Wednesday, August 21, 2019

Chuyện “Đỉnh Cao” ở “Thiên Đường XHCN!”


Chuyện “Đỉnh Cao” ở “Thiên Đường XHCN!”

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2019
Nhà máy nước tiền tỷ cho ra… một xô nước sạch - San Hà (tổng hợp)

Công trình nước sạch phục vụ người dân bản Tà Dê và Lũng Xá bỏ hoang từ năm 2013 đến nay Công trình nước sạch ở bản Lũng Xá và Tà Dê, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ (Sơn La) làm hơn 4 tỷ đồng. Từ khi dự án đi vào hoạt động cũng là lúc người dân địa phương phải sống trong tình cảnh “khát” nước sạch, bởi nhà máy chỉ cho ra được một xô nước rồi… “đắp chiếu” luôn. Năm 2009, tỉnh Sơn La xây dựng công trình nước sạch tại hai bản Lũng Xá và Tà Dê, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ với tổng số tiền hơn 4 tỷ đồng. Công trình chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 khu vực trạm bơm; giai đoạn 2 xây thêm 2 bể chứa 500m3. Công trình khi mới được làm, người dân rất vui mừng vì sẽ được dùng nước sạch. Nhưng niềm hy vọng này đã vụt tắt sau thời gian ngắn khi dự án tiền tỷ này đi vào hoạt động. Trưởng bản Tà Dê, ông Sồng A Tồng nói: “Giá công trình đừng xây dựng thì bà con dân bản còn có nước để dùng (?)”.


Đó là vì trước kia hai bản Tà Dê và Lúng Xá dùng nước tự nhiên để sinh hoạt, chưa bao giờ lo thiếu nước. Từ khi nhà máy nước sạch xây dựng, công trình này chặn mất nguồn nước tự nhiên khiến nước bị khan hiếm. Cuộc sống của người dân trong bản bị đảo lộn. Theo ông Giàng A Cở, Phó Chủ tịch UBND xã Lóng Luông: “Năm 2013 công trình nước sạch hoàn thành nhưng được một thời gian thì bị nứt nẻ. Công ty xây dựng cũng đã tìm cách giải quyết nhưng đến giờ thì bỏ hoang do không có nguồn nước vào.

Hơn 6 năm qua, công trình hoàn toàn bị bỏ hoang.

“Chết khát” bên công trình tiền tỷ
Docông trình nước sạch chặn mất nguồn nước nên nhiều năm qua nguồn nước tự nhiên người dân thường dùng bị mất. Vào mùa khô (từ tháng 10 năm này đến tháng 4 năm sau) người dân không đủ nước dùng, phải đi mua nước từ nơi khác về.
“Có lúc khan hiếm quá, dân bản phải đi ra tận quốc lộ 6 mua nước về dùng. Mỗi xe khoảng 4m3 nước có giá lên đến hàng trăm nghìn đồng. Dân phải chịu mua nước sạch giá “cắt cổ” trong khi công trình nước sạch đầu tư tiền tỷ lại không thể dùng được”, ông Giống chán nản nói.
Còn Trưởng bản Tà Dê – ông Sồng A Tổng than thở: “Từ giáp Tết Nguyên đán (mùa khô), người dân phải tích nước, dự trữ để dùng nhưng cũng không được mấy thời gian. Hết nước, bà con phải đi xa khoảng 7km để mua rất khổ sở. Nhiều gia đình hùn nhau khoan giếng dùng chung nhưng khi nước cạn, giếng cũng trơ đáy”.
Có hai bể nước lớn khoảng 500m3 được xây tròn cao chừng 3m bằng bê tông kiên cố. Nước lấy ngoài tự nhiên vào hai bể này từ đây sẽ được dẫn về trạm bơm, nhưng từ lâu hai bể này luôn trong tình trạng khô cạn, xung quanh cỏ cây mọc um tùm, nhếch nhác.

Trạm bơm cách đó chừng 100m để tiếp nhận nước từ hai bể lớn trên về, sau đó bơm công suất lớn sẽ cung cấp đến tận từng gia đình cũng trong tình cảnh tương tự, đang bị “đắp chiếu” bỏ hoang nhiều năm qua. Toàn bộ khu vực trạm bơm phủ đầy cỏ cây, rêu mốc. Những chiếc máy bơm lớn nằm phía sau cánh cửa ổ khóa hoen rỉ bị mạng nhện chăng kín, bên trong chẳng khác gì căn nhà hoang chẳng ai bén mảng vào.
2/3 phụ nữ bị xâm hại không được trợ giúp vì cán bộ… không “thuộc” chính sách
Phụ nữ, trẻ em, tàn tật… là những người yếu ớt, không thể tự bảo vệ được mình nên rất cần tới sự giúp đỡ. Nói cho ngay, nhà nước cũng có những chương trình này nọ giúp đỡ. Thế nhưng trong thực tế, những chương trình này không thực hiện được. Lý do rất đơn giản thuộc về cán bộ.

Hiện nay cả nước có hơn 11 triệu người lớn tuổi (trong đó 7,2 triệu người cao tuổi sống ở khu vực nông thôn) và 6,5 triệu người khuyết tật. Phần lớn trong số này đang phải đối mặt với cuộc sống khó khăn, và không được hưởng phúc lợi từ các chính sách an sinh xã hội, hiện được gọi vắn tắt là “chính sách”.
Một con số khác đáng chú ý, trên 40% người lớn tuổi Việt Nam sau khi nghỉ hưu vẫn phải tiếp tục làm việc. Trong xu hướng già hóa dân số thì đây là vấn đề đáng quan tâm.
Mức trợ cấp xã hội của người lớn tuổi, người khuyết tật hiện nay rất thấp,chỉ bằng 30% chuẩn nghèo ở đô thị và 40% chuẩn nghèo ở nông thôn. Việc trị liệu cho họ, đặc biệt trị liệu về tâm lý, vẫn rất thấp. Họ hầu như không thể tiếp cận tin tức, di chuyển khó khăn. Một trong những điều dễ thấy nhất là ở nơi công cộng, vẫn không có làn đường riêng cho người khuyết tật.

