensive Partnership). Kết quả của tất
cả những điều này là Úc sẽ khó có thể từ chối việc giúp đỡ Philippines, nhất là
khi có sự tham gia của Hoa Kỳ.
Cướp bóc tài nguyên của các nền kinh tế khác
và tràn vào lãnh hải là những hành động gây hấn được ngụy trang dưới dạng các
hoạt động dân sự, và là một giải pháp ít tốn kém hơn là xung đột thông thường
đối với các đối thủ hiện đang là đồng minh của Mỹ, như Úc. Tương lai của
cuộc xung đột, cũng vẫn như những gì mà chúng ta đã biết, là sẽ dựa trên sự suy
nghĩ, trí tưởng tượng, về chiến thuật, kỹ thuật của chiến tranh. Việc Tàu cộng
sử dụng dân quân đánh cá làm lính đánh thuê là một chiến thuật rất hữu hiệu,
của trí tưởng tượng, mà Tàu cộng đã nghĩ ra.
Cuộc xâm lăng của Tàu cộng dựa trên tất cả các
mặt trận: Giáo dục, Truyền thông, Cơ sở Hạ tầng Quan trọng, Nông nghiệp, Ngư
nghiệp, Dữ liệu, Tài nguyên, Sở hữu trí tuệ, và bây giờ là virus. Đối với Tàu
cộng thì không có sự phân biệt giữa dân sự và quân sự. Và không phải ném một
viên đá, chứ nói chi đến những vũ khí quân sự trị giá hàng triệu đô la.
Chuyên gia an ninh người Anh, Edward Lucas,
nhận xét quan điểm chủ yếu về chiến tranh ở phương Tây là nó “chỉ xảy ra khi các lực lượng chính quy hoặc không chính thức (dân
quân) giao chiến với nhau bằng cách sử dụng động lực (sức mạnh - kinetic
force)”. Với những chiến thuật mới của Tàu cộng đang áp dụng, thật
khó tin là chúng ta, thế giới tự do, vẫn đang ngu ngơ, lẩn quẩn trong khái niệm
cổ điển đó.
Kẻ du côn bắt nạt người thường che giấu sự bất
an cá nhân nào đó (personal insecurity). Việc bắt nạt hiếm khi tiếp tục khi
phải đối mặt với một đối thủ can đảm hoặc có nhiều đồng minh. Dường như đối đầu
với Tàu cộng, dù ở ngoài khơi hay nơi nào khác, đều cần cả hai điều kiện, can
đảm và nhiều đồng minh. Trong lúc này, nếu Úc xem thường các đội dân quân đánh
cá được bảo trở bởi Tàu cộng thì sẽ có nguy hiểm về an ninh của quốc gia và của
các quốc gia đối tác trong khu vực.
Bùi Phạm Thành
Phiên dịch
No comments:
Post a Comment