Thực tế số lượng người khuyết tật được hưởng chính sách hiện nay rất ít. Đa số chịu thiệt thòi vì không được hưởng phần phúc lợi mà đang lẽ họ được hưởng
Báo cáo tốt đẹp cả, sao xâm hại trẻ em lại thành vấn nạn?

Thống kê cho thấy 40% phụ nữ và trẻ gái khuyết tật từng bị xâm hại tình dục ít nhất là một lần trong đời nhưng họ không hề được trợ giúp.

Thật ra, những người cần giúp đỡ cũng có được chú ý nhưng chỉ trên… giấy tờ. Tới phần thực hiện thì thua!Sở dĩ có tình trạng đó vì người ta coi người tàn tật, người lớn tuổi, người yếu thế là một gánh nặng. Giúp đỡ chỉ là công việc từ thiện được chăng hay chớ, chứ không phải là trách nhiệm xã hội đối với công dân.
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội than thở: “Vậy nên nhiều chính sách đã có cả rồi nhưng việc thực hiện còn… lơ ngơ. Tôi đi kiểm tra thực tế thì thấy, 2/3 số phụ nữ, trẻ em gái từng bị xâm hại ít nhất một lần trong đời không được trợ giúp, hỏi lý do mới biết, cán bộ phụ trách cũng không biết, không nắm được chính sách.
Tức là kiểm tra, những lỗi này khi được phát giác đều được dễ dãi bỏ qua. Nhớ thì ban bố ân huệ, không thì thôi. Nhắc nhở chút đỉnh lần sau đừng quên chứ còn bao nhiêu thứ quan trọng hơn công việc từ thiện này!
Vậy nên mới có nghịch lý, trong khi hầu hết các nơi đều báo cáo tốt đẹp cả, không phát hiện sai phạm nào hết thì thực tế, chuyện xâm hại trẻ em đã thành vấn nạn báo động. Quốc hội VN cũng vừa phải quyết định giám sát tối cao về vấn đề xâm hại trẻ em, trong đó có trẻ em khuyết tật.


Các giáo viên khi dạy học thường được khuyến khích, đề cao nếu có giáo cụ đi kèm. Vì thế nhiều người cố gắng nghĩ ra các giáo cụ lôi cuốn trong giờ đứng lớp. Đây cũng là một cách “sáng tạo” giáo cụ của giáo viên, chỉ có điều nó vượt quá khả năng phòng cháy của cô. May là bị phỏng mới có… ba trẻ và chưa… cháy trường!
Cô giáo đốt cồn dạy phòng chống cháy nổ, 3 trẻ mầm non bị bỏng
Vụ việc trên xảy ra vào khoảng 15h40 ngày 9/8, tại nhóm mầm non tư thục Tuổi thơ, ở xã Duy Minh, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Nhóm trẻ này có 2 lớp gồm lớp nhỏ tuổi, từ 1 đến 2,5 tuổi, nhóm lớn hơn từ 3 đến 5 tuổi.
Chương trình giáo dục mầm non có giờ dạy kỹ năng sống. Trong đó có bài hướng dẫn trẻ kêu cứu và thoát hiểm khi gặp nguy hiểm. Trường tổ chức dạy bài này cho khoảng 25 trẻ ở cả 2 lớp. Việc các cô giáo đổ cồn vào mâm để châm lửa đốt nhằm tạo tình huống giả định cho giờ học này.

Ngọn cồn đã cháy loang thì bất ngờ lúc này có gió mạnh từ ngoài cửa sổ thổi vào mâm cồn đang cháy, tạt lửa vào ba cháu bé gây phỏng nặng.
Đó là các bé sinh năm từ 2014 đến 2016. Tin từ bệnh viện cho hay 3 cháu bị phỏng rất nặng lên tới 50-60%, sức khỏe xấu.

 Chị Tạ Thị Mai (mẹ bé Anh T.) kể: “Tôi đang làm việc thì cô giáo gọi điện bảo bây giờ về gấp, con gái bị bỏng. Đến trường thấy các cháu nằm la liệt trong phòng tắm chắc các cô đang dội nước lạnh. Tôi cũng không nhận ra con gái mình vì tóc, lông mi cháy rụi, da lột hết. Con gái tôi bị nặng nhất trong ba bé”.
Chị Mai hỏi: “Chúng tôi chỉ đặt ra duy nhất một câu hỏi là, như con gái tôi 3 tuổi, vậy những bé 2-3 tuổi đút cơm ăn còn chẳng xong nữa là học kỹ năng sống. Những thứ đó sao các bé biết được. Tôi cũng như các phụ huynh vẫn chưa hiểu nguyên nhân con bỏng và bỏng như thế nào. Tôi có mở lại camera nhưng nhà trường đã tắt hết camera và không xem được”.

Trong lúc đó, một phụ huynh có con học ở trường này thuật lại: “Tôi nghe một số cháu kể với cha mẹ là cô giáo đổ thêm cồn vào mâm đang có cồn cháy, bị lửa bắt vào chai nên hoảng hốt hất tay, văng cồn từ chai vào người các cháu rồi bị bén lửa, gây bỏng cho 3 cháu. Thấy nói camera tại lớp học cũng ghi được hình ảnh này”.
Nếu các cô không đổ thêm cồn vào thì sẽ không xảy ra sự việc đáng tiếc này


No comments:

Post a Comment